Hiển thị các bài đăng có nhãn phụ nữ và các vấn đề liên quan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phụ nữ và các vấn đề liên quan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Phụ nữ ở tuổi này cần ăn giấm để một mặt làm tăng cảm giác thèm ăn, mặt khác, phòng các loại bệnh tật, làm mềm huyết quản, hạ huyết áp, giảm cholesterol...

Sau đây là một số lưu ý khác về chế độ ăn của phụ nữ ngoài tuổi lục tuần:
- Nên ăn:
  • Các thức ăn thanh đạm, nóng, chín nhừ, mềm.
  • Cá, sữa, trứng...
  • Các thức ăn giàu chất cellulose như rau xanh, gạo lức, ngũ cốc (đậu, lạc, vừng, hạt sen, hạt dẻ).
  • Các loại dầu béo chứa axit béo không bão hòa, có ích cho sức khỏe, như dầu lạc, dầu vừng.
  • Thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm sữa, đậu nành, các chế phẩm đậu, tôm, ngao, sò, cua, trứng, rau cần, rau mùi...
  • Các thức ăn giàu vitamin E như cải bắp, súp lơ, rau loa cự, vừng...
- Không nên ăn:
  • Những thức ăn quá béo ngậy.
  • Các thức ăn dẻo quánh, cứng, sinh lạnh.
  • Các thức ăn nhiều cholesterol như nội tạng, tủy, óc động vật, trứng cá...
Ngoài ra, không nên ăn quá mặn vì điều này sẽ làm cho chất natri đọng nhiều trong cơ thể, dễ gây thủy thũng, tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho thận.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Để có tuổi thọ cao, chúng ta có hai vấn đề cần chống: mỡ máu cao khiến tim dễ ngừng đập và huyết áp cao. Phải: 1. Ăn uống cân bằng, 2. Vận động có oxy, 3. Có trạng thái tâm lý tốt

 

1. Ăn uống cân bằng:
Uống:
a/ Trà xanh có chất trà đa phân có khả năng chống ung thư cộng flour làm bền răng, tiêu diệt vi khuẩn, chữa được sâu răng, chất trà cam ninh nâng cao độ bền huyết quản, làm cho huyết quản và mạch máu não khó bị vỡ; chống bức xạ.
b/ Rượu vang đỏ: Trong vỏ quả nho có chất nghịch chuyển thuần, tác dụng chống suy lão, chống oxy hóa, chống bệnh tim, phòng tim ngừng đập đột ngột (đột quỵ), ngoài ra rượu vang đỏ còn làm hạ huyết áp, hạ mỡ máu, nhưng với rượu vang đỏ, mỗi ngày cũng không được uống quá 50 - 100 cc, cần lưu ý: ăn quả nho đỏ chỉ rửa sạch và ăn cả vỏ, nho trắng và rượu trắng không có tác dụng trên mà còn gây chứng làm đặc máu; với rượu trắng, mỗi ngày không được uống quá 5 - 10 cc.
c) Sữa đậu nành có chứa đường quả khiến cơ thể có thể hấp thụ 100%, ngoài ra còn kali, magnesium, calci (hàm lượng calci nhiều hơn trong sữa bò), chất dị hoàng đồng chữa ung thư vú, ung thư trực tràng, ung thư kết tràng; theo giáo sư, muốn phòng chống ung thư, nhất thiết phải uống sữa đậu nành.
d) Sữa chua: Duy trì cân bằng vi khuẩn.
e) Canh xương có chất uyển giao tốt cho cơ thể.
f) Canh nấm: Nâng cao khả năng miễn dịch.
Ăn:
a) Cốc:
+ Đặc biệt là ngô, còn được gọi là cây vàng vì trong ngô già có nhiều chất noãn ân chi, á dụ toan, cốc vật thuần, vitamin E chống cao huyết áp, xơ vữa động mạch (giáo sư Tề Quốc Lực sống ở Mỹ, rất khỏe, tuy đã trên 70 tuổi giọng nói vẫn vang vang, mặt không có nếp nhăn là do giáo sư kiên trì ăn cháo ngô 6 năm liền). Người Mỹ nguyên thủy, người da đỏ không bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch là do họ ăn ngô.
+ Kiều mạch: ba hạ: huyết áp cao, mỡ máu cao, đường máu cao. Kiều mạch còn có 18% xenluylo khiến người ăn kiều mạch không bị viêm dạ dày, viêm đường ruột, chống ung thư trực tràng, ung thư kết tràng.
+ Các loại khoai: Khoai lang trắng, khoai lang đỏ, khoai tây, củ từ, chúng có 3 tác dụng - hấp thụ nước, làm trơn đường ruột khiến không bị ung thư trực tràng, ung thư kết tràng - hấp thụ mỡ và đường khiến không bị đái tháo đường - hấp thụ độc tố chống viêm dạ dày, viêm đường ruột.
+ Yến mạch: Làm hạ huyết áp, hạ mỡ máu.
+ Kê: Tác dụng: trừ thấp, kiện tỳ, trấn tĩnh, ngủ ngon. Không nên dùng thuốc an thần (ít nhiều đều có độc), thay vào đó nên ăn kê.
+ Đậu nành: Nhiều prôtêin, prôtêin của 1 lạng đậu nành bằng 2 lạng thịt nạc, bằng 3 lạng trứng gà, bằng 4 lạng gạo. Đậu nành là hoa của dinh dưỡng, là vua các loại đậu, trong đậu nành có chất dị hoàng đồng, tác dụng phòng, chống ung thư tuyến vú, ăn sáng bằng sữa đậu nành và óc đậu rất tốt.
b) Rau:
- Rau xanh: Chống bức xạ, trong đó:
Cà rốt: Có tác dụng dưỡng mắt, chống quáng gà, bảo vệ niêm mạc, dưỡng tóc, dưỡng da, dưỡng niêm mạc, ăn cà rốt nhiều ít bị cảm, nó còn chống bức xạ.
Bí đỏ: Kích thích tế bào tụy sản sinh ra insulin, thường xuyên ăn bí đỏ không bị đái tháo đường.
Mướp đắng: Tiết ra insulin, thường xuyên ăn mướp đắng không bị đái tháo đường.
Cà chua: Ăn cà chua sẽ không mắc ung thư nhưng cà chua ăn sống không có tác dụng; phải đun nóng cà chua mới tách ra được chất chống ung thư, vì vậy hãy ăn cà chua theo kiểu xào với trứng, nấu canh cà chua hay ăn canh trứng gà cà chua.
Tỏi: Là vua chống ung thư. Tỏi không được ăn nóng vì hết tác dụng. Phải thái nhánh tỏi thành từng lát, để từng lát trong không khí độ 15 phút, kết hợp với oxy, tỏi mới phát sinh ra chất tỏi hay đại toán tố chống ung thư.
Theo TNO

Cách hữu hiệu nhất để người già đối phó với bệnh tăng huyết áp là thay đổi lối sống: giảm ăn muối, kiêng rượu, thuốc lá và chất kích thích, vận động vừa phải... Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc cổ truyền để hạ áp.

 

 Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biểu hiện chính là tăng áp lực động mạch, có thể gây ra biến chứng ở nhiều cơ quan như tim mạch, não, thận và mắt. Có hai loại tăng huyết áp. Loại nguyên phát chiếm khoảng 90%, gặp hầu hết ở lứa tuổi trung niên và tuổi già do những thay đổi cơ chế gây co hoặc giãn mạch. Tăng huyết áp thứ phát thường gặp ở người trẻ và trẻ em do các bệnh ở thận, nội tiết... Ở người cao tuổi, hẹp tắc động mạch thận là nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp thứ phát.
 Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:
- Tuổi tác: Ở lứa tuổi 60 trở lên, tỷ lệ tăng huyết áp là 1/3.
- Yếu tố xã hội: Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn do nhịp sống căng thẳng, khẩn trương.
- Béo phì: Trong lượng cơ thể vượt quá mức cho phép (chỉ số BMI ở nam hơn 25, nữ hơn 30).
- Nghiện rượu và thuốc lá.
- Ăn mặn: Lượng muối quá 5 g/ngày.
- Rối loạn lipid máu và tiểu đường.

Để điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn giảm cân nếu thừa cân, ăn ít muối, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu và các chất kích thích; năng vận động thể lực như đi bộ, bơi, tập dưỡng sinh, thái cực quyền... Nên sử dụng nước uống có tác dụng hạ huyết áp, an thần, lợi tiểu như hoa hòe, chè sen vông, chè thanh nhiệt, nước ngô luộc... Chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi phải hợp lý, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ. Hạn chế dùng thuốc ngủ khi không cần thiết.
Ngoài ra, người bị tăng huyết áp cũng có thể điều trị theo một số bài thuốc y học cổ truyền sau:

- Thiên ma, câu đằng, đỗ trọng, tang ký sinh, bạch thược, chi tử, ngưu tất mỗi thứ 12 g, hoàng cầm 8 g, thạch quyết minh, mẫu lệ mỗi thứ 20 g. Ngày một thang, sắc uống làm 3 lần. Dùng cho người tăng huyết áp thể can dương thịnh (đau đầu, chóng mặt, mặt đỏ, bứt rứt, ngủ ít, hay mê, miệng đắng, tiểu vàng, đại tiện táo).

- Thục địa, hạ khô thảo mỗi thứ 16 g; hoài sơn, sơn thù, bạch linh, đan bì, trạch tả, kỷ tử, bạch mao căn, cúc hoa mỗi thứ 12 g, thạch quyết minh 20 g, câu đằng 10 g. Ngày một thang, sắc uống làm 3 lần. Dùng cho người tăng huyết áp thể can thận âm hư (hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, tức ngực, tay chân tê dại, ngủ kém).

- Bán hạ chế, thiên ma, trần bì, thạch xương bồ mỗi thứ 8 g; bạch linh, bạch truật, câu đằng mỗi thứ 12 g, cam thảo 4 g. Ngày một thang, sắc uống làm 3 lần. Dùng cho người tăng huyết áp kèm béo phì hoặc cholesterol máu cao.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Ở người già trọng lượng của não giảm nhiều. Lưu lượng máu qua não giảm 20% và có nhiều rối loạn trong sự điều hòa. Các tế bào thần kinh - nơron - mất đi nhiều nhưng không đồng đều. 

 Hồi não thái dương trên, mất đi đến nửa nơron. Hồi não thái dương dưới, chỉ mất dưới 10%. Các thùy đỉnh và chẩm cũng mất rất ít. Mất xảy ra chủ yếu đối với các nơron kích thước lớn. Ví dụ trong tiểu não, các tế bào của lưới Purkinje chết trong lúc các nơron khác vẫn còn tồn tại. Trong các vùng dưới võ não, thì locus ceruleus và locus niger (liềm đen) có lẽ mất nhiều hơn cả. Diện mất do sự lão hóa tự nhiên trong nhân đáy Meynert còn đang được bàn cãi, nhưng số lượng tế bào mất do tuổi già không nhiều so với trong bệnh Alzheimer. Vùng hạ đồi, cầu não và hành tủy mất rất ít nơron trong lão hóa tự nhiên. Người ta đã chứng minh được vai trò của "cái chết của tế bào chương trình hóa" (Apoptose) trong sự mất đi của các nơron não.

Nhìn chung, mật độ các đường liên lạc đuôi gai của nơron vỏ não còn lại có giảm sút. Tuy nhiên cũng có thể tại một vài vùng, các đường liên lạc đuôi gai lại tăng lên, rất có thể do sự tái lập không thường xuyên của não, nhằm bù lại những tế bào đã mất. Lipofucsin hình như tích lũy trong một số vùng của não, đặc biệt trong vỏ cá ngựa và thùy trán. Myélin giảm mạnh nhất ở chất trắng vùng vỏ.

Trong quá trình lão hóa các enzym não, thụ thể và dẫn truyền thần kinh cũng có nhiều thay đổi. Về các enzym thì Anhydrase carbonic giảm, Monoamin oxydase tăng, Catéchol O - méthyltrans férase tăng, Cholin O-acétyltráns férase giảm (nhưng ít hơn so với bệnh Alzheimer), Acétylcholinesterase giảm (ít hơn so với Alzheimer) , Acid glutamic décarboxylase giảm. Về các thụ thể thì Dopamin 2 giảm, Muscarin giảm, Sérotomin giảm. Về các chất dẫn truyền thần kinh thì chất P giảm, Somatóstatin không thay đổi, Neurotensin giảm, Polypeptid ruột hoạt động mạch tăng.

Những thay đổi của các chất dẫn truyền thần kinh không có ảnh hưởng gì đến điện sinh, tư duy và tập tính. Trên điện não đồ những thay đổi có liên quan đến tuổi tác thường được biểu hiện dưới dạng tăng các sóng bêta và giảm các sóng delta, théta.
Những nơron vận động của tủy sống phần lớn được duy trì cho đến 60 tuổi. Tuy nhiên các tế bào của sừng trước có thể mất đi nhiều sau đó. Các ngưỡng rung và xúc giác ở ngón tay ngón chân giảm khi tuổi cao và ngưỡng nhiệt ở ngón tay có vẻ lại tăng lên theo tuổi.

Tuổi càng cao số lượng thuốc dùng để chữa bệnh càng nhiều. Sở dĩ có tình trạng này là vì tuy già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển.

 

 Vả lại người đã già thì ít khi chỉ mắc một bệnh mà thường là có nhiều bệnh, trong đó đa số mạn tính. Thuốc có thể do thầy thuốc chỉ định nhưng phần lớn là bệnh nhân tự tìm lấy. Vì tất cả các lý do đó cho nên những tác dụng phụ do thuốc gây ra không phải hiếm, thậm chí có khi nguy hiểm. Cũng do dùng thuốc không đúng như trên nên cũng dễ hiểu là có nhiều bệnh không khỏi. Các tác dụng dược lý của thuốc vào một cơ thể đã già, nghĩa là đã có nhiều sự thay đổi rất cơ bản trong các chức phận của cơ thể, nên sự thận trọng là cần thiết, nếu muốn dùng thuốc được an toàn và có hiệu quả.
Một số nguyên tắc cần tôn trọng khi kê đơn thuốc cho người già
1. Nắm thật đầy đủ bệnh sử, tiền sử của bệnh nhân và của gia đình. Nếu cần thì yêu cầu bệnh nhân mang tất cả các thuốc hiện họ đang dùng, cho thầy thuốc kiểm tra trong buổi khám đầu tiên. Ít nhất cũng phải xem y bạ đầy đủ, các đơn thuốc đã kê cho bệnh nhân trong những tháng gần đây. Hỏi bệnh nhân thật cặn kẽ về tiền sử dị ứng, nếu có, các tác dụng phụ của những thuốc đã dùng. Kiểm tra xem bệnh nhân có dùng thuốc lá, rượu, cà phê, các chất gây nghiện khác không. Không quên hỏi những người nhà, người có trách nhiệm trông coi bệnh nhân, về những nội dung như trên.
2. Không dùng một loại thuốc nào mà xét ra không cần thiết. Cũng cần tránh cho thuốc khi chưa có chẩn đoán về bệnh chính, bệnh phụ, khi các triệu chứng còn chưa rõ ràng hoặc đặc hiệu, khi hãy còn phân vân về lợi ích thực sự của thuốc đối với bệnh hoặc chứng bệnh.
3. Đừng vội cho ngay thuốc tiếp theo một liệu trình điều trị. Sau một đợt điều trị theo phác đồ đã được lựa chọn và vào một lần kiểm tra lại bệnh, cần xem lại toàn bộ các thuốc đã dùng để quyết định phác đồ điều trị thích hợp hơn, loại bỏ những thuốc đã tỏ ra không có hiệu quả, hoặc đã dùng quá lâu, dùng tiếp những thuốc thấy vẫn còn cần thiết, thêm những thuốc mà tình hình mới của bệnh đặt ra. Quan sát kỹ các rối loạn chức năng ở một số bộ phận cơ thể và sử dụng bổ sung một số biện pháp cần thiết. Biện pháp này có thể là thuốc, không dùng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng hoặc tạm ngừng thuốc.
4. Đối với người già yếu cần bắt đầu sử dụng thuốc cần thiết với liều thấp, sau đó mới tăng lên từ từ. Vừa cho thuốc vừa thăm dò hiệu quả và nếu thấy vẫn còn tiếp tục dùng thuốc thì cho liều thấp nhất còn có hiệu quả. Chỉ tăng liều khi thấy điều đó là cần thiết, có hiệu quả và bệnh nhân chịu đựng được tốt.
5. Đơn thuốc phải thích hợp với từng người bệnh đã già, có tính đến tính chất của bệnh, hiệu quả của phương pháp điều trị, sức chịu đựng của cơ thể, sẽ có hay không các bệnh khác kèm theo bệnh chính, cũng cần điều trị các biến chứng có thể xảy ra do bệnh khác ngoài bệnh chính gây ra. Không nên khước từ tiến hành điều trị một bệnh có thể chữa hiệu quả, nếu cho thêm một thứ thuốc thích hợp.
6. Hết sức động viên sự hợp tác của bệnh nhân trong công tác chữa bệnh. Nói thật rõ ràng và thẳng thắn với người bệnh về những mục đích của điều trị, các phương pháp cụ thể sẽ tiến hành, bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Khi yêu cầu những điều gì về phía bệnh nhân, thì nên nêu đủ, cẩn thận, giải thích kỹ nếu bệnh nhân chưa hiểu rõ, nếu cần thì ghi ra giấy để tránh sự hiểu sai ý đôi khi rất có hại, nhất là đối với bệnh nhân hay lú lẫn. Khi cho thuốc cũng cần tính đến tình hình kinh tế của gia đình bệnh nhân; nên cho những thuốc có hiệu quả nhưng giá không quá đắt. Tránh dùng thêm những thuốc không thật cần thiết cho việc điều trị.
7. Cần thận trọng đối với với những thuốc còn quá mới mẻ, mới nhập ngoại, chưa được nhiều người dùng, bản thân thầy thuốc cũng chưa có kinh nghiệm. Đối với người già, sức đã yếu, dùng một thứ thuốc mà mình không biết chắc lắm về tác dụng, là điều nên tránh vì có những hậu quả không lường trước được.
Một số ảnh hưởng qua lại giữa thuốc và bệnh ở người già, cần thiết khi kê đơn
- Khi có bệnh phì đại tuyến tiền liệt nếu dùng các thuốc chống tiết Cholin, chống xung huyết, sẽ làm bàng quang khó thải nước tiểu.
- Khi có các rối loạn dẫn truyền ở tim, nếu dùng Verapamil, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế bêta giao cảm, dễ bị chẹn tim.
- Khi có các bệnh phổi phế quản kinh diễn tắc nghẽn nếu dùng các thuốc ức chế bêta giao cảm sẽ dễ bị co thắt phế quản.
- Khi có suy tim xung huyết nếu dùng V, thuốc ức chế bêta giao cảm sẽ dễ làm suy tim tăng thêm (suy tâm thu).
- Khi sa sút tâm thần nếu dùng các chất chống tiết Cholin, Benzodiazépin, Lévodopaiôpi, thuốc chống trầm cảm Imipramin, sẽ dễ bị mê sảng.
- Khi có bệnh tiểu đường nếu dùng lợi tiểu, corticoid sẽ dễ bị tăng đường huyết thêm.
- Khi có bệnh glôcôm góc đóng, nếu cho thuốc chống tiết Cholin sẽ gây cơn glôcôm cấp tính.
- Khi tăng huyết áp nếu dùng thuốc chống viêm không steroid, có thể làm huyết áp tăng thêm.
- Khi hạ kali máu nếu dùng Digoxin cơ thể gây rối loạn nhịp tim.
- Khi hạ natri máu nếu cho thuốc hạ đường huyết uống, lợi tiểu, Carbamazépin dễ làm hạ natri nặng thêm.
- Khi có loét dạ dày - tá tràng, nếu cho thuốc chống đông, chống viêm không steroid sẽ dễ gây xuất huyết dạ dày ruột.
- Khi có hạ huyết áp tư thế đứng, nếu cho lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm ba vòng, Levodopa, các chất giãn mạch sẽ dễ gây choáng váng, ngã, có thể dẫn đến gãy xương háng nguy hiểm.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

TS Ngô Văn Toàn, trưởng khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Việt Đức), cho biết gần đây ông đã phải phẫu thuật điều trị cho một số bệnh nhân là phụ nữ, tất cả đều trên 40 tuổi, đều có tiền sử đi giày cao gót lâu năm.



Hội chứng giày cao gót
“Giày cao gót rất thời trang, nhưng hai biến chứng có thể gặp là vẹo trục ngón một bàn chân gây đau, tạo miếng chai lồi mất thẩm mỹ hoặc cân của gan bàn chân bị căng giãn quá mức cũng gây đau. Bệnh này đã xuất hiện nhiều ở châu Âu, châu Mỹ do phụ nữ nơi đây có thời gian sử dụng giày cao gót kéo dài, nhưng gần đây đã có những bệnh nhân như vậy ở VN” – TS Toàn cho biết.
Theo ông Toàn, khi đi giày mũi nhọn, mũi giày thường có xu thế ôm chân, ngón cái hướng vẹo vào trong. Khi thời gian đi giày mũi nhọn nhiều, kéo dài, giày không phù hợp, chủ nhân các đôi giày cao gót có thể gặp một biến chứng là ngón chân cái bị biến dạng, vẹo tới mức ngón chân cái chồng lên trên ngón chân thứ hai, trong y khoa gọi biểu hiện này là biến dạng diện khớp của bàn ngón. Các biểu hiện kèm theo là dây chằng biến dạng, diện xương biến dạng, gân cơ lệch trục và gây đau cho người bệnh.
“Mất thẩm mỹ là một chuyện, nhưng đau đến mức không đi được giày cao gót, thậm chí không đi bộ được vì chân bị mất cân bằng” – TS Toàn nói. Theo ông Toàn, phần ngón chân bị lệch trục, biến dạng khiến chân mất tư thế vững, bởi khi đứng thì phần trụ chính là phần ngón chân cái, không ai trụ phần ngón chân út. Phần xương bị lệch trục lồi ra sẽ chèn ép vào các dây thần kinh ngay dưới da, ảnh hưởng các tư thế đi chân đất, đi bộ…
“Khi đứng bình thường thì sức nâng của cổ bàn chân chỉ phải chịu một lần trọng lượng cơ thể, nhưng khi đi nhanh thì khớp cổ bàn chân phải chịu trọng lượng gấp 3 lần cơ thể, khi chạy phải chịu gấp 5 lần. Khi đi giày cao gót chị em đã bắt chân luôn chạy bước nhỏ, ở một tư thế và tì đè vào ngón chân cái là chính” – TS Toàn nói.
Có trường hợp phải mổ
Theo TS Toàn, với bệnh lý giày cao gót, các trường hợp diện khớp của ngón cái đã biến dạng nhiều, thậm chí ở mức ngón chân cái chồng lên ngón thứ hai thì phải chỉ định phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ mở phần bị biến dạng, chỉnh lại xương, làm lại dây chằng, một số trường hợp phải sửa lại xương và đóng đinh, bắt vít các phần bị lệch, cân bằng diện khớp như vốn có. Sau mổ chỉnh hình, bệnh nhân sẽ phải tập phục hồi chức năng.
Bên cạnh tình trạng vẹo trục ngón một bàn chân, chị em mê giày cao gót, nhất là các trường hợp đi giày cao gót nhiều năm, có thể gặp tình trạng đau ở gót chân. TS Toàn cho biết tình trạng này thường thấy ở phụ nữ đã đi giày cao gót nhiều năm, lứa tuổi 50 trở lên. Khi thấy bệnh nhân kêu đau ở gót chân và được chụp chiếu chẩn đoán, có trường hợp bác sĩ đánh giá bệnh nhân bị gai gót chân.
“Trong trường hợp này, có thể bệnh nhân bị căng giãn quá mức ở cân của gan chân, phần cân gan chân được nuôi dưỡng kém. Những trường hợp này phải tập vật lý trị liệu, xoa bóp, có khi phải sử dụng cả thuốc giảm đau” – TS Toàn hướng dẫn.
Phàm là phụ nữ thì ai cũng mê thời trang, hiện nay phần lớn chị em phụ nữ ở thành phố, thị xã, thị tứ đều có giày gót cao. Giày làm phụ nữ đẹp hơn nhiều. Chưa kể phụ nữ VN vốn có chiều cao vừa phải và các chị cũng muốn “ăn gian” thêm một chút cho xinh hơn. Nhưng hướng dẫn của thầy thuốc là không đi giày quá cao, mũi quá nhọn và nếu được nên hạn chế đến mức thấp nhất những lúc phải đi giày cao gót, nếu không muốn gặp loại bệnh lạ lùng là bệnh lý giày cao gót.
TTO
Design by Hao Tran -