Theo các chuyên gia y tế, hiện có khoảng 20%-30% người trẻ gặp các vấn đề về trí nhớ, ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, chất lượng cuộc sống.
Anh T.T.L (38 tuổi), trưởng phòng kinh doanh của một công ty chuyên ngành thời trang, gần đây có biểu hiện như người bị lú lẫn, hay quên. Mới đây, sau một lần thương thảo giao dịch hợp đồng với đối tác, anh L. tranh thủ ra về vì có cuộc họp khá quan trọng. Tuy nhiên, lúi húi lục khắp người, cặp táp, thậm chí bới tung cả bàn làm việc của vị đại diện đối tác để tìm chìa khóa xe, anh vẫn không thấy. Khi xuống bãi xe, anh L. mới phát hiện mình quên rút chìa khóa.
Bệnh của giới công sở
Trường hợp của anh L. là điển hình cho hội chứng bệnh suy giảm trí nhớ xảy ra không ít ở người trẻ. Tại các bệnh viện, phòng khám chuyên thần kinh ở TP HCM, số người trẻ đến khám do suy giảm trí nhớ ngày càng đông. Theo bác sĩ Lê Đức Định Miên, chuyên Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương, hiện có khoảng 20%-30% người trẻ tuổi gặp các vấn đề về trí nhớ.
Nhiều người thường nghĩ bệnh suy giảm trí nhớ chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, ngày nay không ít người trẻ, mới tầm 40 tuổi, đã bắt đầu có biểu hiện lú lẫn, đãng trí. Bệnh này xảy ở độ tuổi lao động, làm ảnh hưởng tới công việc, chất lượng sống, thậm chí gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nam giới thường gặp nhiều hơn nữ.
Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hay quên ở người trẻ tuổi
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP HCM, bệnh suy giảm trí nhớ phần lớn do nhịp sống quá căng thẳng. Bệnh còn xảy ra ở các đối tượng sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá), bị chấn thương sọ não, những người bị bệnh về rối loạn chuyển hóa (tim, mạch, tiểu đường, huyết áp), đột quỵ… Người sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn cũng bị ảnh hưởng nặng.
“Sát thủ” gốc tự do
Các chuyên gia y tế cho biết trí nhớ là quá trình hoạt động của não bộ để ghi nhận, lưu giữ và nhớ lại thông tin cần thiết. Quá trình này đòi hỏi có sự tham gia của nhiều vùng của não như thùy trán, thùy thái dương… Khi tế bào thần kinh các vùng não này bị tổn thương, lập tức trí nhớ gặp phải vấn đề.
“Sát thủ” gốc tự do
Các chuyên gia y tế cho biết trí nhớ là quá trình hoạt động của não bộ để ghi nhận, lưu giữ và nhớ lại thông tin cần thiết. Quá trình này đòi hỏi có sự tham gia của nhiều vùng của não như thùy trán, thùy thái dương… Khi tế bào thần kinh các vùng não này bị tổn thương, lập tức trí nhớ gặp phải vấn đề.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo cuộc sống hiện đại là một trong những nguyên nhân dễ gây suy giảm trí nhớ. Toàn cầu có đến gần 60% dân số bị ảnh hưởng bởi các chứng bệnh về trí nhớ và con số này ngày càng tăng. Năm 2010, thế giới có 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ.
Dự báo vào năm 2030 là 65,7 triệu người, năm 2050 là 115,5 triệu người. Nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng gốc tự do là tác nhân gây hại lên bộ não con người dưới tác động của các yếu tố lối sống công nghiệp như stress, rượu bia, thuốc lá, ô nhiễm... Với cấu trúc chứa hơn 60% thành phần là axít béo, não bộ trở thành là nơi bị “sát thủ” này tấn công nhiều nhất.
Theo PGS-TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, đối với người tuổi 25 trở lên, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não bị hủy diệt. Đặc điểm của tế bào não là không có sự sinh sản thêm nên mất đi tế bào nào là mất đi vĩnh viễn. Khi còn trẻ, hệ thống chống ôxy hóa trong cơ thể đủ sức kiểm soát. Tuy nhiên, sau tuổi 30, cơ thể bắt đầu yếu dần và gốc tự do sinh ra ngày càng nhiều dẫn đến sự hủy hoại tại các tế bào thần kinh càng mạnh.
Các chuyên gia y tế cho biết ở hình thức nhẹ, bệnh nhân có những biểu hiện đãng trí, hỏi trước quên sau... Nhiều người cho rằng suy giảm trí nhớ là chuyện bình thường, chỉ cần giảm áp lực công việc thì trí nhớ sẽ phục hồi. Thế nhưng, cùng với tuổi tác và các tác nhân, nếu không biết cách phòng ngừa, điều trị đúng cách thì trí nhớ sẽ ngày càng suy giảm và để lại di chứng rất nặng nề. Thực tế cho thấy khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ sau 3 năm mắc phải.
Dự báo vào năm 2030 là 65,7 triệu người, năm 2050 là 115,5 triệu người. Nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng gốc tự do là tác nhân gây hại lên bộ não con người dưới tác động của các yếu tố lối sống công nghiệp như stress, rượu bia, thuốc lá, ô nhiễm... Với cấu trúc chứa hơn 60% thành phần là axít béo, não bộ trở thành là nơi bị “sát thủ” này tấn công nhiều nhất.
Theo PGS-TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, đối với người tuổi 25 trở lên, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não bị hủy diệt. Đặc điểm của tế bào não là không có sự sinh sản thêm nên mất đi tế bào nào là mất đi vĩnh viễn. Khi còn trẻ, hệ thống chống ôxy hóa trong cơ thể đủ sức kiểm soát. Tuy nhiên, sau tuổi 30, cơ thể bắt đầu yếu dần và gốc tự do sinh ra ngày càng nhiều dẫn đến sự hủy hoại tại các tế bào thần kinh càng mạnh.
Các chuyên gia y tế cho biết ở hình thức nhẹ, bệnh nhân có những biểu hiện đãng trí, hỏi trước quên sau... Nhiều người cho rằng suy giảm trí nhớ là chuyện bình thường, chỉ cần giảm áp lực công việc thì trí nhớ sẽ phục hồi. Thế nhưng, cùng với tuổi tác và các tác nhân, nếu không biết cách phòng ngừa, điều trị đúng cách thì trí nhớ sẽ ngày càng suy giảm và để lại di chứng rất nặng nề. Thực tế cho thấy khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ sau 3 năm mắc phải.