Theo báo cáo kết quả tổng điều tra Dân
số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam hiện chiếm
tỷ lệ 9% dân số và sẽ tăng nhanh tới khoảng16,8% vào năm 2029. Tuổi thọ
khỏe mạnh của người Việt Nam hiện nay là 66 tuổi. Vấn đề già hóa dân số ở
Việt Nam, nhiều chứng bệnh không lây như tim mạch, đái tháo đường...
đang trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế - xã hội. Làm thế nào
để giảm thiểu nguy cơ có hại cho sức khỏe, không ngừng nâng cao chất
lượng sống NCT? Những thách thức về sức khoẻ người cao tuổi Người
cao tuổi và bệnh tật có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Khi tuổi cao,
sức chống đỡ và sự chịu đựng của con người trước các yếu tố và tác nhân
bên ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều. Đó chính là điều kiện
thuận lợi để bệnh tật phát sinh và phát triển. Ở NCT, bệnh thường phát
triển âm thầm khó phát hiện và thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, gây
suy sụp sức khỏe rất nhanh chóng. Cùng với sự phát triển về kinh tế và
mức sống tăng cao, lối sống hiện đại, ngoài những bệnh thường gặp nhất ở
người cao tuổi thì ngày nay những căn bệnh như đái tháo đường, huyết
áp, tim mạch... đang có xu hướng phát triển mạnh.
Một chuyên gia
Lão khoa người Ba Lan đã nhận định, trong số những người trên 65 tuổi,
thì có gần 33% bị suy giảm chức năng, mất khả năng lao động và ở độ tuổi
80 trở lên thì tỷ lệ này là 64%. Ông này cũng kết luận rằng, tỷ lệ mắc
bệnh tăng lên theo tuổi và trong độ tuổi 60 trở lên thì tỷ lệ mắc bệnh
cao gấp 1,7 - 2 lần so với độ tuổi dưới 40.
Về sức khoẻ thể chất có nhiều thay đổi ở NCT-
Theo thời gian, tế bào thần kinh bị hủy diệt dần mà không được thay
thế, lượng máu nuôi dưỡng cho não giảm, sự suy nghĩ bắt đầu chậm chạp,
rối loạn, nhầm lẫn.
- Th ủy tinh thể của mắt trở nên cứng đục, võng
mạc kém nhạy cảm với ánh sáng, thị giác giảm khi nhìn sự vật ở gần hay
trong bóng tối.
- Tai nghe nghễnh ngãng, khó bắt được các âm thanh có tần số cao và tiếng nói bình thường.
-
Ăn uống mất ngon, thức ăn như đắng chát vì tế bào vị giác trên lưỡi
ngày một ít đi, miệng khô vì hiệu năng sản xuất của tuyến nước bọt giảm
tới mức đáng ngại.
- Khứu giác kém, mũi không phân biệt và tiếp nhận được mùi của hóa chất, thực phẩm.
-
Nhịp tim chậm, lưu lượng máu qua tim giảm, cơ tim xơ cứng, dễ bị suy
tim, gây ngất xỉu, khiến ta không cáng đáng được những công việc thường
làm khi còn trẻ.
- Hơi thở ngắn, nhanh, lượng dưỡng khí trong máu
giảm dẫn đến khó thở, dễ thấm mệt khi làm việc chân tay. - Gan teo,
lượng máu lưu thông qua gan giảm, chức năng thanh lọc độc chất kém hữu
hiệu.
- Th ận cũng nhỏ lại. Máu đi qua thận giảm, nước tiểu loãng,
khả năng bài tiết kém, bàng quang co bóp yếu, gây chứng khó tiểu và tiểu
tiện không tự chủ, tuyến tiền liệt xơ hoá, gây bí tiểu, đôi khi phải
thông cho dễ chịu. - Lớp mỡ dưới da teo, tuyến mồ hôi và tuyến nhờn kém
hoạt động, gây da khô, nhăn nheo, dễ bị tổn thương, ít chịu đựng được
nhiệt độ lạnh giá.
- Hệ thống miễn dịch yếu, sự sản xuất kháng thể bị
trì trệ, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, bệnh tật sẽ trầm trọng hơn. - Đời
sống tình dục cũng có nhiều thay đổi, suy giảm tuy nhiên khả năng này
vẫn có thể tồn tại tới tuổi 80, 90.
Sự sa sút trí tuệ Khả
năng thích nghi với hoàn cảnh mới và giải quyết cấp bách các vấn đề,
đều giảm đi với tuổi già. Cũng trong phạm vi tâm thần, nhiều người già
có một số phản ứng tâm lý tiêu cực. Họ thường trầm mặc bi quan, hạ giá
khả năng bản thân, ngại giao lưu, giảm quan hệ qua lại, hay than thân
trách phận hoặc oán trách người khác. Với tuổi này, sức khoẻ con người
phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có những yếu tố ngoài tầm kiểm soát của mỗi
cá nhân như chủng tộc, đặc tính di truyền, giới tính, hoặc nhiều yếu tố
chủ quan có khả năng ảnh hưởng tới trí tuệ. Nhận xét chung là ở người
cao tuổi, các bệnh mạn tính chiếm tỷ lệ cao, đòi hỏi phải quản lý lâu
dài, phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc-bệnh nhân-gia đình-cộng đồng.
Việc phát hiện bệnh tật sớm, kịp thời là có ý nghĩa cho công tác điều
trị cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Th ực tế cũng
cho thấy phần lớn NCT chưa có thói quen đi kiểm tra sức khỏe thường kỳ,
hệ quả là nhiều người không biết mình có bệnh hoặc nếu biết thì cũng
không tuân thủ các biện pháp điều trị và phòng ngừa thích đáng.
Chăm sóc sức khoẻ NCT Tuổi
Vàng là thời gian mà mỗi người đã trải qua sau khi đã đóng góp nhiều
công sức, trí tuệ cho xã hội cũng như cho gia đình con cháu. Tại nhiều
quốc gia, tuổi đó được coi như từ 65 trở lên. Hiểu biết những thay đổi
về thể chất, tâm thần của nhóm người này là rất cần thiết để ứng phó,
thích nghi. Khám sức khoẻ tổng quát hàng năm, kiểm soát toàn bộ sức khoẻ
của NCT. Đây cũng là dịp để thầy thuốc thực hiện một số xét nghiệm về
máu để theo dõi lượng đường, cholesterol, hồng cầu, bạch cầu, thử nghiệm
nước tiểu để đánh giá tình trạng chức năng của thận, bàng quang. Sau
cùng là tư vấn, hướng dẫn phòng bệnh sử dụng thuốc men đúng lời chỉ dẫn,
có chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập đều đặn, ngủ nghỉ đầy đủ để gìn
giữ tuổi vàng.
Tích cực trong việc phòng chống lão hoá Đã
sống tới tuổi 65, thì sẽ có nhiều triển vọng là tuổi thọ sẽ đạt tới 80-
90. Giai đoạn tuổi già có thể là khoảng thời gian lâu hơn tuổi trung
niên hay thiếu niên. Để an hưởng tuổi vàng, ta cần có một thái độ ứng xử
tích cực, luôn đảm bảo một cuộc sống vui, khoẻ, sống có ích.
-
Hãy trở thành cần thiết cho mọi người. Sằn sàng làm những việc lớn , nhỏ
cho thân nhân. Làm cho người khác cảm thấy hạnh phúc là họ được chăm
sóc, ưu ái.
- Giữ phần chủ động cuộc đời mình, luôn tỏ ra mình còn hữu dụng, còn khả năng, không cần phụ thuộc vào ai.
- Tiếp tục học hỏi.
-
Đừng để mình bị cô đơn, lẻ loi. Trong sinh hoạt hàng ngày, hãy cố gắng
gần gũi với mọi người, kiềm chế phẫn nộ, gạt bỏ tâm tư xấu, ngăn ngừa
căng thẳng thần kinh, tránh tranh chấp mà nên nhượng bộ, tập luyện thể
dục điều độ.
Ăn uống Chế độ ăn uống với thực phẩm
dinh dưỡng là mối quan tâm lớn của con người. Không có một công thức nấu
ăn nào hoàn hảo cho tuổi thọ trường sinh. Nhưng những lời khuyên thực
tế sẽ là: thực phẩm phải đa dạng, phẩm chất dinh dưỡng cao và cân bằng.
Biết lựa thức ăn thích hợp, chia lượng thực phẩm trong ngày thành nhiều
bữa nhỏ.
- Tránh thực phẩm có nhiều chất mỡ, nhất là mỡ động vật,
mỡ bão hòa làm tăng cholesterol trong máu. Mỡ thực vật, không bão hòa,
làm giảm cholesterol. Nên thay thịt bằng cá, rau, trái cây, uống sữa có
ít chất béo.
- Ăn thực phẩm có nhiều chất carbohydrates như rau,
trái cây, hạt ngũ cốc, vừa rẻ lại tốt lành và cũng có nhiều năng lượng. -
Về chất đạm, protein là thành phần chính cấu tạo nên cơ thể. Chất này
có nhiều nhất trong thịt động vật nhưng cũng có trong thảo mộc, nhất là
các cây thuộc họ đậu (legumes): đậu Hà lan, đậu cô ve, đậu nành. Khoa
học đã chứng minh là một khẩu phần có nhiều chất đạm động vật làm tăng
hiểm họa gây bệnh tim mạch. Với tuổi cao, chúng ta nên theo một chế độ
thực phẩm với thịt nạc, sữa ít chất béo, nhiều rau, trái cây.
-
Nước và muối cũng cần được lưu ý. Trong cơ thể, tỷ lệ nước lên đến 60%,
mỗi ngày thận lọc gần hai trăm lít máu và thải ra 1/100 dung dịch nước.
Như vậy cơ thể đòi hỏi một số lượng nước tối thiểu để hoạt động, trung
bình ta cần uống 1 lít rưỡi nước mỗi ngày, và uống thêm khi nào thấy
cần.
- Gần đây, chất xơ (fi ber) trong rau và trái cây được nhắc
tới nhiều vì nó có công dụng trong việc hạ thấp lượng cholesterol trong
máu, tăng tốc độ di chuyển của thức ăn trong ruột, tránh được táo bón và
viêm ruột. Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng có tác dụng làm
đầy dạ dày, mất cảm giác thèm ăn nên còn có tác dụng giúp ta giảm béo.
-
Sinh tố và khoáng chất có tác dụng xúc tác trong việc chuyển hóa thức
ăn và có nhiều trong các loại thực phẩm. Tuy nhiên, ở người cao tuổi,
khẩu phần nhiều khi không được cân bằng và có thể thiếu một vài loại
sinh tố nào đó. Cần bổ xung các chất chống oxy hoá mà 3 chất chính là
sinh tố C, sinh tố E và Beta-caroten.
Vận động Sự
tập luyện giúp con người duy trì được một phần lớn sức bền bỉ đã có, dù
rằng người ta đã vào tuổi lão suy. Không nên quá nhấn mạnh vào sự phải
nghỉ ngơi, dưỡng sức. Tập luyện làm tăng sự nhịp nhàng của toàn thân,
tim phổi tăng hiệu năng, giảm tăng huyết áp và cholesterol, khớp xương
co duỗi trơn tru, cơ xương cứng cáp, trí óc sáng suốt, nhạy cảm hơn, tâm
thần thoải mái, yêu đời và “chuyện ấy” cũng tốt hơn, tuổi thọ sẽ cao
hơn. Hãy sắp đặt một chương trình tập luyện thích hợp với tuổi, sức
khỏe, hoàn cảnh, điều kiện của mình. Dành cho sự vận động một khoảng
thời gian ưu tiên và cố định trong ngày, coi sự vận động như một nhu cầu
chứ không phải để giải trí. Hãy làm sao để sự tập luyện trở thành người
bạn đồng hành của các cơ năng trong cơ thể. Hãy tự bảo vệ sức khỏe của
mình cùng với nỗ lực của chính sách xã hội không ngừng nâng cao chất
lượng sống.