Bước qua tuổi 40, đa số đàn ông cảm thấy cơ thể có sự thay đổi rõ rệt so với lúc trẻ. Dấu hiệu thường gặp nhất là mỗi khi đọc, họ phải để sách, báo thật xa hoặc đeo kính lão thì mới thấy rõ. Nguyên nhân là mắt đã bắt đầu lão hóa do phải làm việc suốt nhiều năm.
Sau đây là những vấn đề sức khoẻ thường gặp khác của nam giới ngoài 40 tuổi:
1. Cao huyết áp
Một
ngày nào đó, nếu đột nhiên bạn cảm thấy nhức đầu dai dẳng trong nhiều
giờ, chạy bộ xa nhanh mệt thì đó là lúc bạn cần lưu ý đến chỉ số huyết
áp của mình. Qua hàng chục năm làm việc, mạch máu của bạn bắt đầu cứng
lại. Nếu máu lưu thông khó khăn hơn, áp lực tăng thì rất có thể bạn bắt
đầu bị cao huyết áp. Về đo huyết áp, bạn cần đo lúc nghỉ (ít ra là 5
phút), ngày 3 lượt: sáng, trưa, chiều, mỗi lượt đo 3 lần. Nếu chỉ số
huyết áp trung bình của bạn trên 140/90 nghĩa là bạn bị cao huyết áp.
Đây
là bệnh nguy hiểm với mọi lứa tuổi, nhất là khi bạn đã quá tuổi 50-60.
Nó gây ra các biến chứng đột ngột, đe dọa tử vong như nhũn não, xuất
huyết não. Do vậy, khi huyết áp bắt đầu cao, bạn nên đi khám, cân lại
trọng lượng xem mình có béo phì không.
Muốn
tránh huyết áp cao, bạn nên ăn bớt mặn, bớt chất béo và năng tập thể
dục hằng ngày. Thử đi xe đạp mỗi ngày độ vài km, bỏ hẳn xe máy, có thể
huyết áp sẽ trở lại bình thường mà không cần đến viên thuốc nào cả. Các
môn đi bộ, chạy bộ không giảm được huyết áp nhiều, còn môn cầu lông,
tennis chỉ càng làm huyết áp tăng thêm.
2. Bệnh gút
Nếu bạn có thể trạng hơi béo, thích uống bia, cần nghĩ đến bệnh gút
khi thấy đau khớp (nhất là các khớp hạ chi) hoặc khi khớp gốc ngón chân
cái sưng, đỏ, đau lúc về sáng. Bạn nên thử máu và có thể sẽ thấy lượng
axit uric máu trên 7 mg%.
3. Xơ gan
Nhiều
bạn có quan niệm sai lầm rằng chỉ rượu mới có hại, còn bia rất bổ và
tốt cho sức khoẻ. Thực ra, 3 ly bia cũng có tác hại bằng 1 ly rượu. Nếu
uống quá nhiều rượu bia, gan bạn sẽ bị hóa mỡ. Ở giai đoạn đầu, bệnh còn
dễ chữa nếu bạn kiêng hẳn bia rượu. Nếu vẫn tiếp tục uống, bạn sẽ bị xơ gan, vô phương cứu chữa.
4. Tiểu đường
Vào tuổi này, bệnh tiểu đường
hay xuất hiện ở người béo phì. Nhiều bạn cứ tưởng rằng ăn nhiều đường,
chất ngọt thì sẽ mắc bệnh. Thực ra, cơ thể chúng ta có một cơ chế điều
hòa thật hữu hiệu. Nếu bạn ăn đường nhiều, phần dư sẽ được dự trữ ở gan
dưới dạng glycogen, khiến lượng đường trong máu lúc nào cũng là 1 g/l.
Khi bạn ăn ít đi, cơ thể sẽ lấy glycogen dự trữ ở gan ra dùng lại dưới
dạng glucose.
Bệnh tiểu đường xuất
hiện khi cơ chế trên bị rối loạn. Bạn phải uống thuốc hạ đường huyết
hằng ngày suốt đời nếu không muốn bị các biến chứng tai hại về thần
kinh, mắt, thận... rất khó chữa.
5. Các bệnh do thuốc lá
Bạn nghiện thuốc lá? Nên bỏ sớm nếu muốn sống lâu. Thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, khí thũng phổi, tâm phế mãn, tắc các mạch máu đầu chi...
Trong bệnh nhồi máu cơ tim,
một phần mạch vành chở máu nuôi cơ tim bị bít tắc, gây hoại tử cơ tim.
Khi tim co bóp, phần cơ hoại tử sẽ bị lủng, gây vỡ tim. Máu lan tràn rất
nhanh vào lồng ngực làm bệnh nhân tử vong đột ngột.
6. Các bệnh do làm việc nặng
Đừng
bao giờ làm quá sức mình. Nếu không, đến một ngày nào đó, sau khi
khiêng nặng, bạn sẽ bị cụp xương sống và đứng lên không được. Chứng đau
thần kinh tọa hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh tọa cũng có
thể xảy ra sau khi quá gắng sức. Cơn đau này đặc biệt khởi đầu từ một
bên hông, lan qua mông xuống một bên chân, bàn chân.
7. Mất ngủ
Càng nhiều tuổi, bạn càng thấy giấc ngủ mình ngắn dần, hay thức dậy sớm (3-4 giờ sáng). Điều đó báo hiệu bạn đã bị chứng mất ngủ ở người cao tuổi.
Nên tắm nước ấm, tập thể dục nhẹ, không ăn trái cây lúc chiều tối, ngủ
nơi yên tĩnh, tránh đọc sách hay xem phim căng thẳng, bạn sẽ ngủ tốt
hơn.
8. Đục thủy tinh thể
Nếu bạn cảm thấy mắt mờ dần, không còn nhìn xa hay gần được nữa thì có thể bạn đã bị cườm (đục thủy tinh thể),
phải đến khám bác sĩ. Khi cườm đã chín hay già, bác sĩ sẽ mổ lấy thủy
tinh thể đục ra và đặt vào một thủy tinh thể nhân tạo, giúp bạn trông rõ
trở lại.
9. Thoái hoá khớp
Sau
bao năm hoạt động, khi đến tuổi này, các khớp xương của bạn bắt đầu bị
lão hóa. Nếu cảm thấy đau lưng, mỏi gối, có thể bạn đã bị thoái hóa
khớp. Việc uống thuốc kháng viêm sẽ giúp giảm đau phần nào nhưng bệnh
thoái hóa khớp ở người cao tuổi không sao khỏi hẳn được.
10. U xơ tiền liệt tuyến
Nếu tình cờ bạn cảm thấy tiểu khó, sức rặn yếu đi, hãy đi siêu âm hoặc khám ở bác sĩ ngoại khoa để phát hiện sớm bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Khi được phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ chèn ép ống thoát tiểu, bạn sẽ đi tiểu thoải mái ngay.
Bạn
cũng có thể vô tình thấy một khối u mềm ở bìu hay bẹn, đó là do cơ
thành bụng đã yếu, gây bệnh sa ruột hay thoát vị. Không có gì phải lo
ngại; hãy đến khám bác sĩ ngoại khoa. Bác sĩ sẽ mổ kéo ruột lên và may
thành bụng chắc lại.
11. Ung thư dạ dày
Cũng
vào tuổi này, khi bạn thấy ăn uống không còn ngon, đôi lúc muốn nôn,
ngày càng thiếu máu, da nhợt nhạt, cần nghĩ ngay đến một bệnh ác tính là
ung thư dạ dày.
Phải chụp hình kiểm tra dạ dày để phát hiện bệnh thật sớm. Đừng để quá
trễ; đến khi sờ thấy một khối u cứng ở bụng thì bác sĩ đã không thể giúp
gì cho bạn được.
12. Khả năng tình dục suy giảm
Nếu thấy quan hệ tình dục không còn thoải mái,
bạn không nên mặc cảm rồi tự mua Viagra dùng. Do Viagra là thuốc giãn
mạch nên cần hết sức cẩn thận với người có tiền sử cao huyết áp, tim
mạch. Nếu dùng không đúng, nó có thể gây tử vong đột ngột.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét