Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí quyết sống khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí quyết sống khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

 Những thực phẩm cực tốt cho người cao tuổi không phải ai cũng biết - Dinh đưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe già. Vì vậy hãy sử dụng những thực phẩm tốt cho người cao tuổi như cà chua, súp lơ, đậu phụ…

Cà chua
Theo các nhà khoa học Mỹ, những người già thường xuyên sử dụng cà chua để chế biến món ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt đến 35%. Làm được điều này là nhờ chất lyconpen có trong cà chua giúp cà chua có thể ngăn ngừa được nhiều căn bệnh ung thư.

Cà chua tốt cho người cao tuổi
Súp lơ, bắp cải
Súp lơ, bắp cải cũng là thực phẩm tốt cho người cao tuổi. Súp lơ, bắp cải giúp người già nam giới có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư bàng quang.
Lạc
Lạc có chữa nhiều vitamin E và các khoáng chất nên có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các cholesterol xấu, tác nhân gây bệnh tim mạch.
Đậu tương
dau tuong tot cho phu nu man kinh
Đậu tương tốt cho người cao tuổi
Hàm lượng protein cao và chất isoflavone trong đậu tương có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh. Thường xuyên sử dụng những chế phẩm từ đậu tương sẽ giúp người già có khả năng giảm cholesterol xấu, ổn định huyết áp, phòng chống loãng xương, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường.
Cải xoăn
Đây là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin D, K, canxi có tác dụng làm hệ xương chắc khỏe. Vì vậy đây cũng là thực phẩm tốt với người cao tuổi.
TT

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Các mô mắt bị bệnh của một số bệnh nhân thoái hóa điểm đen do tuổi (AMD) có chứa một loại vi khuẩn có tên Chlamydia pneumoniae gây chứng viêm kinh niên và có liên quan đến bệnh tim. Kết quả nghiên cứu có thể khẳng định mối liên quan giữa bệnh AMD với một gene của hệ miễn dịch mà người ta cho rằng có dính líu đến bệnh mù lòa.


Các nhà nghiên cứu tại Viện Tai Mắt Massachusetts đã tìm ra vi khuẩn Chlamydia trong mô mắt bị bệnh của 5/9 bệnh nhân AMD. Vi khuẩn này không được tìm thấy trong mắt của 20 người không có bệnh. Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy thoái hóa điểm đen có thể bắt nguồn từ sưng viêm.

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Murat Kalayoglu, viết trong báo cáo: “Nghiên cứu chỉ ra rằng vi khuẩn Chlamydia có khả năng thay đổi chức năng của các loại tế bào quan trọng giúp điều khiển hoạt động bình thường của mắt.

Chúng tôi đã thấy rằng vi khuẩn Chlamydia làm tăng lượng sản sinh VEGF, một loại protein liên quan đến AMD. Do đó, việc các tế bào mắt người bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia gia tăng lượng VEGF là điều đáng lưu tâm và có thể lý giải phần nào nguyên do VEGF tăng ở rất nhiều người bị bệnh AMD”.

Nghiên cứu mới đây đã tìm ra rằng hơn ½ các ca AMD bắt nguồn từ sự thay đổi một gene gọi là Complement Factor H (CFH). Gene này tạo ra một protein điều khiển hệ miễn dịch và phản ứng sưng viêm của cơ thể.

Kalayoglu nói: “Giả thuyết của chúng tôi cho rằng vi khuẩn Chlamydia có thể là khớp nối chủ chốt giữa CHF và AMD. Có nghĩa là bệnh nhân bị biến đổi CHF rất dễ nhiễm trùng kinh niên và một vi khuẩn lây nhiễm như Chlamydia có thể đóng vai trò gia tăng tốc độ viêm sưng, khiến bệnh nhân chuyển sang giai đoạn bệnh AMD”.
(Theo Tiền Phong)

chaoVào mùa hè, cơ thể ra nhiều mồ hôi nên chóng mệt mỏi, ăn không ngon, khó ngủ... nên người cao tuổi rất dễ mắc bệnh. Để giữ sức khỏe và tăng sức đề kháng, nên ăn các món có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt.

Một số món cháo thuốc thích hợp cho người cao tuổi trong mùa hè:
Cháo ý dĩ: Tùy theo số người ăn, cứ hai phần gạo một phần ý dĩ, cho nước nấu nhừ, nêm gia vị mì chính, ăn trong ngày. Cháo ý dĩ chữa bệnh tả, lỵ, lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, chữa bệnh co gân, phong thấp lâu ngày, kích thích tiêu hóa, bổ phế kiện tỳ. Ngoài ra, cháo này còn lợi sữa, rất tốt cho phụ nữ sau sinh nở.
Cháo đậu xanh: Đậu xanh xay nhỏ vừa, ngâm trước hai tiếng đồng hồ. Gạo tẻ tùy theo số người ăn, thường là 300 g gạo, 100 g đỗ. Nấu chín thành cháo, cho thêm đường phèn hay đường đỏ. Nếu không muốn ăn đường thì cho gia vị vừa đủ, ăn nguội.
Cháo đỗ xanh rất mát, giải nhiệt về mùa hè, cầm mồ hôi, thanh tân chỉ khát, dễ tiêu hóa, chống táo bón, nhuận tràng, nhất là những trường hợp máu nóng, làm mát ở những người háo nhiệt, phù thũng, ngứa ngáy khắp người, cháo còn có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể khi bị nhiễm chất độc hoặc tăng đào thải các chất độc của cơ thể.
Cháo sắn dây: Lấy 30 g bột sắn dây, 100 g gạo tẻ nấu nhừ thành cháo, ăn khi còn ấm. Tác dụng: Bổ trợ cho sức khỏe, nhất là những người già yếu, huyết áp cao, co thắt mạch vành, đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa gây tỳ hư, miệng háo, môi khô, lưỡi đỏ, khát nước nhiều.
Cháo hoài sơn (củ mài): Tùy theo số người ăn, cứ nửa gạo nửa hoài sơn nấu thành cháo, nêm gia vị vừa đủ, ăn nguội. Tác dụng: Bổ tỳ vị, bổ thận, bổ phế, sinh tân chỉ khát, bình suyễn, sáp tinh. Cháo còn chữa được bệnh tả lỵ lâu ngày, hư lao, tiểu đêm nhiều lần, thận hư yếu.
Cháo mướp: Lấy một quả mướp nạo sạch vỏ, thái nhỏ. Dùng 30 g gạo tẻ nấu cháo chín cho mướp vào, cho đường vừa ăn hoặc gia vị vừa đủ, ăn nguội. Tác dụng: Mát huyết trừ đờm, tránh cảm gió, giải độc thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc, cháo làm mát da trừ mụn nhọt, chữa viêm thanh, phế quản mạn tính do nhiệt.
Cháo thận dê: Lấy một quả thận rửa sạch thái mỏng ướp với rượu trắng, gia vị, gừng sợi trong 20 phút. Gạo kê nấu thành cháo chín cho thận dê vào, ăn nóng. Tùy lượng người ăn cứ 100 g gạo kê, 1 quả thận dê. Tác dụng: Bổ dưỡng, hồi phục tế bào não, tăng cường trí nhớ, bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối, ngủ kém hay đi tiểu đêm. Cháo còn có tác dụng chữa bệnh suy sinh dục ở nam giới
Cháo chim sẻ: 8-10 con chim sẻ làm sạch lông, bỏ phủ tạng thái nhỏ, 30 g dây tơ hồng, 10 g phúc bồn tử, 20 g kỷ tử. Cho nước vào đun kỹ, lấy nước hầm chim đem nấu cháo, khi chín nhừ cho gia vị, dầu ăn, mấy lát gừng tươi thái sợi. Tác dụng: Bổ can, bổ thận, bổ khí huyết, sinh tinh, chữa đái són, đái dầm, thận hư, đau các khớp.
Cháo lươn: Lươn làm sạch ướp gia vị, mì chính, hạt tiêu. Nấu cháo gạo tẻ chín nhừ, xào lươn rồi cho vào cháo, nêm gia vị vừa đủ, ăn nóng, cho hành và rau răm đủ thơm. Tác dụng: Bổ dưỡng cho người cao tuổi, khí huyết hư, người mệt mỏi; tiêu phù lợi tiểu, chữa đau lưng mỏi gối ăn ngủ kém, hoa mắt chóng mặt, kích thích tiêu hóa.
Cháo trứng gà: Lấy 100 g gạo tẻ nấu cháo, khi chín nhừ đập quả trứng gà vào cháo, lấy cả lòng trắng lòng đỏ (cần chọn trứng gà ta, mới đẻ), cho hành hoa đủ dùng, ăn nóng cho khỏi tanh. Tác dụng: Bổ dưỡng, dễ ăn, thích hợp cho người già sau ốm, cơ thể suy nhược, gầy xanh mệt mỏi, thở yếu, đi lại chậm chạp và phụ nữ sau sinh.
Cháo sữa đậu nành: Lấy 650 ml sữa đậu nành cho gạo tẻ vào nấu (tùy theo khẩu vị thích ăn đặc hay loãng). Khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vừa đủ, ăn ấm nóng. Cháo sữa đậu nành là món cháo bồi dưỡng hằng ngày, dễ tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc lại mát gan, mát huyết. Cháo dùng được cho mọi lứa tuổi, tốt nhất cho người già vì tiêu hóa kém, hấp thu chậm, miệng nhạt, ăn không thấy ngon, người háo, da khô, mắt mờ, can thận nóng.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

“Mẹ già như chuối chín cây”... Tết đến xuân về “mẹ tôi lại thêm một tuổi”. Thêm tuổi và cũng thêm vào lòng mỗi người con, người cháu nỗi lo sức khỏe tuổi già của ông bà, cha mẹ, nhất là với những người già đang sẵn mang những căn bệnh mạn tính.

Làm thế nào để xử trí với những tai biến nguy hiểm? Làm thế nào để người cao tuổi được cấp cứu kịp thời tại gia đình trong ngày Tết trước khi được chuyển đến bệnh viện?

Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh dễ phát sinh và phát triển vì khả năng đề kháng và miễn dịch dần dần suy giảm. Các triệu chứng bệnh thường ít điển hình nên chẩn đoán thường khó khăn, dễ có cơn bột phát. Hơn nữa, người già có thể đồng thời mắc nhiều bệnh nên bệnh cảnh đa dạng, khó xác định được bệnh chính. Bệnh dễ có diễn biến bất thường, dễ có các biến chứng (có thể để lại di chứng hoặc tàn tật), quá trình phục hồi thường kéo dài… Nói chung, các trường hợp cấp cứu ở người già thường nặng hơn, do đó, việc chữa trị phải kịp thời và cần được theo dõi chặt chẽ.
Những bệnh cấp cứu hay gặp ở người cao tuổi
Bệnh về tim mạch: tai biến mạch máu não, tai biến mạch vành tim, biến chứng của bệnh tăng huyết áp, suy tim cấp.

Bệnh hô hấp: viêm phổi cấp, cơn hen phế quản cấp tính, ho ra máu (do giãn phế quản, lao phổi, ung thư phế quản, do bệnh tim, bệnh máu): tắc thở do trào tắc (nôn mửa nhiều trào tắc khí quản).

Bệnh về tiêu hóa: chảy máu trong hoặc nôn ra máu (do loét dạ dày, ung thư), ngộ độc ăn uống (nhiễm độc cấp, rượu…), đau bụng cấp (do bệnh dạ dày, gan mật, tắc ruột, viêm tụy cấp), tiêu chảy cấp (do nhiễm khuẩn, nhiễm độc), dị vật thực quản (do nuốt vật rắn, hóc xương, răng giả).

Bệnh tâm thần kinh: cơn kích động, cơn động kinh, hôn mê, liệt (do trung ương hay ngoại vi), rối loạn tiền đình nặng.

Ngoài ra còn gặp những chấn thương do: chảy máu, gãy xương, sai khớp, tổn thương não tủy, choáng và các tai nạn khác như: hôn mê do đái tháo đường, ngộ độc thuốc, ngộ độc khí đốt (bếp gas), đuối nước, bỏng (lửa, axít, kiềm).


Người cao tuổi hay mắc phải bệnh tim mạch
Những điều cần chú ý khi sơ cứu tại nhà

Các trường hợp cấp cứu xảy ra tại nhà trong khi chưa có cán bộ y tế đến để chuyển tới bệnh viện thì việc sơ cứu ban đầu tại chỗ có ý nghĩa rất quan trọng vì sơ cứu đúng làm bệnh tạm ổn định, sơ cứu không đúng có thể gây nguy kịch thêm và dẫn đến tử vong. 

Những điều không được làm

Vội vã cõng vác người bệnh trong khi họ đang cần nằm thật yên tĩnh; Đè bệnh nhân ra để xoa bóp, day huyệt, đánh gió trong lúc chưa rõ bệnh; Vội vàng làm hô hấp nhân tạo, xoa bóp ngoài tim không đúng chỉ định; Cho tiêm hoặc uống thuốc trong khi chưa rõ bệnh, chưa có hướng dẫn của thầy thuốc; Tập trung đông người gây ồn ào, ngột ngạt và làm người bệnh thêm lo sợ.

Những điều cần làm

Bình tĩnh, đặt người bệnh nằm yên tĩnh ngay tại chỗ, nới bớt thắt lưng, quần áo, tránh lạnh và gió lùa; Động viên người bệnh yên tâm không quá hoảng sợ; Tìm mọi cách gọi y tế nhanh nhất để xử lý đúng và kịp thời. Giải quyết các chất thải sạch sẽ, trường hợp nghi ngộ độc, giữ thức ăn thừa hoặc thuốc để nghiên cứu hoặc giữ lại ít chất thải (nôn, phân, máu…) để làm xét nghiệm nếu cần thiết. Nếu do chấn thương gây chảy máu, gãy xương thì tạm thời sơ cứu bằng cách băng bó, ga rô, nẹp.
Cấp cứu người cao tuổi: Làm sao cho đúng? - 2
Những điều có thể làm (trong điều kiện cho phép):

Đếm mạch, đo huyết áp, lấy nhiệt độ (nếu có sốt); Hà hơi thổi ngạt và xoa bóp ngoài tim khi không còn mạch; Sử dụng loại thuốc đã biết và đã sử dụng quen ở các lần xảy ra cấp cứu trước đây (hôn mê do bệnh đái tháo đường, cơn hen phế quản cấp, cơn đau thắt ngực…).

Nói chung, khi xảy ra các trường hợp cần cấp cứu, trong khi chờ cán bộ y tế đến, trước hết phải bình tĩnh vì càng cuống, càng vội vã càng dễ phạm sai lầm. Không tự tiện xử lý không đúng nguyên tắc. Việc xử trí tiếp hay vận chuyển đi đâu, bằng cách gì do cấp cứu y tế quyết định, cho nên phải tìm cách gọi cấp cứu đến nhanh nhất.

Theo các chuyên gia y tế, hiện có khoảng 20%-30% người trẻ gặp các vấn đề về trí nhớ, ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, chất lượng cuộc sống.

Anh T.T.L (38 tuổi), trưởng phòng kinh doanh của một công ty chuyên ngành thời trang, gần đây có biểu hiện như người bị lú lẫn, hay quên. Mới đây, sau một lần thương thảo giao dịch hợp đồng với đối tác, anh L. tranh thủ ra về vì có cuộc họp khá quan trọng. Tuy nhiên, lúi húi lục khắp người, cặp táp, thậm chí bới tung cả bàn làm việc của vị đại diện đối tác để tìm chìa khóa xe, anh vẫn không thấy. Khi xuống bãi xe, anh L. mới phát hiện mình quên rút chìa khóa.
Bệnh của giới công sở
Trường hợp của anh L. là điển hình cho hội chứng bệnh suy giảm trí nhớ xảy ra không ít ở người trẻ. Tại các bệnh viện, phòng khám chuyên thần kinh ở TP HCM, số người trẻ đến khám do suy giảm trí nhớ ngày càng đông. Theo bác sĩ Lê Đức Định Miên, chuyên Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương, hiện có khoảng 20%-30% người trẻ tuổi gặp các vấn đề về trí nhớ.
Nhiều người thường nghĩ bệnh suy giảm trí nhớ chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, ngày nay không ít người trẻ, mới tầm 40 tuổi, đã bắt đầu có biểu hiện lú lẫn, đãng trí. Bệnh này xảy ở độ tuổi lao động, làm ảnh hưởng tới công việc, chất lượng sống, thậm chí gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nam giới thường gặp nhiều hơn nữ.
Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hay quên ở người trẻ tuổi
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP HCM, bệnh suy giảm trí nhớ phần lớn do nhịp sống quá căng thẳng. Bệnh còn xảy ra ở các đối tượng sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá), bị chấn thương sọ não, những người bị bệnh về rối loạn chuyển hóa (tim, mạch, tiểu đường, huyết áp), đột quỵ… Người sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn cũng bị ảnh hưởng nặng.

“Sát thủ” gốc tự do

Các chuyên gia y tế cho biết trí nhớ là quá trình hoạt động của não bộ để ghi nhận, lưu giữ và nhớ lại thông tin cần thiết. Quá trình này đòi hỏi có sự tham gia của nhiều vùng của não như thùy trán, thùy thái dương… Khi tế bào thần kinh các vùng não này bị tổn thương, lập tức trí nhớ gặp phải vấn đề.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo cuộc sống hiện đại là một trong những nguyên nhân dễ gây suy giảm trí nhớ. Toàn cầu có đến gần 60% dân số bị ảnh hưởng bởi các chứng bệnh về trí nhớ và con số này ngày càng tăng. Năm 2010, thế giới có 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ.
 
Dự báo vào năm 2030 là 65,7 triệu người, năm 2050 là 115,5 triệu người. Nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng gốc tự do là tác nhân gây hại lên bộ não con người dưới tác động của các yếu tố lối sống công nghiệp như stress, rượu bia, thuốc lá, ô nhiễm... Với cấu trúc chứa hơn 60% thành phần là axít béo, não bộ trở thành là nơi bị “sát thủ” này tấn công nhiều nhất.

Theo PGS-TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, đối với người tuổi 25 trở lên, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não bị hủy diệt. Đặc điểm của tế bào não là không có sự sinh sản thêm nên mất đi tế bào nào là mất đi vĩnh viễn. Khi còn trẻ, hệ thống chống ôxy hóa trong cơ thể đủ sức kiểm soát. Tuy nhiên, sau tuổi 30, cơ thể bắt đầu yếu dần và gốc tự do sinh ra ngày càng nhiều dẫn đến sự hủy hoại tại các tế bào thần kinh càng mạnh. 

Các chuyên gia y tế cho biết ở hình thức nhẹ, bệnh nhân có những biểu hiện đãng trí, hỏi trước quên sau... Nhiều người cho rằng suy giảm trí nhớ là chuyện bình thường, chỉ cần giảm áp lực công việc thì trí nhớ sẽ phục hồi. Thế nhưng, cùng với tuổi tác và các tác nhân, nếu không biết cách phòng ngừa, điều trị đúng cách thì trí nhớ sẽ ngày càng suy giảm và để lại di chứng rất nặng nề. Thực tế cho thấy khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ sau 3 năm mắc phải.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Nếu như trẻ em cần bị hạn chế chơi trò chơi điện tử, thì người già lại nên được khuyến khích chơi trò này, vì nó có thể giúp họ cải thiện khá tốt một số chức năng của não bộ.

Kết quả công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS One của Mỹ ngày 1/5.
Sau khi nghiên cứu tác dụng của trò chơi điện tử đối với hàng trăm người từ 50 tuổi trở lên, nhóm tác giả thuộc trường Đại học Iowa phát hiện, chơi trò chơi điện tử giúp người lớn tuổi cải thiện khá tốt một số chức năng của não bộ như khả năng ghi nhớ, suy luận và thị giác. Theo tính toán, trò chơi điện tử có thể giúp đẩy lùi quá trình suy giảm chức năng não bộ ở người già từ 1,5 đến 7 năm.
Các nhà khoa học chia 681 người từ 50 tuổi trở lên ở Iowa thành 4 nhóm. Một nhóm trong số này chơi đố ô chữ trên máy tính, trong khi ba nhóm còn lại chơi trò "Dạo qua đường phố" đòi hỏi người chơi phải nhận dạng rất nhanh phương tiện xuất hiện trên màn hình trước khi ghép chúng với những loại biển báo thích hợp xuất hiện sau đó.
Ở mỗi cấp độ, người chơi phải ghép nối thành công ít nhất ba lần trong tổng số 4 lượt hình xuất hiện để được quyền chơi lên bàn kế tiếp. Bàn sau thiết kế khó hơn bàn trước vì thời gian nhận dạng ngắn hơn, trong khi các yếu tố gây nhiễu tăng lên.
Qua theo dõi khả năng xử lý của não bộ trước và sau khi luyện tập của cả 4 nhóm, giới khoa học nhận thấy tốc độ xử lý của não bộ cải thiện đáng kể ở các nhóm chơi trò chơi điện tử. Cụ thể, sau hơn một năm thử nghiệm, nhóm chơi 10 giờ/ngày khôi phục khả năng nhận thức trở lại thời điểm trước đó ba năm. Đối với nhóm chơi 14 giờ/ngày, khoảng thời gian đảo ngược là 4 năm.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy khả năng tập trung, phản ứng nhanh nhạy và tốc độ xử lý thông tin cũng cải thiện đáng kể ở nhóm chơi điện tử so với nhóm chơi đố ô chữ.
Ngoài ra, trường thị giác, khoảng không gian mắt bao quát khi nhìn điểm cố định, cũng mở rộng. Nhóm nghiên cứu cho biết, cùng với quá trình lão hóa, trường thị giác sẽ bị thu nhỏ dần khiến người già thường khó cảm nhận và nhận biết về những thay đổi ở khu vực ngoại vi.
Phát biểu về kết quả nghiên cứu, trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư về sức khỏe cộng đồng Fredric Wolinsky khẳng định, trò chơi điện tử không chỉ giúp làm chậm lại quá trình suy giảm các chức năng não bộ, mà còn làm tăng thêm tốc độ nhận thức ở người già.
Công trình nghiên cứu này được tiến hành dựa trên kết quả một nghiên cứu khác được tiến hành từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 về cải thiện trí nhớ, khả năng suy luận và thị giác ở người già.

Các nếp nhăn trên khuôn mặt người già khiến người khác khó đoán được cảm xúc của họ.

Trong một thử nghiệm, nhóm nghiên cứu cho những người tham gia xem 64 tấm ảnh chân dung, và yêu cầu họ đánh giá mức độ cảm xúc họ quan sát được.
Kết quả, người tham gia đánh giá các khuôn mặt của người cao tuổi buồn và giận dữ hơn so với khuôn mặt của người trẻ tuổi, mặc dù tất cả khuôn mặt đều tỏ ra thái độ bình thường khi được chụp.
Các nếp nhăn trên mặt người già có thể khiến miệng họ trễ xuống và trán có nhiều đường viền, tạo cho người khác cảm giác như họ đang giận dữ và buồn, Carlos Garrido, nhà nghiên cứu tại Đại học Penn State cho biết.
Nghiên cứu trước đó cũng cho thấy, thế hệ trẻ gặp khó khăn trong việc nhận ra cảm xúc của “bô lão”. Người tham gia quan sát các bức ảnh được tạo bằng máy tính về những khuôn mặt biểu lộ các cảm xúc như hạnh phúc, buồn hoặc giận dữ. Trong thí nghiệm này, cảm xúc trên các khuôn mặt của người trẻ được phân biệt dễ hơn so với khuôn mặt của người già.
Tiến sĩ Ursula Hess, giáo sư tâm lý học tại Đại học Humboldt, Đức cho biết, mọi người khi xem ảnh nhận thấy cảm xúc trên mặt người già rất phức tạp và khó đoán.
"Cũng có thể do các khuôn mẫu của xã hội quy định, khiến cho người trẻ thường gắn kết tính cách của người già với sự buồn rầu", Hess nói. Theo Hess, cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để đưa ra kết luận chính xác và đầy đủ.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên có thể giúp các bác sĩ trong chẩn đoán bệnh, vì một bác sĩ khi nhìn vào các nếp nhăn có thể sai lầm và nghĩ rằng bệnh nhân đau đớn hơn so với tình trạng thật của người đó, Garrido cho hay.

Băn khoăn khi lựa chọn quần áo, không thích công nghệ mới là những biểu hiện cho thấy ai đó đang ngày một "lão hóa".

Ảnh minh họa: Alamy.
Khó chịu khi thấy người khác sử dụng tiếng lóng
Tiếng lóng hay những khẩu ngữ thông thường được nhiều người trẻ tuổi ngày nay sử dụng. Loại hình ngôn ngữ này phong phú, đa dạng và cập nhật liên tục từng ngày.
Nếu còn trẻ, hẳn bạn sẽ cảm nhận chuyện này bình thường và có thể sử dụng thành thạo một từ lóng dù chỉ mới nghe qua vài lần. Tuy nhiên, nếu một ngày bạn không thể nào học một khẩu ngữ mới, thì hẳn là bạn đã già rồi.
Theo lý giải khoa học, nguyên nhân là bởi hiện tượng trên thể hiện khả năng tiếp nhận và phản xạ với thông tin mới của bạn không còn nhanh như trước mà mất dần theo thời gian. 
Về lý thuyết, quá trình học tập ngôn ngữ sẽ kéo dài cả đời. Tuy nhiên, trong thực tế, hầu như ai cũng có một điểm giới hạn. Khi đạt tới độ tuổi ấy, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của chúng ta sẽ giảm dần đi, khiến ta khó khăn hơn khi học từ ngữ mới.
Lúc đó, bạn cảm thấy bực mình khi gặp phải một từ lạ hoắc, không chính thống, nhưng rất nhiều người khác bên cạnh mình, trẻ hơn sử dụng nó một cách thành thạo.
Băn khoăn khi lựa chọn quần áo
Khi còn trẻ, sự lựa chọn về quần áo hay kiểu tóc có thể đơn giản, điệu đà hoặc cầu kỳ nhưng tựu trung, con người thường mặc những bộ đồ thoải mái, cắt kiểu tóc phù hợp với cá tính của mình nhất.
Thế nhưng, nếu một ngày kia, bạn bỗng cảm thấy lựa chọn quần áo thật khó khăn. Bạn thích một chiếc áo phông, nó đẹp, vừa vặn, giá cả phải chăng song trước khi mua, bạn tự hỏi mình: "Liệu có quá trẻ để mặc chiếc áo này không?”. Đó là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã già đi nhiều rồi đó.
Nhìn dưới góc độ tâm lý học, đây là một sự thay đổi lớn về nhận thức. Con người khi còn trẻ có xu hướng thích khám phá và ưa trải nghiệm. Con người có thể mặc tất cả mọi thứ để xem chúng ra sao, sẵn sàng để một kiểu tóc kỳ lạ để gây chú ý. Nhưng khi già đi, xu hướng ấy không còn nữa. Con người sẽ ăn mặc với một sự cẩn trọng hơn, để ý đến các nguyên tắc thông thường của xã hội hơn là nhu cầu bản thân.
Chán ghét công nghệ mới
Khi cùng tìm hiểu về một chiếc máy tính đời mới nhất, trẻ em dù không biết gì nhưng chúng vô cùng thích thú, tò mò khám phá về đồ công nghệ trước mặt. Ngược lại, người già dù từng là chuyên gia máy tính cũng sẽ thấy nhàm chán trước những công nghệ mới. Rõ ràng, chán ghét công nghệ mới chính là một dấu hiệu chứng tỏ bạn đang "lão hóa".
Các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này là do con người khi còn trẻ rất thích khám phá, học hỏi những điều mới lạ. Chúng ta có thể sử dụng nhiều giờ đồng hồ, thậm chí cả ngày để tìm hiểu, mò mẫm một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường. 
Điều này trái ngược hẳn lại khi con người có tuổi. Tới một thời điểm nào đó, giống như bão hòa vậy, con người có xu hướng ổn định, không thích cái gì mới làm thay đổi cuộc sống bình thường của mình. 
Bên cạnh đó, khả năng tiếp thu trong thực tế của phần đông chúng ta giảm đi theo thời gian. Đó cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chán ghét công nghệ mới nói trên.
Hờ hững trong những cuộc tranh luận
Đây là một dấu hiệu điển hình, liên quan nhiều tới sự trải nghiệm của mỗi cá nhân trong thực tế. Khi còn trẻ, những cuộc tranh luận luôn khiến ta thấy hứng thú, phấn chấn, con người tham gia tích cực vào đó, đóng góp ý kiến, thể hiện cái tôi cá nhân. Đó là một phản ứng tâm lý thông thường của mọi người.
Tuy nhiên, khi bạn bỗng thấy hờ hững với tất cả, thì lúc này có lẽ bạn không còn trẻ nữa. Trên thực tế, đa số các cuộc tranh luận đều không đi tới hồi kết. Theo thời gian, con người lớn dần và trải nghiệm nhiều hơn số cuộc tranh luận.
Lúc này, bộ não dần hình thành một suy nghĩ: “Tranh cãi làm gì, đằng nào cũng có thống nhất được gì đâu. Nên tốt nhất là ngồi im”. Kể từ thời điểm ấy, chúng ta gần như vô cảm và không mấy hào hứng trong các cuộc tranh luận gay gắt.

Khoảng chục phụ nữ lớn tuổi ngồi bên trong ngôi nhà màu hồng nằm trên một con đường đất hẹp ở khu ngoại ô bụi bặm của thủ đô Jakarta. Họ cùng nhau may vá, làm bánh và trò chuyện.

Mới liếc nhìn qua, trông họ giống một nhóm những phụ nữ có tuổi thường thấy, nhưng đôi má hõm xuống và những nếp nhăn trên gương mặt họ lại mách bảo về những câu chuyện thương tâm.
Tất cả họ đều là "waria", một thuật ngữ được dùng để chỉ người chuyển giới ở Indonesia và ngôi nhà mà họ đang sống này được các nhà hoạt động ca ngợi là ngôi nhà đầu tiên dành cho những người đã có tuổi trong cộng đồng chuyển giới.
Từ "waria" là sự kết hợp của từ phụ nữ (wanita) và đàn ông (pria) trong tiếng Indonesia. Nó được dùng để miêu tả một bản sắc giới tính, dù thường là đề cập đến những người có vẻ ngoài đàn ông nhưng bên trong lại là phụ nữ, và được áp dụng bất kể người đó đã trải qua phẫu thuật và tiêm hooc môn chuyển giới hay chưa.
Ngôi nhà chung
Ngôi nhà dành cho người già chuyển giới này là điển hình cho những mâu thuẫn ở một đất nước mà cho đến cách đây hai năm, chính phủ vẫn đưa ra phương châm rằng những người chuyển giới bị bệnh tâm thần.
Như một phần trong những nỗ lực nhằm hướng đến sự công nhận của xã hội, chính phủ Indonesia từ tháng sau sẽ bắt đầu hỗ trợ cho nhà của người già chuyển giới một chương trình dinh dưỡng cơ bản, đồng thời cấp vốn làm ăn cho 200 người chuyển giới trong thành phố.
Tuy nhiên, hầu hết nguồn ngân sách để hỗ trợ cho ngôi nhà chung này xuất phát từ người sáng lập nó, Yulianus Rettoblaut, một phụ nữ chuyển giới và là một nhà hoạt động có tiếng tăm được biết đến với biệt danh Má Yuli, người đã biến nhà riêng của mình thành ngôi nhà chung của người chuyển giới hồi năm ngoái.
"Chúng tôi tập trung vào những người chuyển giới có tuổi, vì các tổ chức phi chính phủ thường chỉ chú trọng vào những người trẻ tuổi", người phụ nữ 51 tuổi nói. Bà Yuli nảy ra ý tưởng này sau khi chứng kiến nhiều người đồng cảnh ngộ với mình lang thang trên đường phố trong bệnh tật, thất nghiệp và nghèo khổ.
Trong khi một số người chuyển giới tìm được chỗ đứng của mình trong nước với vai trò như dẫn chương trình, thì hầu hết người chuyển giới già ở quốc gia lớn nhất Đông Nam Á với 240 triệu dân này đều bị người thân hắt hủi và không quan tâm.
"Cuộc sống của họ khó khăn lắm, nhiều người thậm chí còn rất đói khổ. Họ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài ngủ dưới gầm cầu", bà Yuli nói.
Vì vậy, dù thiếu thốn nhưng bà Yuli vẫn cố gắng cung cấp cho mọi người đủ ba bữa ăn một ngày và cho họ học may vá, làm bánh và làm tóc nếu họ không có nghề nghiệp. 12 người cùng chen chúc ngủ trên những chiếc đệm cũ trong một phòng ngủ nằm trên cầu thang dốc và hẹp.
Khi bà Yuli không kiếm đủ 350.000 rupiah (36 USD) một ngày để nuôi cả nhà, bà sẽ tổ chức các buổi biễn diễn trên đường phố với những màn múa hát của những người chuyển giới trong nhà. Dù đã lớn tuổi, họ vẫn mong muốn được làm việc để kiếm sống khi còn có thể.
Bà Yuli cho biết có 70 nhà thờ tại Jakarta ủng hộ cho những người bạn của bà, cho họ tạm trú trong lúc lụt lội, nhưng chỉ có 4 nhà thờ hỗ trợ tiền.
Dù còn nhiều khó khăn lớn, bà vẫn hy vọng một ngày có thể đưa cả 800 người già chuyển giới của Jakarta về đây và mở rộng căn nhà ra khoảng sân trống bên cạnh.
f
Bà Yoti Oktosea, 70 tuổi, từng là gái mại dâm. Ảnh: AFP
Quấy rối và kỳ thị
Theo ước tính, Indonesia hiện có 35.000 người chuyển giới, nhưng các nhà hoạt động cho rằng con số này phải cao hơn nhiều. Phần lớn họ đều là mục tiêu quấy rối và bắt nạt, dù xã hội đang ngày một cởi mở hơn với họ.
Sự phân biệt đối xử đẩy nhiều người vào con đường mại dâm, làm gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong người chuyển giới từ 6% lên 34% trong 10 năm 1997-2007 ở Jakarta.
Ở tuổi 70, Yoti Oktosea là phụ nữ chuyển giới từ đàn ông và là một trong những người đang sống ở nhà của bà Yuli. Mặc quần sooc ngang gối và áo phông rộng thùng thình, bà tự hào khoe một tấm ảnh chụp thời còn trẻ.
Thời đó, bà là một gái mại dâm đắt khách, nhưng "bây giờ mọi thứ xuống cấp rồi", bà cười lớn.
Má Yuli cũng từng là gái mại dâm suốt 17 năm nhưng đã kịp bỏ nghề để làm lại cuộc đời, trở thành người chuyển giới đầu tiên có bằng luật của một trường đại học Hồi giáo ở tuổi 46.
Dù không xóa bỏ được sự kỳ thị của phần đông xã hội, những tia sáng le lói vẫn mang đến hy vọng cho cộng đồng người chuyển giới của bà Yuli.
Năm 2008, trường Hồi giáo đầu tiên dành cho người chuyển giới dạy về cầu nguyện và kinh Quran mở cửa. Và sự thành lập ngôi nhà chung của bà Yuli là một thắng lợi nữa của cộng đồng "waria".

Trung Quốc xưa thường quan niệm trẻ là vợ chồng, già là bạn. Hôn nhân với người già là tìm một người bạn lúc tuổi già mà thôi. Nhưng hiện nay, người già bắt đầu có quan niệm mới về hôn nhân như hôn nhân có tình yêu theo xu hướng tuổi trẻ, chú trọng chất lượng, sức sống của hôn nhân.



Gần đây có một cụ bà 65 tuổi từ Cát An, Giang Tây vượt qua quãng đường ngàn dặm tới Thiên Tân, kết duyên cùng một kiến trúc sư họ Trần, sau khi kết duyên hai người chuyển đến sống ở khu chung cư cho người già ở Thiên Tân.
Bà Vương, cụ bà ở trên cho biết,: ’’Tôi sau khi goá chồng ở vậy trong nhiều năm, muốn tìm một người thích hơp, đặc biệt sau khi con cháu di cư sang Mỹ, thì lại càng muốn tìm cho mình một người bạn già’’. Bà đã chọn lựa rất nhiều trường hợp nhưng không thành công. Bà luôn muốn và tâm niệm một điều là hai bên đều phải có “cảm giác tốt”. ’’Hiện nay nhu cầu của tôi không phải là chuyện vật chất, ăn mặc, mà muốn tìm một người bạn già đồng điệu về tâm hồn để có thể hiểu nhau’’.
Khi gặp ông Trần, hai người như có duyên phận, hút lấy nhau, đó là tình yêu sét đánh. Nhờ tình yêu đó bà quyết xa rời quê hương theo ông đến nơi xa lạ ở Thiên Tân.
Giáo sư Hác Mạch Thu, Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội Thiên Tân chuyên nghiên cứu về hôn nhân của người lớn tuổi cho biết, khi vật chất đầy đủ, kinh tế độc lập, người già của Trung Quốc hiện nay trong quan niệm về hôn nhân đã có những thay đổi to lớn, không chỉ là sự biến chuyển từ quan niệm truyền thống xuất giá tòng phu, thủ tiết đến hết đời, sang quan niệm tự nguyện tái giá như hiện nay, mà trong quan hệ hôn nhân cũng chuyển từ chú trọng đến khía cạnh kinh tế sang chú trọng chủ yếu về mặt tình cảm.
Lấy vợ trẻ
Có một câu chuyện trong phòng tư vấn hôn nhân. Bà họ Cao khoảng 65 tuổi đang đi đi lại lại trong phòng, và lớn tiếng kể cho ông Tôn ở phòng tư vấn hôn nhân một cách ai oán: “Ông ta đã 76 tuổi, tôi sẽ không từ bỏ ông ấy, tại sao ông ấy lại không muốn cùng với tôi?”. Hoá ra, bà Cao mấy ngày trước có đi lại với một ông họ Đào, nhưng ông ta cho rằng bà dung mạo quá bình thường, nên bỏ bà. Không lâu sau, ông Đào kia lại đi lại với một phụ nữ khác, bà này khoảng 50 tuổi. Việc này làm cho bà Cao cảm thấy rất khó chịu.
Ông Tôn, một người làm trong nghề tư vấn hôn nhân cho người già đã nhiều năm, tiết lộ: “Lấy người trẻ” hiện đang là đặc điểm mới trong những cuộc hôn nhân của người lớn tuổi. Đặc biệt là với các ông, luôn muốn kiếm một người bạn đời trẻ trung một chút, tuổi tác hai bên nam nữ có thể chênh nhau đến gần 40 tuổi, có thể nói là cuộc hôn nhân giữa hai thế hệ nhưng chỉ cần hai bên cùng đồng ý là sẽ tiến tới hôn nhân.
Trước đây, nữ kiếm chồng thường chú trọng tìm chỗ dựa về kinh tế, tìm “bát cơm”, còn nam giới thường tìm một người có thể chăm sóc cho mình, tìm “bảo mẫu”. Nhưng hiện nay tái hôn lại có những điều kiện chọn lựa khác, như chọn người trẻ hơn mình nhiều không còn là sự quá khác biệt. Nữ muốn bạn nam tướng mạo đàng hoàng, nghiêm túc, thân thể cường tráng. còn phái nam lại hy vọng vợ mình xinh đẹp một chút, đảm đang.
Có tình nhân – nỗi lo mới của người già
Ngoài những yêu cầu có ý nghĩa cuộc sống về dinh dưỡng, y tế, người già của Trung Quốc ngày càng đặt ra yêu cầu ngày càng cao với đời sống tinh thần.
Nếu yêu cầu này không được đáp ứng, thì hôn nhân của người già cũng dễ dẫn đến mâu thuẫn. Tỷ lệ ly hôn của người già gần đây tăng ngày càng cao. Và ngoại tình trong hôn nhân cũng không chỉ là chuyện của giới trẻ nữa. Hiện tượng này đã trở thành một mối lo mới của người già, đặc biệt là cánh mày râu.
Có một vị kiến trúc sư ở Thiên Tân 64 tuổi, sau khi nghỉ hưu đi học khiêu vũ, rồi quen một bà 40 tuổi, hai người có cảm tình với nhau, và trở thành tình nhân. Ông này khi về nhà luôn tỏ ra lạnh nhạt với bà vợ ốm yếu già nua của mình, cuối cùng bà vợ đành ly hôn. Được biết, trong quan hệ nam nữ, ngoài quan hệ vợ chồng, còn có một loại quan hệ bạn bè như những tình nhân lớn tuổi, họ là những người chưa kết hôn, hai bên đều có cuộc sống riêng nhưng lại có quan hệ nam nữ với nhau thậm chí là sống chung.
Trong một cuộc điều tra gần đây, Trung Quốc có hơn 129 triệu người già trên 60 tuổi, chiếm 10,46% tổng dân số. Cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống người già của Trung Quốc ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn.

Người dân miền Bắc đã, đang và tiếp tục phải sống trong những ngày giá rét của cơn đại hàn 12 năm qua chưa từng có. Trời rét kéo đến, bệnh hô hấp, tiêu chảy ở trẻ em và bệnh tim mạch, thanh quản ở người già rất dễ xảy ra. Để phòng một số bệnh mùa đông ở trẻ nhỏ và người già, các bác sĩ đưa ra một số lời khuyên như sau:


Phòng bệnh ở trẻ em
Với bệnh viêm thanh quản, bệnh nhân khó thở, khi hít vào tạo âm thanh như gà gáy, ho như sủa. Bệnh thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài khoảng 2 tiếng. Trước hết có thể tạo ra bầu không khí có hơi nước bằng cách để một ấm nước sôi trên bếp hoặc đưa con vào nhà tắm và mở bên vòi nước nóng chảy ra. Không khí ẩm sẽ làm dịu khí quản, phế quản, khiến bệnh nhi dễ thở hơn. Sau đó có thể cho trẻ nằm đầu và thân được nâng cao bằng cách chèn gối sau lưng hoặc ôm trẻ trong hai tư thế ấy để dễ thở hơn.

Nếu trẻ có tiếng ho từ ngực lên, cố giúp trẻ ho lên hết đờm để thông ngực. Đặt trẻ nằm sấp ngang qua đùi bạn rồi vỗ lưng một cách nhịp nhàng mà không mạnh. Sau đó khuyến khích trẻ khạc ra bất cứ đờm nào mà chúng ho ra. Những ngày trời lạnh thế này, cần hết sức đề phòng tiếng ho từ ngực có thể lan xuống khiến trẻ viêm phế quản.

Nếu trẻ ho khan, cho trẻ uống một đồ uống gì đó nóng ấm lúc đi ngủ để làm dịu họng. Chẳng hạn một muỗng cà phê mật ong hòa vào một tách nước ấm và vắt thêm một vài giọt nước ép chanh. Có thể nâng đầu trẻ bằng một chiếc gối tránh cho đờm chảy xuống họng. Đừng cho trẻ uống thuốc ho trừ khi bác sĩ kê toa.
Ảnh minh họa
Trời rét, trẻ rất dễ bị sốt
Với bệnh viêm phế quản, trẻ có triệu chứng ho khan, rát cổ, tiếng thở hơi rít, sốt nhẹ, sổ mũi. Trước hết, để giúp trẻ bớt thở rít và làm thông phổi trong cơn ho, cho trẻ nằm sấp ngang đùi bạn và vỗ lưng cho cháu. Nếu sốt, cho uống paracetamol với nhiều nước. Cho đến khi bớt bệnh nên để trẻ trong nhà ấm nhưng không được bí hơi. Nếu sau hai ngày, tình hình không khá hơn và trẻ ho ra đờm mầu vàng xanh, cần phải đưa đến bác sĩ.

Tai mũi họng rất dễ mắc khi trời rét đậm... Để phòng bệnh, cần giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Phòng bệnh ở người già

Những bệnh gặp nhiều nhất mà người già dễ mắc khi trời trở lạnh là các bệnh liên quan đến phổi và tim mạch: viêm phế quản mãn tính, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, hen, dị ứng...

Nguyên nhân chính do nhiều cụ già vẫn giữ thói quen dậy sớm vận động ngoài trời, trong khi thời tiết đã trở giá lạnh, nhiệt độ xuống thấp, khiến cơ thể người già vốn đã suy yếu không kịp thích ứng, tạo điều kiện cho những căn bệnh nguy hiểm có cơ hội phát tác.

Theo khuyến cáo của các bác sỹ, vào lúc sáng sớm, số đo huyết áp của người già thường thay đổi, đặc biệt là khi nhiệt độ xuống thấp. Với thời tiết lạnh như ở miền Bắc hiện nay, những gia đình có người già cần đặc biệt đề phòng bệnh tai biến mạch máu não dẫn đến liệt nửa mặt, liệt nửa người, thậm chí tử vong.

Bên cạnh đó, những người già đã có tiền sử bệnh cao huyết áp, cần uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Thói quen tập thể dục vào buổi sáng tuy không nên bỏ nhưng nên lùi lại, đợi khi có ánh sáng mặt trời, làm sương lạnh tan bớt.

Khi đi tập thể dục, người cao tuổi cần mặc ấm, đội mũ đầy đủ để tránh gió. Khi vận động thấy nóng người có thể cởi bớt trang phục chứ không nên mặc phong phanh bởi rất dễ bị hiện tượng “trúng gió”.

Người ta khi đến tuổi già, trong thân thể xuất hiện nhiều biến đổi. Vẻ bề ngoài, tóc bạc, rụng tóc, da nhăn, thô và nháp, mí mắt và da mặt chảy xuống, thị lực kém, thính giác yếu… Nhưng sự già yếu vốn là cả một quá trình biến đổi phức tạp về sinh học trong cơ thể mà con người có thể làm chủ được tốc độ biến đổi đó.


Phương pháp dưỡng sinh có nhiều, nhưng trong đó "ăn uống đúng" là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Do đó, đối với người già, dùng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là một mặt không thể thiếu được để giảm bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Căn cứ đặc điểm sinh lý của tuổi già, nguyên tắc ăn uống của người già không ngoài việc lấy bổ ngũ tạng, điều hòa âm dương làm chính. Trong thức ăn nên quan tâm đến dinh dưỡng, ăn nhiều loại đậu và các chế phẩm của nó, cá và thịt nạc, nhưng cũng không nên bổ quá, tránh bị béo phì.


Ăn uống đúng là một trong những biện pháp ngăn chặn tuổi già
Người già nên ăn dầu thực vật, ăn hoa quả vì khi đó tì vị yếu kém, thức ăn nên đa dạng và ăn những chất dễ tiêu hóa. Không nên ăn uống vô độ.
Về mặt điều hòa âm dương có thể tùy thể chất mà định liệu. Âm hư có thể ăn những thứ bổ âm như: bạch mộc nhĩ, lê, dâu, mía, vừng, đậu phụ, rau chân vịt, vịt, ba ba, hải sâm, mật ong, phổi lợn, vịt trời, đường trắng.
Dương hư nên ăn những thức ăn ích khí trợ dương như: hạt sen, đại táo, gạo nếp, thịt bò, dạ dày bò, thịt chó, thịt gà, các diếc, lươn, rùa, dạ dày dê, lạc để điều hòa âm dương cân bằng. Trung Quốc thực liệu học nêu ra 6 nguyên tắc ăn uống cho người già. Xin ghi lại dưới đây để tham khảo:
Thứ nhất. Kiêng những thức ăn béo, ngọt, đậm nồng. Những thực phẩm như thế tuy giá trị dinh dưỡng cao, nhưng vì hàm lượng mỡ và đường rất lớn dễ làm cho người già béo, thể trọng tăng, mỡ trong máu tăng. Ngoài ra, ăn thức ăn nhiều mỡ đối với người già vốn đã kém tiêu hóa càng làm cho tiêu hóa không tốt. Dạ dày, ruột bị rối loạn, làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ bình thường.
Thứ hai. Ăn uống phải bảo đảm đa dạng. Ăn uống của người già nên bảo đảm nhiều dạng thực phẩm. Loại nào cũng ăn một ít, không nên ăn lệch hay nghiện một món. Thực phẩm của người già phải đa dạng là để bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng, đưa vào thân thể đủ loại nguyên tố cần thiết để có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ.
Ngoài ra không nên ăn mặn quá, chua quá, ngọt quá, đắng quá, cay quá. Đúng như Nội kinh đã nói: "Ăn chua quá tì khí bị diệt, ăn mặn quá tâm khí bị ức nén, ăn ngọt quá tâm khí bị suyễn gấp, ăn đắng quá tì khí bị khô, ăn cay quá hại tinh thần". Cho nên, "ăn uống phải đúng mức, hài hòa ngũ vị", chỉ có thế mới có lợi cho sức khỏe của người già.
Thứ ba. Cấm ăn uống vô độ. Ăn uống phải đúng mức, người già ăn uống phải có quy luật, vì sức điều hòa của người già giảm sút, khả năng thích nghi của dạ dày, ruột đã kém, cho nên nhất định phải tránh ăn uống vô chừng mực. Nên ăn ít, ăn nhiều bữa, không đói, nhưng không no quá, phải đúng giờ, đúng số lượng. Còn cần tập thành thói quen nhai kỹ, nuốt chậm, điều đó có lợi rất nhiều cho sức khỏe và tuổi thọ.
Thứ tư. Kiêng ăn mặn quá. Ăn uống phải thanh đạm. Vì người già ăn mặn sẽ đưa vào cơ thể lượng muối quá nhiều, dễ tạo thành bệnh cao huyết áp, làm ảnh hưởng tim, thận. Theo điều tra, những người hàng ngày ăn 4g muối trở xuống rất ít mắc bệnh huyết áp, còn những người một ngày ăn 26g muối thì số mắc bệnh huyết áp là 40%. Cho nên có người cho rằng ăn mặn tức là tự sát.
Thứ năm. Cấm ăn uống nóng quá hoặc lạnh quá. Thức ăn phải tươi ngon mới dễ tiêu hóa. Vì chức năng tiêu hóa của người già đã yếu, nên ăn nóng quá hoặc lạnh quá dễ kích thích màng nhầy của đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng sự hấp thu dinh dưỡng.
Ngoài ra thức ăn phải dễ tiêu hóa. Thực phẩm nên căn nhỏ, nấu nhừ, thịt có thể băm thành thịt viên, rau nên chọn lá non. Nhưng cũng không nên cắt rau bé quá vì độ dài sợi xenlulô thích hợp sẽ có lợi cho thông đường ruột và đại tiện, đồng thời có tác dụng đề phòng xơ hóa động mạch. Nên ăn nhiều rau tươi, hoa quả vì trong đó chứa nhiều loại vitamin và những thành phần dinh dưỡng khác.
Thứ sáu. Không uống rượu, hút thuốc. Nghiện những thứ này với người già là điều cấm kỵ.

Một trong số các nhà nghiên cứu Nhật bản cho biết họ đã chế tạo robot có tên RI-MAN có đầy đủ các chức năng nghe, nhìn, ngửi và có thể "bế" người nhằm mục đích chăm sóc người già trước tình hình số lượng người già đang tăng cao ở nước này.

Robot RI-MAN nặng 100 kg có thể phân biệt được tám loại mùi khác nhau, làm theo chỉ dẫn bằng giọng nói đi đến đâu và sử dụng nguồn ánh sáng để nhận biết tín hiệu trên khuân mặt con người.
Với chiều cao 1,58 mét, robot RI-MAN có thể xách một con búp bê nặng 12 kg và bế một người có trọng lượng 70 kg.
Robot RI-MAN được bao phủ bởi một lớp silicone mềm dày 0,5 cm và trang bị các thiết bị cảm biến để nhận biết trọng lượng và vị trí của con người.
Toshiharu Mukai, người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói: "Chúng tôi hy vọng trong tương lai robot RI-MAN sẽ có thể chăm sóc người già hoặc tham gia công tác phục hồi chức năng".
Ông cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ phát triển thêm khả năng phát hiện tình trạng sức khoẻ của con người thông qua hơi thở".
Nhật đang tăng cường đẩy mạnh các nhu cầu cho việc chăm sóc người già để giải quyết vấn đề dân số có tuổi thọ cao nhất thế giới.

Người cao tuổi cần có chế độ ăn, nghỉ hợp lý, giữ cho tâm hồn luôn thoải mái, tối kỵ các ức chế tình cảm mạnh để phòng tránh tăng và hạ đường huyết. Khi có những dấu hiệu tăng hoặc hạ đường huyết, nhất là xảy ra hiện tượng này thường xuyên, phải được thầy thuốc thăm khám và hướng dẫn dùng thuốc.

Loại đường có mặt thường trực trong máu là glucose, do vậy nồng độ đường - huyết nếu gọi chính xác phải là nồng độ glucose - huyết (dưới đây viết tắt là G-h).
Nói chung, G-h bình thường (đo khi cơ thể nghỉ, xa bữa ăn) là 0,8-1,2g/l (tức là 4,4-6,6mmol/L). Đó là nồng độ đủ để tế bào não được nuôi dưỡng, trong khi những tế bào còn lại cần có sự hỗ trợ của chất insulin. Khi G-h xuống 0,7g/l được coi là bắt đầu thấp và từ 0,6g/l (tức 3,3mmol/L) trở xuống là hạ thật sự. Từ trên 1,3g/l (tức 7,2mmol/L) được coi là bắt đầu cao.
Khi tuổi cao, hệ thống điều hòa G-h ở người già không còn nhanh nhạy, đáng tin, do vậy dễ đưa đến cao hoặc hạ G-h.
Hạ G-h ở người già
Hạ G-h do đột ngột tăng sử dụng, trong khi kho dự trữ glucose ở gan không còn dồi dào, hoặc không huy động kịp. Nói chung, gan người già giảm khả năng dự trữ glucid, nhất là khi xa bữa ăn (một số cụ già cần ăn nhiều bữa). Khi tiếp cận môi trường lạnh (do đột ngột ra lạnh mà không mặc đủ ấm, hoặc do ở lâu ngoài trời lạnh), người trẻ dễ thích nghi, còn người già rất dễ hạ G-h.
Cũng vậy, khi người già dùng sức đột ngột mà thiếu sự khởi động cho cơ thể kịp thích nghi. Ví dụ, đột ngột thực hiện một loạt động tác thể dục tương đối mạnh, hoặc tập khi bụng đói... Khi có cơn nóng giận kéo dài, không tự kiềm chế được...
Hạ G-h do gan giảm dự trữ. Ở người già, ngay sau khi ăn, tổng lượng glucose ở gan vẫn thấp. Tình trạng này càng rõ nếu mắc các bệnh gan mạn tính (xơ gan, suy gan). Đáng chú ý là gan của người nghiện rượu... Nhiều người nghiện từ thời trẻ, dần dần có thói quen uống mà quên ăn. Nói chung, người già cần ăn nhiều bữa, nhất là bữa đêm (ví dụ, một ly sữa lúc 21 giờ).
Một dấu hiệu nói lên tình trạng hạ G-h ban đêm là ngủ mê mệt, trong giấc mơ thấy mình ăn rất nhiều và ngon lành. Một nguy cơ là dự trữ protein của cơ thể có thể cạn kiệt dần do biến thành glucose để chống hạ G-h. Hậu quả là suy dinh dưỡng (khó phục hồi).
Hạ G-h do sử dụng quá mức các biện pháp chữa bệnh tiểu đường (bệnh nhân cần hết sức chú ý đến biến chứng này). Có thể do người bệnh sử dụng một chế độ ăn quá nghèo glucid với mục đích tích cực chữa bệnh, phòng biến chứng. Nên nhớ rằng, dù mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân vẫn cần một khẩu phần glucid đủ mức cần thiết, chủ yếu là loại glucid nguyên hạt. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân tiểu đường bị hạ G-h thường do sử dụng quá mức các thuốc hạ đường huyết (hy vọng kiềm chế bệnh tốt hơn) mà không theo chỉ dẫn của thầy thuốc và không tự theo dõi định kỳ mức G-h.
Tế bào não duy nhất chỉ sử dụng glucose làm thức ăn, mà không sử dụng mỡ, protein như mọi tế bào khác; do vậy nếu G-h hạ đột ngột xuống 0,7g/l sẽ có ngay các triệu chứng thần kinh: run rẩy, mắt hoa, xây xẩm; nếu giảm tới 0,5g/l sẽ có bủn rủn, choáng váng, vã mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, mạch yếu... Nếu còn hạ tiếp sẽ có cứng hàm, lú lẫn, mất hẳn trương lực các cơ (ngã vật) hôn mê. Cùng một mức độ giảm G-h, người già thường có bệnh cảnh nặng hơn, khó cứu chữa hơn (so với người trẻ).
Nếu hạ G-h từ từ, thoạt tiên thấy đói cồn cào, bộ máy tiêu hóa co bóp mạnh (óc ách, sôi bụng). Tuy nhiên, nhiều người già mất cảm giác đói, tức là mất đi một triệu chứng sớm để kịp chẩn đoán. Sau đó cũng là run rẩy, mắt hoa, vã mồ hôi lạnh, tứ chi bủn rủn; do diễn biến kéo dài nên cơ thể trẻ đủ thời gian để kịp điều chỉnh (huy động protein); trái lại sự huy động này tỏ ra chậm chạp và kém hiệu lực ở người già, do vậy hậu quả thường nặng nề: có thể hôn mê, có thể thiểu lực kéo dài, có thể suy cạn kho protein khó hồi phục... Nói chung, nếu cụ già đã giảm cảm giác ngon miệng thì nên ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày.
Trong tình trạng này người cao tuổi cần ăn ngay các loại glucid dễ hấp thu: kẹo, bánh ngọt, khẩn cấp hơn có thể dùng nước đường (không dùng đường hóa học), nước quả cây, sữa... Trường hợp khẩn cấp phải truyền glucose vào máu.
Cao G-h ở người già
Trái với hạ (có hậu quả xấu), tình trạng cao G-h trong hầu hết trường hợp là tạm thời (khi vận động, khi ở trạng thái tâm lý quá phấn khích: cáu giận, hoảng sợ, bực tức, lo phiền...). Với người già, chỉ cần nhớ rằng nếu tình trạng trên kéo dài và xảy ra thường xuyên có thể làm tiết nhiều adrenalin, gan cạn kiệt glucid - đe dọa chuyển sang hạ G-h. Thêm nữa, những trạng thái tâm lý trên còn ảnh hưởng xấu tới tim mạch, huyết áp.
Trường hợp tăng G-h kéo dài gặp trong bệnh tiểu đường. Ở người già, bệnh này không do thiếu insulin mà do các tế bào sử dụng kém hiệu quả chất này, do vậy nói chung những năm đầu tiên chưa cần chữa bằng insulin (như với người trẻ). Hiện đã có rất nhiều loại thuốc chữa, dùng lâu dài, nhưng chọn loại nào thích hợp thì cần được thầy thuốc hướng dẫn và bệnh nhân tự theo dõi.
Phát hiện sớm bệnh tiểu đường ở người già không dễ vì G-h cao không gây ra triệu chứng gì khiến bệnh nhân phải tự chú ý. Tuy nhiên, ở tuổi trên 60 rất nên đo G-h định kỳ theo hướng dẫn của y tế. Không nên đo trong nước tiểu (vì có glucose trong nước tiểu là bệnh đã tiến triển một thời gian dài).
Cao G-h thường không biểu hiện bên ngoài bằng các triệu chứng khiến bệnh nhân cảm thấy được. Phải phát hiện bằng đo G-h. Nhiều trường hợp đã có glucose trong nước tiểu (mức G-h đã vượt 1,7g/l) mà đương sự hoàn toàn không tự biết; khi tình cờ được đo mới phát hiện đã mắc bệnh tiểu đường.
Đây là hai triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi, bệnh có thể phòng tránh được. Để phòng bệnh, người cao tuổi cần có chế độ ăn, nghỉ hợp lý, giữ cho tâm hồn luôn thoải mái, tối kỵ các ức chế tình cảm mạnh. Khi có những dấu hiệu tăng hoặc hạ đường huyết, nhất là xảy ra hiện tượng này thường xuyên phải được thầy thuốc thăm khám và hướng dẫn dùng thuốc.

Những năm gần đây, các vụ đánh đập, chửi bới, bỏ đói, chiếm đoạt tài sản người già ngày càng gia tăng ở Nhật. Tại Tokyo đã từng xảy ra trường hợp rất thương tâm.

Một bà cụ 78 tuổi sống chung với người con cả. Do già yếu, bà chỉ nằm một chỗ trên giường. mặc dù biết bà không tự ăn được nhưng người con trai bà chỉ mang cơm đến đó rồi bỏ đi. Bà đã lịm chết sau nhiều tháng không được chăm sóc.
Theo tập tục ở Nhật, cha mẹ già thường sống chung với con trai trưởng. Hiện nay, gần phân nửa số người già ở Nhật phải sống phụ thuộc vào con cháu. Năm 2004, theo khảo sát gần 2.000 vụ ngược đãi người già, có 11% số vụ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người già.
Hầu hết các vụ ngược đãi xảy ra do mâu thuẫn trong quan hệ gia đình, đặc biệt là mâu thuẫn giữa con trai và cha mẹ già (32%) và giữa mẹ chồng với nàng dâu (20%). Cha mẹ thương con như biển trời lai láng, vì vậy cha mẹ già ít khi nào gọi cảnh sát cầu cứu và thậm chí không hé răng cho người ngoài biết mình bị ngược đãi. Nhiều người già không tìm nơi khác ở vì sợ con cái chiếm đoạt tài sản.
Mới đây, Nhật đã thông qua luật mới bắt buộc người nào phát hiện những trường hợp lạm dụng, ngược đãi người già phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương. Người biết chuyện mà không thông báo sẽ bị xử phạt. Người báo tin không cần chứng cứ trực tiếp mà chỉ cần nhìn thấy dấu hiệu khả nghi, chẳng hạn như người giá có vết bầm tím hay dấu hiệu bất bình thường.
Sau khi xem xét, chính quyền sẽ đề nghị cảnh sát can thiệp. Lật mới cũng yêu cầu chính quyền địa phương cải thiện dịch vụ chăm sóc người già để giảm gánh nặng cho gia đình.

Một doanh nhân thành đạt, tuổi đã ngoài năm mươi, đọc báo, xem đài thấy các vị lãnh đạo rủ nhau đi thăm những người già trăm tuổi ở địa phương mình mới sực nhớ nhà mình cũng có… “nuôi” một người già hơn chín chục.


Công ty ông thỉnh thoảng cũng có tổ chức đi thăm chỗ này chỗ nọ, tặng quà cáp cho người này người kia, phát biểu những lời hay ý đẹp, thế nhưng người già ở nhà sao mà khó… “tiếp cận” quá. Ông thắc mắc sao lúc này quanh ta thấy nhiều người già quá vậy. Già thì mắt kém, tai lãng, đi lại khó khăn, mọi thứ lệ thuộc… nên dễ phiền lòng. Chút thì giận hờn. Chút thì trách cứ. Con cháu hiếu thảo cũng ba điều bốn chuyện rồi vội vã… lỉnh ngay! Người già cô độc càng cô độc.
Lúc nào cũng đang như “Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt”… Lẩm cẩm, lặp đi lặp lại mãi một chuyện. Mới bắt đầu nói thì con cháu đã biết tỏng chuyện gì, có thể kể tiếp vanh vách không sai. Chuyện mới thì quên. Chuyện xưa thì nhớ. Lúc nào cũng nhắc lại quá khứ “hào hùng”. Lúc nào cũng chịu không nổi đám trẻ. Ông muốn có được nghệ thuật để "tiếp cận" với những người cao tuổi. Người ta đã khuyên doanh nhân trên làm những điều dưới đây:
Khi “tiếp cận” các cụ, đừng xuất hiện đột ngột đầu giường dễ làm họ giật mình. Phải lên tiếng, hỉ hả hịch hạc đôi ba câu để đánh động, tạo sự chú ý trước khi xuất hiện. Trí não các cụ không bắt nhịp nhanh như hồi còn trẻ được, phải có thời gian để “định thần”, tập trung chú ý rồi mới khởi sự giao tiếp được..
Khi đứng hoặc ngồi thì chọn khoảng cách đủ gần để có thể nắm tay, ôm vai. Truyền thông không lời có thể nói lên nhiều điều hơn ta tưởng. Mắt kém, nên cảm nhận qua tiếp xúc sẽ rất tốt. Nhớ luôn đứng phía đối diện, ngang tầm mắt. Như vậy, các cụ có thể nhìn vào môi mấp máy mà biết ta đang “nói hành nói tỏi” gì, có thể nhìn vào mắt mà biết ta đang nghĩ gì, định “dở trò gì”. Do vậy, khi tiếp xúc nên giữ nét mặt vui tươi, ân cần, thực sự quan tâm chớ không phải quấy quá cho xong!
Môi trường tiếp xúc cần yên tĩnh, các cụ mới dễ tập trung, dễ nhìn, dễ nghe. Nơi đông đúc ồn ào, nhộn nhạo, dễ gây hoang mang, mất tập trung. Lúc nói chỉ nên một người nói. Không nên tay xách nách mang, quơ tay múa chân lúc nói dễ gây rối trí.
Ánh sáng phải vừa đủ để có thể nhìn mắt, nhìn môi người nói. Tránh đứng trong bóng tối. Giảm bớt ánh sáng nếu thấy quá chói. Mắt các cụ yếu, chói quá thì đồng tử sẽ co nhỏ, không nhìn thấy gì, nhất là ở người có bệnh cườm già.
Tránh nói to tiếng. Tránh hét vào tai các cụ. Nếu có mang máy nghe, phải đảm bảo máy đã mở, còn pin, đang hoạt động tốt. Nên nói chậm rãi và rõ ràng. Lúc nói phải nhìn vào trong mắt. Nói vừa đủ lớn nhưng không được hét to. Không được quát.
Dùng những từ đơn giản, cụ thể, những câu ngắn gọn. Lặp lại đôi ba lần nếu cần. Khi cảm thấy các cụ chưa hiểu thì phải nói cách khác, dùng từ khác, cấu trúc câu khác cho dễ hiểu, dễ nghe hơn.
Mỗi lần chỉ nói một ý, một việc. Các cụ không thể cùng lúc nắm nhiều ý, nhiều thông tin, sẽ bị “nhiễu”. Mỗi lần hỏi một việc. Hỏi xong phải đợi một lúc để các cụ có thì giờ tập trung, ngẫm nghĩ và tìm từ diễn đạt. Thỉnh thoảng nên nhắc lại các ý chính. Tóm tắt cho dễ nhớ. Thường các cụ không tiện hỏi lại, sợ “quê”! Cần dặn dò gì thì ghi ra giấy. Chữ phải rõ, to, chân phương, dễ đọc.
Sẵn sàng chấp nhận sự nhầm lẫn, sai sót, quên trước quên sau của các cụ. Sẵn sàng chấp nhận những cơn nóng giận, bực dọc bất thường của các cụ! Cuộc tiếp xúc nhiều khi rơi vào thất bại. Sẵn sàng… đợi một dịp khác, lúc khác, thuận lợi hơn! Bởi vì có lúc các cụ rất dễ thương!
Cách ta đối xử với các cụ thế nào thì con cháu sẽ đối xử với ta như thế.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Một người 60 tuổi, bị bệnh phổi, bỗng nhiên thở hổn hển sau bữa ăn. Thủ phạm chính là lượng calo quá lớn trong đồ ăn nhiều đường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc hạn chế đường trong chế độ ăn của những bệnh nhân nói trên là rất cần thiết.

Điều này được giải thích như sau: Khi ta ăn đường, cơ thể sản xuất ra nhiều CO2 và người khỏe mạnh phải thở nhanh hơn để đào thải lượng khí thừa. Những lá phổi bị tổn thương bởi bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính không thể trụ nổi sự quá tải này.
Kinh nhiệm nói trên chỉ là một trong rất nhiều mẹo nhỏ ít được biết đến về chế độ ăn làm nhẹ bớt một số bệnh mạn tính của người già.
Mẹo nhỏ, giá trị lớn
Từ trước tới nay, dường như các bác sĩ quá bận rộn hoặc không được đào tạo kỹ càng nên hiện tượng chế độ ăn khiến bệnh của người có tuổi nặng hơn vẫn xảy ra. Các chuyên gia của Hội dinh dưỡng Mỹ đã kết hợp với Viện hàn lâm Bác sĩ Gia đình (tổ chức bác sĩ về chăm sóc sức khỏe ban đầu lớn nhất nước Mỹ), đề ra "Sáng kiến Sàng lọc Dinh dưỡng". Đây là những hướng dẫn thiết thực, còn ít được biết đến, về chế độ dinh dưỡng cho người có tuổi, liên quan tới 8 bệnh mạn tính như ung thư, sa sút trí tuệ, tiểu đường, huyết áp cao, loãng xương...  Nội dung khuyến cáo này bao gồm:
1. Kiểm soát sự thiếu cân: Trọng lượng 55 kg có thể là vừa với một người cao 165 cm ở độ tuổi 30, nhưng lại là thiếu với người 65 tuổi. Sụt 4,5 kg ngoài ý muốn trong 6 tháng là một dấu hiệu nguy hiểm. Ví dụ, sự giảm cân đột ngột ở người già có thể là dấu hiệu sớm của sa sút trí tuệ.  
2. Một số thuốc thông dụng, như digoxin để điều trị suy tim, có thể làm giảm trầm trọng sự thèm ăn của người già. 
3. Người có tuổi thường không cảm thấy ngon miệng khi ăn thịt, nhưng protein tạo nên cơ bắp và giúp cơ thể phục hồi sau bệnh tật. Nên nhớ tới những thức ăn giàu đạm khác như đậu, bơ lạc và trứng.
4. Khi có tuổi người ta thường thích ăn ngọt. Thói quen này không phải là xấu. Bệnh nhân Alzheimer cần tăng cân có thể dùng món bánh rán nếu họ thích. Năng lượng giúp trì hoãn thời điểm phải nuôi bệnh nhân qua ống. Hãy dùng những thức ăn được cắt nhỏ bằng ngón tay vì người bệnh có thể đã quên cách dùng dĩa.
5. Đảm bảo là người bệnh huyết áp cao dùng đủ canxi. Đây là cách tự nhiên để làm giảm huyết áp. Tất cả bệnh nhân có nguy cơ suy tim phải giảm lượng muối ăn.
6. Dùng đủ nước. Trung bình mỗi ngày cần uống 6-8 cốc (225 ml) các loại: nước trắng, nước hoa quả, sữa, trà, cà phê.
7. Rất nhiều chuyên gia khuyến cáo dùng bổ sung vitamin B12 ở người già, vì cùng với tuổi tác, sự hấp thu chất này cũng giảm.
8. Thay đổi lời khuyên về chế độ ăn cho phù hợp với từng bệnh nhân. Đa số bệnh nhân thận cần chế độ ăn nghèo đạm, nhưng một số dạng bệnh thận lại cần nhiều đạm hơn một chút.
Giảm bớt đau đớn cho người bệnh
Khoảng 85% người có tuổi bị ít nhất một bệnh mạn tính và họ có thể cải thiện tình hình sức khỏe thông qua chế độ ăn. Giáo sư Albert Barrocas, chuyên gia về ngoại khoa và dinh dưỡng tại New Orleans, người đã đưa ra thí dụ về sự khó thở của người bị bệnh phổi khi ăn nhiều đường, nói: "Chế độ ăn tốt không phải phương thuốc trị bệnh, nhưng nó có thể giảm bớt những đau đớn của người bệnh, thậm chí còn giúp một số người không phải dùng thuốc".
Trong khi ở người trẻ tuổi, thừa cân là nguy cơ lớn gây tiểu đường và bệnh tim mạch, thì người già lại phải đối đầu với nguy cơ suy dinh dưỡng. Khi bạn đời khuất núi, người còn lại sẽ chẳng thiết nấu nướng hoặc không biết làm thế nào để có bữa ăn lành mạnh. Bệnh viêm khớp, bệnh tim hay các bệnh khác khiến việc nấu ăn trở nên khó khăn. Bệnh Alzheimer làm người bệnh quên ăn. Khi dùng kháng sinh, người bệnh có thể thấy miệng đắng ngắt. Tóm lại, có vô số lý do khiến người già có thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Điều này không có lợi vì họ sẽ không đủ sức chống lại bệnh tật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với người già, thừa 10% trọng lượng tốt hơn là thiếu 10% .
 
Website www.aafp.org/nsi sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ hơn cùng một thử nghiệm nhanh giúp bạn xác định nguy cơ mắc bệnh về dinh dưỡng của mình.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Ở người già, các chức năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc đều suy giảm. Họ lại từng trải qua nhiều bệnh nhiễm khuẩn, dùng nhiều loại kháng sinh. Vì vậy, nếu dùng thuốc không đúng hoặc tự ý dùng kháng sinh, người cao tuổi sẽ gặp những tác hại không thể lường trước.

 

Có bốn yếu tố làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh ở người cao tuổi.
- Lưu lượng tim suy giảm, làm giảm diện phân phối thuốc, giảm lượng kháng sinh đến ổ nhiễm khuẩn.
- Cơ thể có sự tăng khối mỡ, giảm khối nạc, làm giảm sự phân phối thuốc vào khoang mô, sự phân bố thuốc không đồng đều. Bác sĩ dễ đánh giá nhầm hiệu lực thuốc nếu chỉ xem nồng độ của thuốc trong máu.
- Chức năng thận đã suy giảm nên kháng sinh dễ gây độc cho gan, thận; nếu cần dùng bắt buộc phải giảm liều. Chính vì vậy, khi dùng kháng sinh để chữa bệnh thận, do dùng liều thấp và sự giảm thải kháng sinh qua thận, nồng độ thuốc ở đường tiết niệu sẽ không đủ tác dụng.
- Chức năng diệt khuẩn của bạch cầu đa nhân đã giảm sút, làm kháng sinh mất khả năng tác động. Vì vậy, tuy dùng kháng sinh theo đúng nguyên tắc nhưng thuốc vẫn không thể diệt hết vi khuẩn. Trong cơ thể luôn còn lại một lượng vi khuẩn nhất định, có thể tạo nên những ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng.
Các nguyên tắc dùng kháng sinh ở người cao tuổi
- Bác sĩ phải nắm vững tính năng của thuốc: cơ chế tác dụng của kháng sinh lên vi khuẩn, phổ tác dụng của kháng sinh, quá trình hấp thu, chuyển hóa, phân phối, thải trừ và nhất là các tai biến của kháng sinh.
- Nắm vững cơ địa, tiền sử dị ứng thuốc của từng bệnh nhân. Ở người cao tuổi, các triệu chứng lâm sàng, các dấu hiệu chỉ điểm về bệnh lý nhiễm khuẩn thường mờ nhạt không điển hình, không tương quan rõ ràng với tình trạng nhiễm khuẩn.
- Luôn kiểm tra kết quả của kháng sinh trên người bệnh. Nếu thấy không có hiệu quả, phải xem lại chẩn đoán vì thường có nhiều bệnh đồng thời xuất hiện trên cơ thể người cao tuổi. Xem lại việc lựa chọn loại thuốc kháng sinh, liều lượng, điều kiện thâm nhập kháng sinh đến ổ bệnh trên một cơ thể đã lão hóa, xem xét tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
- Nên chọn dùng một loại kháng sinh. Nếu cần phối hợp thuốc, phải cân nhắc tính đối kháng hay tính hợp đồng của thuốc.
Để phát huy tối đa hiệu lực của thuốc và tránh những tai biến do thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng. Ví dụ:
- Augmentin, ciblor... cần uống vào đầu bữa ăn.
- Doxycilin uống vào giữa bữa ăn với một nửa cốc nước to, uống ở tư thế ngồi hay đứng để tránh kích ứng niêm mạc dạ dày, loét niêm mạc thực quản.
- Hầu hết các thuốc chống nấm nên uống trong bữa ăn để giảm bớt nguy cơ kích ứng ở đường tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu thuốc.
- Thức ăn làm tăng tác dụng của cefuroxim (Cepazin, Zinnat), vì vậy loại kháng sinh này nên uống sau ăn 15-30 phút.
- Penicillin, ampicillin dễ bị dịch dạ dày phá hủy, nên uống xa bữa ăn.
- Đa số các thuốc nhóm macrolid (erythromycin, rovamycin, roxithromycin, pyotacin) uống xa bữa ăn sẽ hấp thu tốt hơn.
- Nhóm thuốc cyclin (tetracyclin, hexacyclin) phải dùng sau khi uống sữa (hoặc canh cua, rau muống) 3 giờ vì chất canxi trong thức ăn sẽ kết hợp với thuốc, làm giảm hấp thu thuốc.
- Unasyn, amoxycillin (Clamoxyl), spiramycin (Zithromax), nhóm quinolon (noroxin, oflocet, peflacin, ciplox) không bị ảnh hưởng của ăn uống, nên có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.
Với tất cả các loại kháng sinh, người cao tuổi không được tự ý mua và sử dụng mặc dù trước đó họ đã được dùng tại bệnh viện. Ngừng ngay việc dùng thuốc và đến cơ sở y tế khám khi thấy có biểu hiện khác thường.

Khoảng 15-30% người cao tuổi bị chứng bệnh này. Mặc dù lượng nước tiểu trong bàng quang còn ít nhưng người bệnh vẫn thường xuyên có nhu cầu tiểu tiện, không nín được.

 

Người bị bệnh này thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, có khi cấp bách phải đi, nếu không sẽ bị ra quần. Bệnh nhân phải đi tiểu trung bình 1-2 giờ một lần, có khi chỉ 15-20 phút một lần. Tổng lượng nước tiểu trong ngày vẫn không tăng nhiều so với lúc khỏe.
Có 4 nguyên nhân cơ bản gây chứng bệnh trên: 
- Cơ bàng quang yếu, không ổn định, mất dần trương lực khiến lượng nước tiểu có thể dự trữ trong đó ngày một ít.
- Đường tháo nước tiểu ra bị tắc, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi hoặc ung thư bàng quang; đôi khi do sa tử cung hoặc bàng quang.
- Bàng quang có rối loạn thần kinh.
- Cơ thắt bàng quang và niệu đạo không đủ lực.
Một số nguyên nhân khác cũng gây ra mót tiểu như: bệnh parkinson, alzheimer, tắc niệu đạo do viêm mạn hay phẫu thuật, tiểu đường, bệnh thần kinh cột sống xương cùng, di chứng của phẫu thuật trước đây ở vùng xương chậu.
Đối với phụ nữ sau mãn kinh, việc nội tiết tố oestrogen bị giảm có ảnh hưởng làm cho niêm mạc niệu đạo bị dày, cứng lên, cản trở lưu thông nước tiểu. Phụ nữ sinh đẻ nhiều cũng bị yếu cơ vùng chậu, gây tiểu không tự chủ.
Để chữa bệnh hiệu quả, ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân còn phải có một lối sống khỏe, lành mạnh như: tránh dùng cà phê, trà, thuốc lá, rượu; không uống nước nhiều vào buổi tối. Nên thường xuyên tập luyện cơ chậu, cơ bụng bằng vận động, xoa bóp mạnh; tập luyện bàng quang bằng phương pháp đi tiểu theo giờ giấc quy định (lúc đầu khó khăn nhưng nếu kiên trì thì khoảng cách giữa 2 lần tiểu sẽ dài dần).
Phương pháp phẫu thuật chỉ được thực hiện khi bị phì đại tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, niệu quản, u bàng quang...

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc không thể duy trì được giấc ngủ qua đêm, hay nói đơn giản hơn là không có được giấc ngủ đầy đủ. Cảm giác không có được giấc ngủ thoải mái rất phổ biến, gặp ở 20-50% dân số tại các quốc gia khác nhau.

1. Mất ngủ có phải là một vấn đề nghiêm trọng?


Có tới 20% người Australia phàn nàn với các bác sĩ gia đình là họ bị khó ngủ. Ngày nay, chứng mất ngủ đã được thừa nhận là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020, số người trên 60 tuổi sẽ tăng thêm 75% so với hiện nay, như vậy rõ ràng đây là vấn đề rất nghiêm trọng, đòi hỏi ngành y tế phải có chiến lược đánh giá và kiểm soát chứng mất ngủ ở người cao tuổi một cách hiệu quả. Tuy nhiên nếu đi sâu tìm hiểu, chúng ta có thể thấy mất ngủ ở người cao tuổi không hẳn là vấn đề y tế mà còn là vấn đề xã hội, nhất là ở những nước phát triển.
2. Các nguyên nhân gây mất ngủ
Có rất nhiều yếu tố có thể gây mất ngủ ở người cao tuổi. Các yếu tố này bao gồm giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng của cơ thể khi cơ thể bị lão hóa... Kèm theo, những bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi như sa sút trí tuệ, bệnh lý mạch máu não, suy tim, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm... đều làm giảm chất lượng giấc ngủ. Nhìn chung, có 4 nhóm nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người cao tuổi:
a. Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Tuổi cao thường đi kèm với tăng nguy cơ mắc các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát, phổ biến nhất là hiện tượng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì), hoặc các hiện tượng chân tay cử động một cách tự động về đêm làm người cao tuổi bị thức giấc.
b. Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Ðau là nguyên nhân nổi bật gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nguyên nhân gây đau phổ biến nhất ở những người cao tuổi là các bệnh cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương..., có đặc điểm là đau tăng lên về nửa đêm gần sáng, làm cho bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Các bệnh lý khác bao gồm bệnh thiếu máu cơ tim gây đau ngực, hiện tượng hay tiểu đêm (ví dụ do u xơ tiền liệt tuyến, do bệnh đái tháo đường), hoặc khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen phế quản)...
c. Các bệnh lý tâm thần kinh: Theo nhiều nghiên cứu, bệnh trầm cảm dường như là yếu tố lớn nhất có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Các bệnh nhân trầm cảm thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm và có hiện tượng ngủ ngày, một số bệnh nhân lại có lúc bị kích động nên rất khó ngủ. Ước tính có tới 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Trong một nghiên cứu rất lớn ở Mỹ, người ta thấy có đến 14% những người mất ngủ có biểu hiện bị trầm cảm so với chỉ 1% những người có giấc ngủ bình thường. Ngoài ra, các rối loạn tâm thần khác có khả năng gây mất ngủ là lo âu, sa sút trí tuệ... Có nhiều lý do khiến người cao tuổi thường lo lắng quá mức như sợ mất uy tín, mất sự tín nhiệm của gia đình, cộng đồng (khi nghỉ hưu), lo lắng về những tai nạn của anh chị em, bạn bè hoặc các vấn đề tiền nong, tài chính...
d. Do thuốc: Những thuốc hay gây mất ngủ ở người cao tuổi gồm các loại corticoid, nội tiết tố tuyến giáp (đều gây kích thích), các thuốc điều trị bệnh thần kinh và ngay cả một số thuốc dùng để điều trị bệnh trầm cảm. Ngoài ra còn có các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa... Một số chất tuy không hẳn là thuốc nhưng mọi người lại hay dùng và rất dễ gây mất ngủ như rượu, caffeine (có trong chè, cà phê), nicotine (có trong thuốc lá). Cần chú ý là có một số thuốc mà nhiều người vẫn coi là thuốc ngủ và được dùng để điều trị mất ngủ như Benzodiazepine (Seduxen)... lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ khiến họ ngủ nhiều hơn vào ban ngày, hậu quả là người bệnh càng ít ngủ hơn vào ban đêm.
3. Làm thế nào để có giấc ngủ tốt?
Các biện pháp không dùng thuốc được khuyến khích áp dụng cho tất cả những người bị mất ngủ, nhất là những trường hợp bị mất ngủ do các rối loạn tâm lý kéo dài. Mục đích là xóa bỏ hoặc làm giảm các yếu tố góp phần gây mất ngủ, bao gồm từ việc hướng dẫn về giấc ngủ, thực hiện lời khuyên về "vệ sinh giấc ngủ" cho tới tập các kỹ năng thư giãn... Thuật ngữ "vệ sinh giấc ngủ" không tốt ám chỉ những thói quen, hoạt động hàng ngày không phù hợp để tạo nên một giấc ngủ tốt. Một số lời khuyên giúp cải thiện vệ sinh giấc ngủ là:
- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ...
- Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ.
- Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.
- Khi vào phòng ngủ, không nên đọc sách hoặc xem ti-vi.
- Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ.
- Nên tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối.
- Không nên ăn hoặc uống nước, dùng các thuốc có chứa chất kích thích.
- Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho giấc ngủ.
- Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều.
- Không nên ngủ ngày nhiều.
- Trước khi đi ngủ nên tắm nước ấm vì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và có thể giúp bắt đầu giấc ngủ dễ dàng hơn.
- Phòng ngủ chỉ nên dùng để ngủ, không nên dùng cho các công việc khác.
- Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ. Vào mỗi buổi tối nên dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng.
- Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.
- Phải học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Tránh tối đa hiện tượng môi trường phòng ngủ không thoải mái, ví dụ như vợ chồng cãi nhau, gọi điện thoại trao đổi công việc, thuyết phục khách hàng...
- Nếu bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy tạo môi trường có đủ ánh sáng và sự kích thích trong giờ làm việc để tránh cảm giác buồn ngủ.
4. Khi nào phải dùng thuốc để điều trị chứng mất ngủ?
Một người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong hai tình huống sau đây:
a. Ðể điều trị các bệnh là nguyên nhân gây mất ngủ: Ví dụ những người bị mất ngủ do đau xương khớp được cho dùng các thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc các thuốc giảm đau. Ðiều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân có lại được giấc ngủ bình thường. Cần phát hiện sớm và điều trị tích cực bệnh trầm cảm vì nó rất hay xảy ra ở những người bị các bệnh mạn tính. Chú ý những người cao tuổi là đối tượng phải dùng nhiều loại thuốc nhất (tự dùng hoặc theo chỉ định của bác sĩ), trong số đó nhiều loại có thể gây mất ngủ, ví dụ do có chứa caffeine. Nguyên tắc chung của điều trị các bệnh gây mất ngủ là phải làm giảm tối đa các triệu chứng nhưng lại hạn chế dùng thuốc đến mức tối thiểu.
b. Các thuốc gây ngủ, dùng cho những bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân.
Trong thực tế, việc dùng thuốc điều trị chứng mất ngủ quá phổ biến, có khi không cần thiết. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, tác dụng của các thuốc điều trị mất ngủ không hiệu quả bằng các biện pháp không dùng thuốc như đã trình bày ở phần trên. Nếu kết hợp cả hai biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, trong đó thuốc đem lại tác dụng nhanh chóng tức thì, còn các biện pháp không dùng thuốc sẽ đem lại tác dụng lâu dài và bền vững.
Có khá nhiều loại thuốc dùng để điều trị mất ngủ. Các thuốc thường dùng là nhóm Benzodiazepine (Seduxen, Valium), bao gồm các loại có tác dụng ngắn hoặc dài. Thuốc loại này có tác dụng phụ là hay gây buồn ngủ ban ngày, người cao tuổi dùng thuốc dễ bị ngã nên làm tăng nguy cơ bị gãy cổ xương đùi. Các thuốc gây ngủ không phải Benzodiazepine, ví dụ như Zolpidem (Stilnox), có tác dụng tốt với các bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài và an toàn hơn cho người cao tuổi. Các thuốc kháng histamine như Diphenhydramine (hay có trong một số thuốc chống dị ứng hoặc các thuốc điều trị cảm cúm) cũng đôi khi được dùng để gây ngủ, nhưng đây không phải là chỉ định đúng. Thuốc có một số tác dụng như gây lẫn lộn, kích động, tụt huyết áp tư thế, loạn nhịp tim, bí tiểu. Ða số các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng (ví dụ Laroxyl) đều có tác dụng an thần và thường được dùng liều thấp như một loại thuốc ngủ, đặc biệt ở những bệnh nhân có trầm cảm kèm theo.
Tóm lại, giống như phần lớn các bệnh ở người cao tuổi, mất ngủ là một rối loạn thường gặp do rất nhiều nguyên nhân. Ðể tìm lại được giấc ngủ ngon, người bệnh và các thầy thuốc cần chú ý tìm hiểu và điều trị các nguyên nhân trực tiếp gây mất ngủ (nếu có thể được), trong đó các biện pháp nhằm tạo cho người cao tuổi một môi trường sống cũng như môi trường dễ chịu và phù hợp cho giấc ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng.
 
Design by Hao Tran -