Hiển thị các bài đăng có nhãn Thực phẩm chữa bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thực phẩm chữa bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

 Những thực phẩm cực tốt cho người cao tuổi không phải ai cũng biết - Dinh đưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe già. Vì vậy hãy sử dụng những thực phẩm tốt cho người cao tuổi như cà chua, súp lơ, đậu phụ…

Cà chua
Theo các nhà khoa học Mỹ, những người già thường xuyên sử dụng cà chua để chế biến món ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt đến 35%. Làm được điều này là nhờ chất lyconpen có trong cà chua giúp cà chua có thể ngăn ngừa được nhiều căn bệnh ung thư.

Cà chua tốt cho người cao tuổi
Súp lơ, bắp cải
Súp lơ, bắp cải cũng là thực phẩm tốt cho người cao tuổi. Súp lơ, bắp cải giúp người già nam giới có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư bàng quang.
Lạc
Lạc có chữa nhiều vitamin E và các khoáng chất nên có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các cholesterol xấu, tác nhân gây bệnh tim mạch.
Đậu tương
dau tuong tot cho phu nu man kinh
Đậu tương tốt cho người cao tuổi
Hàm lượng protein cao và chất isoflavone trong đậu tương có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh. Thường xuyên sử dụng những chế phẩm từ đậu tương sẽ giúp người già có khả năng giảm cholesterol xấu, ổn định huyết áp, phòng chống loãng xương, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường.
Cải xoăn
Đây là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin D, K, canxi có tác dụng làm hệ xương chắc khỏe. Vì vậy đây cũng là thực phẩm tốt với người cao tuổi.
TT

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Theo đánh giá của các nhà khoa học, có cơ sở để tin rằng tuổi thọ con người vẫn sẽ giữ mức tăng trưởng 2,5 năm/thập kỷ như trong quá khứ. Và như thế, tuổi thọ trung bình của nhân loại sẽ đạt 100 trong vòng 60 năm nữa. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm cho rằng con người sắp đạt đến ngưỡng tuổi thọ. 

Trong bao năm qua, các dự báo về giới hạn tuổi thọ được đưa ra đều trở thành sai lệch vì bị vượt quá trong một thời gian rất ngắn. Hiện nay, phụ nữ Nhật Bản giữ kỷ lục sống lâu với tuổi thọ trung bình là 85. Nhưng ít ai biết rằng vào năm 1840, chức "quán quân" lại thuộc về phụ nữ Thụy Điển với tuổi thọ bình quân là... 45. Hiện nay, tuổi thọ trung bình toàn thế giới đã tăng gấp đôi so với 200 năm trước.
Hai nhà khoa học J.Oeppen (Đại học Cambridge, Anh) và J.Vaupel (Viện Nghiên cứu Dân số học Max Planck, Đức) đã tiến hành nghiên cứu và đi đến kết luận là tuổi thọ của nhân loại còn lâu mới đạt đến tối đa. Họ lập luận rằng, nếu gần đến mức này, tốc độ tăng sẽ chậm lại, trong khi thực tế không phải như vậy. Tuổi thọ vẫn tiếp tục tăng 2,5 năm/thập kỷ.
Một dự báo năm 1928 khẳng định, tuổi thọ của cả nam lẫn nữ chỉ có thể tăng thêm chút ít rồi dừng hẳn lại ở "mức trần" là 65. Nhưng hiện nay, tuổi thọ trung bình của nam đang là 65 và nữ là 70. Và tuổi thọ cao nhất cũng tăng đều đặn hằng năm trong suốt hơn 160 năm qua.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cho rằng, tuổi thọ có một mức trần. Có điều, chúng ta chưa biết mức trần đó nằm ở đâu. Và có một điều chắc chắn là dù tuổi thọ tăng đến đâu thì con người cũng sẽ không bao giờ đạt đến sự bất tử.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Một nhóm thuốc của người đã được chứng minh là có thể kéo dài vòng đời của những con sâu. Vậy tại sao chúng ta lại không dùng chính nó để ngăn tuổi già đừng đến sớm?

 

Các nhà nghiên cứu từ lâu đã say mê tìm kiếm các loại thuốc hoặc thần dược có khả năng xua đuổi tuổi già. Nhưng thành công đến với họ rất ít, một phần là do phải tốn quá nhiều thời gian và công sức mới có thể biết được việc uống thuốc có làm tăng tuổi thọ hay không.
Để khắc phục vấn đề này, Kerry Kornfeld thuộc Đại học Washington ở St Louis, Missouri (Mỹ) và cộng sự đã thử nghiệm thuốc trên một loài sâu nhỏ, vòng đời ngắn, có tên gọi là Caenorhabditis elegans. Trước đó, người ta cũng biết rằng việc biến đổi một số gene nhất định có thể kéo dài đời sống của chúng.
Nhóm nghiên cứu chia những con sâu thành nhiều nhóm và bổ sung vào thức ăn của chúng 19 toa thuốc khác nhau, từ steroid đến các thuốc lợi tiểu và các loại thuốc chống kích thích.
Hầu hết các thuốc không có tác dụng, thậm chí còn giết chết sâu nếu ở nồng độ cao. Nhưng một loại thuốc chống co giật, dùng để chống lại các cơn động kinh, và hai loại thuốc khác có thành phần tương tự, lại kéo dài tuổi thọ của chúng đến 50%. Các dấu hiệu của tuổi già cũng đến muộn hơn ở những con vật này.
Không có bằng chứng nào cho thấy các loại thuốc trên sẽ kéo dài sự sống của con người, song Kornfeld cho biết chúng có thể, bởi các gene và phân tử kiểm soát quá trình lão hóa ở sâu cũng tồn tại trên các loài thú.  
"Có khả năng đây sẽ là một bước ngoặt thực sự", David Sinclair, chuyên gia nghiên cứu về lão hóa tại trường Y Harvard, Boston, đồng ý.
Thuốc chống co giật dường như tác động đến sâu mà không cần sự giúp đỡ của các gene có ảnh hưởng đến tuổi thọ, bởi sâu sống dài hơn ngay cả khi các gene này bị phá hủy. Nếu đúng như vậy, nghiên cứu này sẽ rất quan trọng vì nó mở ra một cách thức mới trong việc kiểm soát tuổi già mà không cần đụng đến các gene.
Trước mắt, Kornfeld và cộng sự dự kiến sẽ thử nghiệm những thuốc này trên bướm và chuột, đồng thời mở rộng nghiên cứu sang các loại hóa chất khác.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Khi về già mắt tự nhiên mờ dần, trước mắt như có một lớp sương mù che phủ, không đau mà cũng chẳng nhức. Hay bỗng nhiên bị nhức dữ dội, nhìn thấy các vòng màu sau đó mắt mờ hẳn. Hoặc khi nhìn hình ảnh bị méo mó, khi chăm chú nhìn vật gì thì vật đó lại bị mờ trong khi vòng chung quanh vẫn thấy, hoặc 1 hiện tượng khác nữa là khoảng không gian nhìn trước mắt cứ bị thu hẹp dần giống như nhìn qua cái ống. Buổi chiều lúc sẩm tối, mắt lòa hẳn chẳng nhận ra ai.

 

Đây là một số các dấu hiệu chính bệnh của mắt ở những người già. Có thể là các cụ đã bị cườm, bị tăng áp mắt, bị suy thoái hoàng điểm già hoặc suy thoái võng mạc sắc tố.
I. BỆNH CƯỜM
Là do thủy tinh thể bị đục, ở nước ta thấy khoảng 50% người lớn tuổi do sự chuyển hóa năng lượng kém khi về già, do dinh dưỡng hay do hỗn loạn tuần hoàn.
1. Làm sao biết là bị cườm?
Khi người bệnh nhìn xa thấy mờ, nhưng nhìn gần vẫn còn thấy. Lúc cườm chín thì nhìn gần cũng thấy mờ, chỉ nhìn thấy bóng bàn tay ở trước mắt. Bệnh không đau nhức, đặc biệt vẫn nhạy cảm với ánh sáng, có nghĩa là biết được nơi nào sáng nhiều, sáng ít hoặc khi ra nắng thì mắt lòa hẳn không nhận biết gì, nhưng ở trong nhà hay buổi tối vẫn thấy. Đây là nguyên nhân gây mù lòa nhiều nhất. (H1)
2. Làm sao chữa?
Thật ra bệnh không có thuốc chữa, lúc bị nặng chữa trị tốt nhất là phải mổ. Các loại thuốc nhỏ mắt thật ra chỉ có thể ngăn chặn được phần nào. Khi mổ xong mắt có thể nhìn rõ lại được như hồi còn trẻ nếu thần kinh mắt còn tốt.
II. BỆNH CƯỜM NƯỚC HAY LÀ BỆNH TẮNG ÁP MẰT
Khi về già, các tế bào ở trong mắt (ở vùng bè) bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không co kéo hoặc bị bít nên thủy dịch ở trong mắt ứ đọng, không thoát ra ngoài mắt được làm tăng áp suất trong mắt và làm hủy hoại thần kinh mắt, gây mù lòa.
1. Làm sao biết?
Khi bị thể cấp tính, mắt bị nhức dữ dội, đỏ, nhìn mờ, thấy các vòng màu, đôi khi nhức đầu, ói mửa. Khác với thể kinh niên, mắt không bị đau nhức dữ dội mà chỉ thấy mờ dần, khoảng nhìn trước mắt bị thu hẹp, đến khám BS chuyên khoa đo sẽ thấy áp suất trong mắt tăng cao. Đây là nguyên nhân gây mù lòa thứ nhì sau cườm. Bệnh này cần phải điều trị sớm ngay từ lúc mới bị vì khi mắt đã mờ thì không điều trị sáng lên được mà chỉ duy trì được tình trạng mắt hiện tại mà thôi. (H2)
2. Làm sao chữa?
BS sẽ cho uống thuốc, nhỏ thuốc hay truyền dịch để hạ nhãn áp và sau đó tùy trường hợp có thể chỉ cần chữa thuốc hoặc cần phải mổ.
III. SUY THOÁI HOÀNG ĐIỂM GIÀ
Là do các tế bào ở vùng trung tâm võng mạc bị suy thoái do khi về già ngày càng yếu và hủy hoại dần.
1. Làm sao biết?
Khi nhìn chăm chú vào một vật gì thì không thấy rõ, hình ảnh bị méo mó trong khi đó vùng chung quanh vẫn thấy, hoặc khi nhìn vào một tấm bảng có kẻ những ô vuông sẽ thấy các ô vuông bị méo hình. Bệnh cũng không đau nhức, tiến triển dần dần, ngày càng mờ thêm. (H3 a và b)
2. Làm sao chữa?
Tùy theo dạng bệnh, người ta có thể dùng laser để chữa cho bệnh không phát triển, hoặc dùng các loại kính đặc biệt hay các máy điện tử chiếu trên màn hình giúp cho người bệnh vẫn có thể đọc hay viết được mặc dù không có thuốc chữa. Tuy nhiên cũng có thể đề phòng được phần nào bệnh phát triển.
1. Chế độ ăn uống phải cân đối, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thức ăn ít mỡ động vật và cholesterol.
2. Đeo kính có tính chất ngăn tia UV khi ra nắng, nhất là nơi nắng nhiều (nên đến các tiệm kính có chuyên viên về khúc xạ có uy tín).
3. Tập thể dục.
4. Không hút thuốc.
5. Tránh stress.
IV. SUY THOÁI VÕNG MẠC SẰC TỐ GIÀ
Do tế bào ở võng mạc bị suy thoái, chủ yếu là tế bào gậy làm sắc tố phân tán ra khắp võng mạc, gây tắc và xơ cứng các mạch máu ở võng mạc, làm teo thị thần kinh.
1. Làm sao biết?
Lúc chập tối hay tối nhìn mờ (quáng gà), không phân biệt được màu sắc, khoảng nhìn trước mắt bị thu hẹp giống như khi nhìn qua một ống tròn, khi bệnh nặng thần kinh mắt bị teo gây mù vĩnh viễn. (H4)
2. Làm sao chữa?
Không có phép chữa trị đặc hiệu. Tuy nhiên, cũng có thể dùng những loại kính đặc biệt hay áp dụng chế độ dinh dưỡng như ở suy thoái hoàng điểm già để cơ thể ngăn chặn bệnh tiến triển thành suy thoái hoàng điểm già.
Hiện nay, người ta đang nghiên cứu về điều trị di truyền để ngăn chặn bệnh tiến triển hay cấy ghép võng mạc tái tạo lại thần kinh thị giác đã chết.

Bản thân hiện tượng lão hóa ít ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng nhưng chế độ dinh dưỡng lại có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình lão hóa. Đó là tác nhân thiết yếu để tuổi già sống yên vui khỏe mạnh.

 

Ắn uống cho người già là một vấn đề rộng lớn, bài này nói chủ yếu về nhu cầu chất đạm.
Trước hết nhu cầu ăn uống phụ thuộc nhiều vào tuổi tác. Người có tuổi có thể chia làm 3 loại:
- Các cụ dưới 70 tuổi cần thức ăn đa dạng, lành và cân bằng để hạn chế sự tiến triển của một số bệnh thoái hóa (như tim mạch, đái tháo đường, đục thủy tinh thể v.v...).
- Các cụ già tuổi 70-80 cần chú ý bồi dưỡng cho đủ các thành phần vĩ và vi lượng. Ở trường hợp mắc nhiều bệnh, các cụ cần chế độ ăn thích hợp để tránh bị suy dinh dưỡng.
- Các cụ trên 80 tuổi dễ có nguy cơ suy dinh dưỡng hơn, cần bồi dưỡng tối thiểu hàng ngày 30 calo cho 1kg thể trọng, trong đó 1g là protein (trừ trường hợp các cụ bị ốm liệt giường).
Đề phòng thiếu dinh dưỡng vì protein
Thiếu dinh dưỡng về protein và năng lượng là nguy cơ đầu tiên cho sức khỏe của người già. Các nguyên nhân chính là:
- ăn không đủ do thiếu thốn, ở cô đơn, hư hỏng về vị giác và khứu giác.
- Một số trường hợp bệnh lý (nhất là nhiễm khuẩn) hoặc do 1 số chế độ điều trị bệnh.
- Quan niệm sai lầm (ví dụ sợ béo).
Sụt cân là báo động chính của suy dinh dưỡng về protein và năng lượng. Do suy dinh dưỡng vì các mặt này là giảm sức cơ bắp, kém miễn dịch, suy nhược, trầm cảm.
Thức ăn có đạm
Nhiều người già không thích ăn thịt (do vị giác, tiết kiệm v.v...). Ta có thể thay thế bằng nhiều thức ăn khác có protein động vật như: cá, gia cầm, gan, trứng, sữa và các sản phẩm của sữa.
Người già nên ăn nhiều bữa (3-4 bữa) 1 ngày. Buổi sáng người già muốn ăn nhiều hơn cả nên bữa này cần đầy đủ cả đạm lẫn glucid và lipid.
Đối với các cụ già răng yếu, thức ăn phải xé, nghiền nhỏ, nấu dạng nửa lỏng, dạng canh, dạng kem để tráng miệng v.v...
Đối với các cụ ốm đau nằm viện hay mất trí, không tự ăn được, phải tiêm truyền qua tĩnh mạch để tiếp đạm. Đối với bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa hay tai mũi họng, phải cho ăn qua ống thông loại thức ăn đặc biệt giàu protein và các chất dinh dưỡng khác.
Bình thường sự phân phối calo ở các cụ già khỏe mạnh là:
- Protein (13-15% số calo) trong đó 50% là protein động vật.
- Lipid (30-50% số calo).
- Glucid (50-55% số calo).

Giữ mãi tuổi xuân là nguyện vọng của mọi phụ nữ ở mọi thời đại. Tuổi già đang là thách thức của nhân loại, càng là thách thức cuả mọi phụ nữ.

Là phụ nữ, nếu chỉ có một điều duy nhất để ước, bạn sẽ ước gì : Tiền bạc, Quyền lực hay Tuổi trẻ ? Chắc chắn rằng số đông chị em sẽ không ngần ngại khi chọn điều ước "Trẻ mãi không già"
Tuổi trẻ vô cùng quý giá với tất cả mọi người, càng đặc biệt quý giá với phụ nữ. Việc giữ cho tuổi xuân lâu bền phụ thuộc rất nhiều vào bản thân mỗi chị em. Cần chủ động tạo cho mình một phong cách sống khoẻ (Sức khỏe-Làm việc-Tập luyện), một phong cách sống trẻ (Kiến thức-Lao động-Sáng tạo), một bản lĩnh sống (Tự lập-Tự tin-Hữu ích)... Làm thế nào để sống vui, sống khỏe, sống có ích mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh có nghĩa là làm cho mình trẻ mãi...
Con người ai cũng sợ tuổi già, đặc biệt là phụ nữ. Tự ngày xửa ngày xưa, nếu như các vương ông ngày đêm lo thuốc "trường sinh" thì các vương bà đêm ngày lo cách làm cho "bất lão". Từ thế hệ này sang thế hệ khác, con người đã dùng biết bao trí tuệ và sức lực để đạt được những ước muốn của mình nhưng giữa ước mơ và hiện thực vẫn luôn còn một khoảng cách. Ngày nay, với những thành tựu lớn lao trong khoa học và kỹ thuật, con người đã tiến gần hơn tới mơ ước của mình, ngày càng sống lâu hơn, trẻ trung hơn, năng động sáng tạo hơn, vui vẻ hơn... tuy nhiên những điều đạt được vẫn chưa thể làm thoả mãn mỗi chúng ta, đặc biệt là chị em phụ nữ.
Tại sao chị em lại cần tuổi trẻ hơn ai hết ?
Tạo hóa đã không công bằng khi ấn định tuổi mãn kinh của phụ nữ vào tuổi 50, đánh dấu một bước ngoặt lớn của cuộc đời của mỗi phụ nữ. Những thay đổi về thể chất của thời kỳ sau mãn kinh luôn là nỗi ám ảnh, kéo theo những thay đồi về tinh thần và tâm lý cho nhiều phụ nữ. Chính vì vậy chị em luôn mong muốn làm sao để trong đoạn cuối của cuộc đời vẫn giữ được sự trẻ trung, khỏe mạnh, vui vẻ, có ích và đặc biệt không chênh lệch so với người bạn đời của mình.
Liệu những mong muốn chính đáng trên cuả chị em có thể thực hiện được không ?
Chúng ta không thể đảo ngược các quy luật của Tạo hóa, nhưng cải thiện chúng là điều chúng ta đã làm được. Cụ thể là chỉ trong vòng một nửa của thế kỷ 20, tuổi thọ trung bình của con người đã gia tăng rất nhanh (Tuổi thọ trung bình từ 45 ở thập niên 50, lên đến 65 ở thập niên 70, 70 ở thập niên 90 và sẽ là 75 ở đầu thế kỷ 21).
Sự gia tăng Tuổi thọ trung bình của một số vùng trên thế giới đến năm 2030 (Hình 1)
Tuổi thọ tăng làm thay đổi quan niệm về các lứa tuổi, tuổi thanh niên và tuổi trung niên được kéo dài ra, con người dừng lại lâu hơn ở tuổi trẻ (Quan niệm hiện nay tuổi thanh niên từ 16 đến 40, tuổi trung niên từ 40 đến 65, trên 65 mới là người có tuổi và trên 75 mới là người lớn tuổi)
Trên thực tế, sau tuổi 50, rất ít phụ nữ còn giữ được sự trẻ trung như nam giới cùng tuổi (cả về hình dáng, tác phong và suy nghĩ ). Như vậy, việc ngưng hoạt động của buồng trứng vào tuổi 50 là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi trẻ của phụ nữ. Sự giảm thiểu đột ngột các hormon sinh dục nữ là cội nguồn của nhiều biến đổi về thể chất, kéo theo những biến đổi về tâm sinh lý và tinh thần của chị em.
Qua thời gian, tuổi thọ tăng, tuổi trẻ kéo dài ra nhưng tuổi mãn kinh của chị em dường như không thay đổi. Nếu như tuổi thọ trung bình là 75, mỗi chị em sẽ sống 25 năm trong thời kỳ hậu mãn kinh (Postmenopause), tương đương 1/3 cuộc đời. Làm sao để ở 1/3 cuộc đời phía sau này chị em vẫn sống vui, sống khỏa, sống có ích không chỉ là nguyện vọng của chị em mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Chúng ta không thể đảo ngược các quy luật của Tạo hóa, nhưng bằng những kiến thức khoa học ngày càng hoàn thiện, chúng ta đã, đang và sẽ cải thiện được các quy luật trên. Ý niệm về việc sử dụng hormon sinh dục nữ thay thế cho sự thiếu hụt sau mãn kinh (liệu pháp hormon thay thế) đã được hình thành và áp dụng trên 40 năm nay nhằm một mục đích rất nhân bản là điều chỉnh những rối loạn quanh và sau mãn kinh, cải thiện cuộc sống cho phụ nữ sau mãn kinh và liệu pháp này đã giúp ích cho rất nhiều phụ nữ vượt qua thời kỳ khó khăn này.
Về mặt lý, quả thật liệu pháp hormon thay thế vô cùng tuyệt diệu, giống như một "món quà thời gian" (A gift of time) rất quý giá mà nhân loại đã dành cho phụ nữ, bù đắp lại sự mất công bằng của tạo hóa. Có lẽ chẳng có một phụ nữ nào có thể từ chối sử dụng liệu pháp có lợi ích kỳ diệu này. Tuy nhiên, trên thực tế, hormon để thay thế có nghiã là thuốc, đã là thuốc thì thuốc nào cũng có mặt lợi, mặt hại khiến mỗi chúng ta trước khi sử dụng cần có sự kiểm tra, chỉ định, cân nhắc và theo dõi của thầy thuốc để việc sử dụng thuốc có lợi nhất, an toàn nhất, đúng với nghia õ"một món quà thời gian" đối với chị em.
Có phải chỉ liệu pháp hormon thay thế mới giúp được chị em ?
Liệu pháp hormon thay thế là cách tốt nhất, hữu hiệu nhất, hợp lý nhất để cải thiện mọi rối loạn kể cả ngắn hạn- mang tính cá thể (Các rối loạn vận mạch, các rối loạn ở da, cơ, các rối loạn ở hệ tiết niệu-sinh dục, các rối loạn tâm lý...) và dài hạn- mang tính cộng đồng (Các bệnh lý Tim mạch, Loãng xương...) của thời kỳ mãn kinh nhưng liệu pháp này không phải là biện pháp duy nhất, không thể áp đặt cho mọi phụ nữ và cũng thể thay thế được các biện pháp khác. Rất nhiều phụ nữ đã vượt qua qua thời kỳ khó khăn này bằng những cố gắng, nỗ lực của chính mình, đây còn được gọi là các biện pháp ngoài hormon vì liệu pháp hormon thay thế cũng có những chống chỉ định, cũng có những phiền hà và không dễ dàng áp dụng rộng rãi ỡ mọi phụ nữ, đặc biệt ở những nơi, những quốc gia có mặt bằng dân trí thấp, đời sống kinh tế - xã hội còn khó khăn.
Các biện pháp ngoài hormon tuy không can thiệp trực tiếp vào căn nguyên của những rối loạn sau mãn kinh nhưng đã giúp nhiều chị em cải thiện được cuộc sống của mình. Các biện pháp này không hề có chống chỉ định, cũng không quá tôn kém thời gian và tiền bạc. Các biện pháp này đòi hỏi chị em cần phải chủ động vượt lên chính mình, thay đổi nếp nghĩ cũ, xoá bỏ mặc cảm tự ty, tạo và duy trì một phong cách sống lành mạnh, một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, làm việc hợp lý, tận dụng tối đa sự trợ giúp của gia đình, xã hội và thầy thuốc.
Có đầy đủ kiến thức về tuổi mãn kinh, chị em sẽ đón nhận thời kỳ tất yếu này một cách bình tĩnh có sự chuẩn bị, không bị động lúng túng, không tự ty, mặc cảm, không buồn phiền, chán nản, biết tìm đến thầy thuốc khi có những thắc mắc cần giải đáp hoặc những khó chịu cần giúp đỡ.
Có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, một chế độ tập luyện thường xuyên chị em sẽ tạo và giữ được sức khoẻ ổn định, giữ được thăng bằng trong cuộc sống, giữ được sự cân đối thanh thoát và nhanh nhẹn của tuổi trẻ.
Có việc làm ổn định người phụ nữ thường có bản lĩnh hơn, chủ động hơn, tự lập hơn, tự tin hơn trong cuộc sống. Lòng say mê công việc, khả năng sáng tạo, sự giao tiếp xã hội ... giúp cho người phụ nữ khẳng định được vị trí của mình, có ích nhiều hơn cho gia đình và xã hội. Tất cả những điều đó góp phần rất tích cực với tuổi trẻ của phụ nữ.
Sự thông cảm, động viên của các thành viên trong gia đình đặc biệt là người chồng cũng rất cần thiết với chị em phụ nữ. Có thể coi đây vừa là nguyên nhân, vừa là động lực để thúc đẩy mỗi người phụ nữ cố gắng giữ tuổi trẻ của mình càng lâu càng tốt, càng nhiều càng tốt.
Chị em cần tận dụng sự trợ giúp của xã hội và các tổ chức xã hội để có được việc làm phù hợp, để tham gia và đóng góp năng lực của mình với các công tác xã hội.
Điều cuối cùng phải nói đến vai trò của thầy thuốc đối với chị em. Chị em cần phải tìm đến thầy thuốc để được giải đáp những thắc mắc liên quan đến sức khỏe. Tất cả các thuốc mà chị em sử dụng đặc biệt là các hormon, đều cần có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.
Nếu chị em vừa thực hiện tốt các biện pháp ngoài hormon nêu trên vừa sử dụng liệu pháp hormon thay thế (khi có chỉ định và cóù điều kiện) thì chị em sẽ thực hiện được ứớc muốn của mình. Như vậy là bí quyết của việc giữ mãi tuổi xuân phần lớn nằm trong tay mỗi chúng ta : sự cố gắng của bản thân và tận dụng tối đa mọi sự trợ giúp, trong đó sự cố gắng của bản thân là quyết định và sự trợ giúp cũa thầy thuốc là rất quan trọng. Tuổi trẻ là niềm vui, là sức khoẻ, là có ích. Chừng nào bạn còn giữ được niềm vui sống, chừng nào bạn luôn thấy khỏe mạnh và năng động, chừng nào bạn còn cống hiến, còn sáng tạo, còn có ích cho bản thân, gia đình và xã hội ... ấy là tuổi trẻ còn đang ở cùng bạn.

Dehydro - api andro - steron (DHEA) là một nội tiết tố có saün trong cơ thể nhưng giảm dần khi cơ thể lão hóa.

 DHEA đã từng một thời gian được báo chí ca tụng là hormon của tuổi thanh xuân. GS Etimne - Emile Beaulieu ở Viên Iuserm (Pháp) cầm đầu 1 công trình nghiên cứu trên 280 cụ già 68-80 tuổi mỗi ngày dùng 50mg DHEA hay thuốc vờ (không có hoạt chất để kiểm tra tác dụng). Công trình này có mục tiêu là kiểm tra thuốc vì độc tính, về tác dụng đến tính khí, trí nhớ, yếu tố sinh trưởng IGF-1 của cơ thể, hệ động mạch, tỷ trọng xương, khối lượng và sức bắp thịt, chất lượng da.
Đến nay chưa có kết quả của công trình nghiên cứu trên. Để đáp ứng sự quan tâm của mọi người GS Beaulieu đã trả lời một số câu hỏi của Báo Khoa Học và Đời Sống đã xuất bản tháng 3/99 và tác dụng của thuốc này:
1. Vì hy vọng đạt được của công trình nghiên cứu, GS Beaulieu nghĩ có thể xác nhận tính miễn dịch cho cơ thể, cải thiện làn da, cơ và xương cho người già. GS tin tưởng DHEA còn tác dụng tốt tới hệ thần kinh, gây cảm giác dễ chịu, cải thiện trí nhớ.
2. Về phản ứng phụ không mong muốn, GS Beaulieu cho rằng: DHEA không ảnh hưởng tới sự tăng sinh tế bào ở tuyến tiền liệt, không có nguy cơ tích tụ trong cơ thể.
3. Vì triển vọng ứng dụng DHEA cho người già, GS Beaulieu cho thấy: ở các nước khác (như Mỹ) đã có hàng triệu người sử dụng thuốc này với hy vọng có những cải thiện nói trên chống lão hóa.
Tuy vậy ở Pháp, các nhà chức trách về y học chưa có quyết định. Người ta hy vọng: khi kết quả nghiên cứu nói trên của Viện Inserm được hoàn thành và công bố, việc sử dụng DHEA ở Pháp và trên thế giới có thêm cơ sở khoa học chính xác.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013


1. Sau 50 tuổi
Hoạt động tình dục sau tuổi 50 đối với nam cũng như nữ có 3 đặc điểm sau đây:
- Giảm tần suất hoạt động tình dục.
- Giảm hứng thú tình dục.
- Tăng tỷ lệ bị rối loạn chức năng tình dục.
Mức độ giảm hứng thú và giảm khả năng hoạt động tình dục vẫn chưa được xác định chính xác. Theo P. Alarie và cộng sự cho biết công trình nghiên cứu Thụy Điển đã chọn mẫu nghiên cứu khá tiêu biểu gồm những người trên 70 tuổi (nam + nữ). Kết quả cho thấy 46% đàn ông còn quan hệ tình dục ở độ tuổi này trong khi đó đối với phụ nữ ở tuổi 70 chỉ còn 16%. Theo những công trình nghiên cứu và thăm dò ở Hoa Kỳ từ 40 năm nay, 70% những người khỏe mạnh ở tuổi thất thập vẫn hoạt động tình dục đều đặn. Các hoạt động tình dục chủ yếu là hành vi giao hợp.
2. Lão hóa chức năng tình dục
Các cơ quan sinh dục cũng bị ảnh hưởng khi các hệ thống nội tiết, thần kinh và mạch máu bị lão hóa. Khả năng đáp ứng tình dục đương nhiên bị tác động tùy theo phái tính. Chu kỳ đáp ứng tình dục được chia thành 3 pha:
- Pha ham muốn tình dục.
- Pha kích thích tình dục.
- Pha cực khoái.
Trong quá trình ham muốn tình dục có sự kiểm soát của androgen mà quan trọng nhất là chất testosteron. Qua theo dõi hồ sơ bệnh án, có những người duy trì được bản năng ham muốn tình dục ở độ tuổi rất cao nhưng cũng có những người bị giảm đáng kể hoặc bị mất luôn sự ham muốn tình dục. Có lẽ là do hậu quả giảm testosteron và tăng ngưỡng kích hoạt các thụ cảm androgen trung ương nằm trong vùng hạ đồi (hypothalamus) và hệ thống viền (système limbique).
Trong pha kích thích tình dục, đàn ông thì dương vật cương lên còn phụ nữ thì có chất nhờn làm trơn âm đạo và có hiện tượng xung huyết âm hộ. Các hiện tượng xung huyết này hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế mạch máu và thần kinh.
Khi đến tuổi già, rối loạn dễ bị tác động nhất đối với đàn ông là rối loạn cương dương vật.
- Lâu cương dương vật. Tình trạng giảm khả năng cương dương vật do quá trình lão hóa được gọi là presbyrectie (tạm dịch: lão cương).
- Để làm cương dương vật và duy trì tình trạng cương, người già vừa cần kích thích sinh dục nhiều hơn vừa cần sự kích thích kích dục tâm lý.
- Thời gian duy trì tình trạng cương giảm dần theo tuổi.
- Cương nhạy cảm hơn đối với xúc cảm và sang chấn tâm lý (stress).
Đối với phụ nữ thì có tình trạng teo và khô âm đạo do thiếu oestrogen, còn đối với phụ nữ đã sinh đẻ có khi là do trùng giãn âm đạo kết hợp với thoát vị bàng quang và thoát vị trực tràng. Thời gian để có được chất nhờn trơn âm đạo lâu hơn.
Trong lúc đạt cực khoái người đàn ông lão hóa phóng tinh dịch ít hơn. Đối với đàn ông 70 tuổi sau 1 lần đạt cực khoái phải cần đến 48 giờ hoặc hơn để có thể đạt được cực khoái lần thứ hai.
Đối với phụ nữ không có thay đổi gì có nghĩa lúc cực khoái, ngoại trừ có một số trường hợp cho biết bị co thắt tử cung gây đau, tình trạng này do những biến đổi về hormon sau thời kỳ mãn kinh. Đau ở vùng bụng dưới, đôi khi lan đến âm đạo, đến môi lớn và xuống cả chân.
3. Thời kỳ giảm ham muốn tình dục nam (andropause)
Thời kỳ này được xác định qua một số các triệu chứng lâm sàng của tình trạng lão hóa kết hợp với tình trạng giảm đáng kể testosteron tự do. Các triệu chứng thường gặp trong thời kỳ giảm ham muốn tình dục nam: dễ bị mệt mỏi, giảm lực cơ, đôi khi có chứng vú to (gynécomastie), cơn đỏ bừng mặt, dễ vã mồ hôi, dễ kích thích, ăn không thấy ngon miệng, da nhăn nheo, thiếu tập trung, dễ bị trầm cảm, lo lắng và rối loạn giấc ngủ. Về mặt tình dục, giảm ham muốn tình dục và giảm khả năng cương dương vật. Về mặt nội tiết, giảm năng tuyến sinh dục (hypogonadisme hypergonadotrophique) kèm theo giảm testosteron tự do và tăng bù trừ FSH và LH. Lunenfeld và Berezin xác định chẩn đoán thời kỳ giảm ham muốn tình dục nam khi testosteron toàn phần dưới mức bình thường 30% hoặc khi testosteron tự do giảm 50%, kết hợp với hàm lượng LH tăng gấp đôi.
Về mặt điều trị hiện nay, liệu pháp hormon thay thế vẫn còn đang bàn cãi và thường không được dùng đối với đàn ông có hàm lượng testosteron bình thường. Liệu pháp này nguy hiểm vì sau một thời gian dùng thay thế androgen, bệnh nhân bị teo tinh hoàn, ngưng sản sinh tinh trùng, tăng cao số lượng hồng cầu (polyglobulie). Phương pháp thay thế androgen còn gây ra tình trạng tăng sản tiền lập tuyến, dễ tạo đà gây ung thư tiền lập tuyến, tăng cholesteron huyết, tăng huyết áp, mụn trứng cá, ngưng thở đột ngột lúc đang ngủ, đối với loại thuốc uống có thể gây tổn thương gan.
4. Tuổi mãn kinh (ménopause)
Đối với phụ nữ, tình trạng lão hóa chức năng tình dục không liên quan đến sự giảm oestrogen niệu nhưng đúng hơn là có liên quan đến một số yếu tố tâm lý. Vào tuổi mãn kinh, hiện tượng teo buồng trứng làm giảm sản xuất oestrogen và có thể làm teo âm đạo. Teo âm đạo lại gây ra chứng giao hợp đau, rò âm đạo và chảy máu sau khi giao hợp. Âm vật hơi giảm thể tích. Môi trở nên mảnh hơn và teo lại. Vòng đai âm đạo nhỏ lại làm cho dương vật khó đưa vào. Tử cung đôi khi co thắt do thiếu oestrogen. Leiblum và Bachman (1983) nhận xét rằng hoạt động tình dục đều đặn trong và sau tuổi mãn kinh có thể làm hạn chế tình trạng teo âm đạo. Thủ dâm cũng có thể được coi là biện pháp thay thế giao hợp có hiệu quả.
Điều trị bằng liệu pháp hormon thay thế cho oestrogen qua đường uống, qua da hoặc dùng kem bôi lên âm đạo có thể làm trơn âm đạo, tạo cho âm đạo giãn nở dễ dàng và làm tăng lượng máu dồn về âm đạo. Để có được tác dụng tối ưu, cần phải duy trì điều trị một thời gian từ 18 - 24 tháng. Progesteron còn ngăn ngừa được sự tăng sản nội mạc tử cung.
Do không hiểu biết về những thay đổi liên quan đến đáp ứng tình dục theo độ tuổi cho nên dễ giải thích sai về hiện tượng. Chẳng hạn, người nam coi tình trạng khó cương cứng và lâu cương, phóng tinh yếu hoặc mất khả năng phóng tinh lần hai theo khoảng cách thời gian thông thường, như là những biểu hiện đầu tiên của tình trạng rối loạn tình dục. Sự lo lắng của người bạn đời cũng có thể dẫn đến rối loạn cương dương vật.
5. Một số bệnh mạn tính về tình dục
- Bệnh tiểu đường týp 2 dễ gây tác động đến chức năng tình dục hơn là bệnh tiểu đường týp 1.
- Tai biến mạch máu não, bệnh phổi mạn tính, viêm động mạch, di chứng ngoại khoa.
- Bệnh tim mạch: 40 - 70% bệnh nhân giảm hoạt động tình dục sau khi bị nhồi máu cơ tim, sau khi bắc cầu mạch vành. Ngoài ra, thuốc cũng gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục như thuốc lợi tiểu, thuốc chống cao huyết áp, digoxine, bêtabloquant, thuốc chống loạn nhịp như disopyramide.
Để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân tim mạch trong hoạt động tình dục, cần tôn trọng 2 nguyên tắc sau đây:
a. Nếu bệnh nhân có thể leo 2 khúc cầu thang mà không thấy khó chịu ở ngực, bệnh nhân có thể hoạt động tình dục.
b. Nếu nhịp tim tăng đến 120 nhịp/phút mà không bị đau thắt ngực, không thấy khó thở, không hạ huyết áp và không thấy thay đổi trên điện tâm đồ, hoạt động tình dục trong giới hạn an toàn.

Vấn đề chăm sóc người có tuổi đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Năm 1989, Bộ Y tế đã quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu điều trị học tuổi cao và tích tuổi học, đặt tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh các biện pháp phòng bệnh chữa bệnh cho người cao tuổi của Y học hiện đại, nền Y học cổ truyền cũng có nhiều phương pháp phòng và chữa bệnh có hiệu quả với những người có tuổi. Một trong những phương pháp có nhiều hiệu quả là vấn đề thực dưỡng để tăng cường các chức năng sinh lý của cơ thể như: ăn, ngủ điều hòa, gân cốt khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt, ngũ quan minh mẫn, khả năng sinh lý ổn định...
Xin giới thiệu một số món ăn, thức uống hàng ngày có thể giúp các bạn và các vị lão niên tự nâng cao sức khỏe cho mình...
1. BỒ DƯỠNG TÂM THẬN
Có tác dụng với người suy nhược thần kinh, đêm ngủ không yên, di tinh, tiêu chảy.
- Khiếm thực: 20gr (dưỡng tâm, ích thận, an thần, cầm tiết).
- Hạt sen: 40gr (bổ tỳ vị, dưỡng tâm, ích thận, chữa hồi hộp, mất ngủ).
- Phục thần: 20gr (an thần, chữa chứng hồi hộp, sợ hãi).
- Đường cát: 3 muỗng canh (30gr).
* Cách làm: Ngâm Khiếm thực và Phục thần trong nước lạnh 300. Hạt sen ngâm trong nước nóng 1 giờ. Sau khi ngâm, cho 3 vị trên vào nồi, thêm 2 chén nước nấu nhừ trong 1 tiếng, sau đó cho đường cát vào, đun tiếp cho đến khi các vị thuốc đã nhừ.
* Cách dùng: Vớt bỏ Phục thần ra, ăn cả nước lẫn cái. Dùng mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 1 tuần lễ.
2. BỒ THẬN - DƯỠNG ÂM - SÁNG MẰT
Dùng cho người thận hư, di tinh, mỏi gối, đau lưng, tiểu đêm, ù tai chóng mặt, hoa mắt, mắt mờ, giảm trí nhớ, cơ thể suy yếu sau khi bệnh.
- Câu kỷ tử: 20gr (tư bổ can thận, ích tinh, minh mục, kiện não)
- Hải sâm: 2 con (bổ thận, ích tinh)
- Trứng bồ câu: 12 quả (bổ thận, ích tinh)
- Súp gà: 1 tô (tăng dinh dưỡng, bổ khí huyết)
- Gia vị: hạt tiêu, bột ngọt, muối ăn (vừa đủ).
* Cách làm: Hải sâm: ngâm nước cho mềm, rửa sạch. Trứng bồ câu: luộc chín, bóc vỏ. Câu kỷ tử: rửa sạch. Cho các thứ trên vào nồi, đổ súp gà vào, thêm nước vừa đủ, đun sôi 5 phút, cho trứng bồ câu vào, thêm gia vị cho vừa ăn, đun tiếp 5 phút nữa rồi nhắc xuống.
* Cách dùng: Ắn cả nước lẫn cái, liên tục trong 1 tuần.
3. BỒ THẬN - KHỎE GỐI
Chữa các chứng đau lưng do thận hư, ù tai, di tinh, mỏi gối.
- Cật heo: 2 quả (bổ thận, cố tinh).
- Hồ đào nhân: 10gr (bổ thận, trợ dương, mạnh lưng, khỏe gối).
- Sơn du nhục: 10gr (cố tinh, bổ ích can thận, tư dưỡng tinh huyết).
* Cách làm: Cật heo: làm sạch, lạng hết xơ trắng ở lõi, xắt miếng. Hồ đào nhân và Sơn du nhục: rửa sạch. Cho các thứ trên vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu cho chín cật heo, cho thêm gia vị và muối cho vừa ăn.
* Cách dùng: Ắn cả nước lẫn cái, dùng liên tục 1 tuần lễ.
4. BỒ THẬN - MẠNH GÂN CỐT
Dùng trong trường hợp đau lưng, mỏi gối, yếu chân do thận hư.
- Cật dê: 2 quả (bổ thận khí, ích tinh tủy)
- Đậu đen: 100gr (khu phong, bổ thận, chữa đau nhức khớp xương)
- Đỗ trọng: 15gr (bổ can thận, mạnh gân cốt)
- Tiểu hồi hương: 8gr (bổ dương khí)
* Cách làm: Cật dê làm sạch, thái mỏng. Các vị thuốc rửa sạch, cho các thứ vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu khoảng 30 phút rồi nêm gia vị cho vừa ăn.
* Cách dùng: Vớt bỏ bã thuốc, ăn nước lẫn cái, dùng liên tục 5 ngày.
5. BỘ THẬN - SÁNG MẰT
Dùng cho người nặng tai tuổi già do thận khí bất túc, chóng mặt đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều, chân tay lạnh, mập bệu.
- Thịt Dê: 100gr (bổ huyết, thận)
- Phụ tử chế: 6gr (ôn bổ thận dương)
- Nhục quế: 3gr (dẫn hỏa qui nguyên)
- Nhục thung dung: 25gr (ích tinh, bổ thận)
* Cách làm: Thịt dê: rửa sạch, thái mỏng; Phụ tử, Thục địa, Nhục thung dung rửa sạch (trừ Nhục quế). Cho các vị vào nồi (trừ Nhục quế), thêm nước vừa đủ, nấu lửa mạnh cho đến khi sôi, nhỏ lửa ninh tiếp trong 3 giờ liền, cho Nhục quế vào nấu tiếp vài phút, nêm gia vị cho vừa ăn.
* Cách dùng: Ắn liên tục trong 5 ngày, dùng cả cái lẫn nước.
Chú ý: Người nóng nhiệt không nên dùng.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013


Theo độ tuổi, chức năng của các cơ quan đều giảm dần, số lượng các tế bào hoạt động ở các cơ quan khác nhau, dẫn đến giảm cường độ trao đổi chất trong cơ thể, ngoài ra người già thường vận động ít hơn. 

Vì vậy, ở tuổi già, nhu cầu về năng lượng của cơ thể giảm, vấn đề ăn uống ở độ tuổi này cần phải được đặc biệt chú ý. 

Ăn vừa đủ 

 

Ở tuổi già, quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ, do vậy lượng chất đạm phải được cung cấp đầy đủ để phục vụ cho việc tái tạo các tổ chức mô. 

Một số người già, vì một lý do nào đó (do không nhận thức được ý nghĩa của việc ăn uống điều độ và hợp lý, do bệnh tật, do hoàn cảnh, do yếu tố tâm lý..) thường ăn ít, đặc biệt là ăn không đủ các chất đạm và kết quả là cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể và dễ bị mắc bệnh. 

Cơ thể người già cần được cung cấp một lượng tinh bột đầy đủ, tuy nhiên nên hạn chế dùng đường và bánh kẹo ngọt. Giảm sử dụng mỡ sẽ giảm được lượng calo sử dụng chung và giúp phòng chống vữa xơ động mạch, bệnh tim mạch, tiểu đường, đau khớp... 

Trong khẩu phần ăn của người già, tỷ lệ năng lượng do mỡ cung cấp nên dưới 20%.Người già nên thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. 

Thức ăn của người già cần chứa nhiều các vitamin khác nhau (rau quả, trái cây), các chất khoáng và chất xơ. Chất xơ có trong trái cây, rau và ngũ cốc. 


Chất xơ có tác dụng phòng ngừa bệnh táo bón ở tuổi già, ngoài ra chất xơ còn có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol trong máu.Các vitamin được đưa vào cơ thể trong thành phần của các nhóm chất dinh dưỡng. Những người già thường không hay quan tâm đến việc ăn hoa quả và rau. 

Nhiều người trong số họ không có thói quen uống sữa, nguồn cung cấp chủ yếu canxi để phòng ngừa bệnh loãng xương... Tất cả những thói quen đó, kết hợp với khả năng hấp thụ các chất của cơ thể người già kém hơn dẫn đến trong cơ thể người già thường bị thiếu các loại vitamin và các khoáng chất khác nhau. 

Người già cần phải thường xuyên uống từ 2-3 cốc sữa một ngày để phòng ngừa phát triển bệnh loãng xương. Tuy nhiên cần chú ý rằng, ở người già khả năng tiêu hóa sữa kém hơn, do vậy nên uống làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần 100-120ml 

Cùng với tuổi tác, hệ thống tiêu hóa làm việc kém hiệu quả hơn, cường độ trao đổi chất trong cơ thể người già diễn ra chậm, do vậy thức ăn cần được chế biến kỹ, tinh, tránh ăn các thức ăn khó tiêu như đồ rán, thịt mỡ, sụn, gân, da và cổ cánh gia cầm... 


Người già nên ăn làm nhiều bữa trong ngày, có thể là 4 hoặc 5 bữa. Cần rèn cho mình thói quen ăn hoa quả hằng ngày để tăng cường cung cấp vitamin cho cơ thể. 

Uống đủ nước và chăm chỉ tập luyện 

Cơ thể người già cần phải được cung cấp đủ nước, trong một ngày, người già nên uống khoảng 1-1,5 lít nước ở dạng nước trắng, nước hoa quả, nước chè. Uống đủ nước sẽ làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn, phòng ngừa chứng táo bón. 

Chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đủ calo, có tỷ lệ cân đối giữa các chất, kết hợp việc tăng cường tập luyện thể dục thể thao với các bài tập rèn sức bền (đi bộ, chạy bước nhỏ, bơi, đạp xe đạp) có cường độ hợp lý và một cuộc sống tinh thần thoải mái sẽ đảm bảo một cuộc sống mạnh khỏe và hạnh phúc ở người già.

Người già không nên quay đầu quá nhanh. Khi làm như vậy, các mạch máu dẫn máu lên não có thể bị chèn ép đột ngột, gây tình trạng thiếu máu não, dẫn tới tai biến như ngất, hôn mê, thậm chí đột tử.

 

Khi đã ở vào độ tuổi trên 65, cơ thể con người có nhiều chức năng bị suy giảm như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu... So với độ tuổi 20-30, các chức năng sinh lý của con người ta ở độ tuổi 65-70 chỉ còn khoảng 60%. Vì thế, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ở độ tuổi này bao gồm việc bồi bổ cơ thể và tránh các việc làm bất lợi.
Sau đây là những điều mà người cao tuổi nên tránh:
1. Ăn quá no: Hệ tiêu hóa do không còn sức hoạt động mạnh như thời trẻ nên nhu động ruột giảm, khả năng hấp thu thức ăn, đào thải chất độc cũng giảm. Vì vậy, nếu ăn no quá, người cao tuổi sẽ bị đầy chướng.
2. Uống rượu bia quá say: Khi tuổi cao, hệ tuần hoàn giảm, chức năng hoạt động, khả năng đàn hồi của mạch, sức bền thành mạch kém, chức năng bài tiết cũng không còn tốt. Vì vậy, thời gian phân hủy kéo rượu dài, dẫn tới nguy cơ ngộ độc rượu cao lên.
3. Uống đồ uống quá lạnh: Các loại đồ uống này sẽ làm thay đổi môi trường vùng họng và thực quản, rất dễ làm vi khuẩn phát triển, gây bệnh viêm họng và gây co thắt thực quản đột ngột.
4. Ăn những thức ăn quá cứng.
5. Lơ là với việc kiểm tra sức khỏe định kỳ: Người cao tuổi cần đặc biệt quan tâm tới các biểu hiện bất thường về tim mạch, huyết áp cũng như các biểu hiện bất thường về mắt do có mối liên quan rất chặt chẽ giữa bệnh về mắt và bệnh tiểu đường.
6. Lao động gắng sức, nhất là khi thấy mệt mỏi, đói, choáng váng đầu óc.
7. Xúc động thái quá: Bất kể trong tình huống nào, người cao tuổi cũng không nên quá vui hoặc quá buồn. Vui quá sẽ làm tim mệt mỏi, buồn quá dễ dẫn tới chứng trầm cảm.
8. Tắm nước quá nóng: Nước nóng sẽ làm cho việc cung cấp máu trong cơ thể mất cân đối, một lượng máu tới vùng da, cơ sẽ tăng lên, máu cho não lại giảm đi, dẫn đến tình trạng thiếu máu não.
9. Ngồi đại tiện ở bệ xí xổm: Việc đứng lên, ngồi xuống sẽ gây khó khăn cho người cao tuổi khi đi đại tiện. Hơn nữa, do cơ vòng vùng hậu môn của người cao tuổi không còn đủ trương lực như khi còn trẻ nên việc ngồi đại tiện trên bệ xí xổm rất dễ gây bệnh trĩ.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp đủ canxi và khoáng chất sẽ giúp bạn tránh được bệnh loãng xương.

Bệnh loãng xương nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây viêm xương, xương giòn, dễ gãy. Vì vậy, một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh loãng xương. Sau đây là một vài món ăn tốt cho những người bị bệnh loãng xương:
Design by Hao Tran -