Bệnh thoái hóa khớp nếu được điều trị sớm sẽ có thể khỏi và không gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, cách tốt nhất là chúng ta hiểu rõ các nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp.
Tuổi tác, giới tính, công việc, … là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp. Vậy nguyên nhân nào có thể can thiệp và nguyên nhân nào không thể can thiệp để phòng tránh bệnh thoái hóa khớp?
Yếu tố nguy cơ không thể can thiệp
Các yếu tố như tuổi tác, giới tính hay mắc bệnh thoái hóa khớp do di truyền từ gia đình là các yếu tố nguy cơ không thể can thiệp được. Cụ thể:
Tuổi và giới tính: Càng về già khả năng bị mắc bệnh thoái hóa khớp càng cao. Đặc biệt là từ sau 50 tuổi trở đi. Giai đoạn này nam giới bị thoái hóa khớp nhiều hơn nữ, nhưng sau 50 tuổi thì tỉ lệ này lại ngược lại, nữ giới sẽ mắc bệnh thoái hóa khớp nhiều hơn và chủ yếu là thoái hóa khớp gối và khớp bàn tay.
Do di truyền: Trong gia đình nếu ông bà hoặc bố mẹ có người bị thoái hóa khớp thì khả năng bạn cũng bị thoái hóa khớp là điều khó tránh khỏi.
Yếu tố nguy cơ có thể can thiệp
Béo phì: Những người béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn người không béo phì. Và bệnh thoái hóa khớp ở người béo phì có thể diễn ra ở tất cả các khớp trên cơ thể, thậm chí là khớp nhỏ nhất ở bàn tay.
Hormone: Phụ nữ sau tuổi mãn kinh, hormone thay đổi khiến thiếu estrogen trong cơ thể nên dễ dẫn đến mắc bệnh thoái hóa khớp.
Nghề nghiệp: Những người làm việc trực tiếp hay phải vận động các khớp quá lâu hoặc quá thường xuyên có nguy cơ dễ bị mắc bệnh thoái hóa khớp. Điển hình như những người nông dân có nguy cơ thoái hóa khớp háng cao gấp 2 lần so với tần suất trung bình trong dân số. Hoặc những người thường xuyên mang vác nặng sẽ có nguy cơ bị đau khớp gối hoặc làm việc liên quan đến bàn tay nhiều sẽ dễ bị thoái hóa khớp bàn tay.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét