Trung
Quốc xưa thường quan niệm trẻ là vợ chồng, già là bạn. Hôn nhân với
người già là tìm một người bạn lúc tuổi già mà thôi. Nhưng hiện nay,
người già bắt đầu có quan niệm mới về hôn nhân như hôn nhân có tình yêu
theo xu hướng tuổi trẻ, chú trọng chất lượng, sức sống của hôn nhân.
Gần đây có một cụ bà 65
tuổi từ Cát An, Giang Tây vượt qua quãng đường ngàn dặm tới Thiên Tân,
kết duyên cùng một kiến trúc sư họ Trần, sau khi kết duyên hai người
chuyển đến sống ở khu chung cư cho người già ở Thiên Tân.
Bà Vương, cụ bà ở trên
cho biết,: ’’Tôi sau khi goá chồng ở vậy trong nhiều năm, muốn tìm một
người thích hơp, đặc biệt sau khi con cháu di cư sang Mỹ, thì lại càng
muốn tìm cho mình một người bạn già’’. Bà đã chọn lựa rất nhiều trường
hợp nhưng không thành công. Bà luôn muốn và tâm niệm một điều là hai bên
đều phải có “cảm giác tốt”. ’’Hiện nay nhu cầu của tôi không phải là
chuyện vật chất, ăn mặc, mà muốn tìm một người bạn già đồng điệu về tâm
hồn để có thể hiểu nhau’’.
Khi gặp ông Trần, hai
người như có duyên phận, hút lấy nhau, đó là tình yêu sét đánh. Nhờ tình
yêu đó bà quyết xa rời quê hương theo ông đến nơi xa lạ ở Thiên Tân.
Giáo sư Hác Mạch Thu,
Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội Thiên Tân chuyên nghiên cứu về hôn nhân
của người lớn tuổi cho biết, khi vật chất đầy đủ, kinh tế độc lập, người
già của Trung Quốc hiện nay trong quan niệm về hôn nhân đã có những
thay đổi to lớn, không chỉ là sự biến chuyển từ quan niệm truyền thống
xuất giá tòng phu, thủ tiết đến hết đời, sang quan niệm tự nguyện tái
giá như hiện nay, mà trong quan hệ hôn nhân cũng chuyển từ chú trọng đến
khía cạnh kinh tế sang chú trọng chủ yếu về mặt tình cảm.
Lấy vợ trẻ
Có một câu chuyện trong
phòng tư vấn hôn nhân. Bà họ Cao khoảng 65 tuổi đang đi đi lại lại trong
phòng, và lớn tiếng kể cho ông Tôn ở phòng tư vấn hôn nhân một cách ai
oán: “Ông ta đã 76 tuổi, tôi sẽ không từ bỏ ông ấy, tại sao ông ấy lại
không muốn cùng với tôi?”. Hoá ra, bà Cao mấy ngày trước có đi lại với
một ông họ Đào, nhưng ông ta cho rằng bà dung mạo quá bình thường, nên
bỏ bà. Không lâu sau, ông Đào kia lại đi lại với một phụ nữ khác, bà này
khoảng 50 tuổi. Việc này làm cho bà Cao cảm thấy rất khó chịu.
Ông Tôn, một người làm
trong nghề tư vấn hôn nhân cho người già đã nhiều năm, tiết lộ: “Lấy
người trẻ” hiện đang là đặc điểm mới trong những cuộc hôn nhân của người
lớn tuổi. Đặc biệt là với các ông, luôn muốn kiếm một người bạn đời trẻ
trung một chút, tuổi tác hai bên nam nữ có thể chênh nhau đến gần 40
tuổi, có thể nói là cuộc hôn nhân giữa hai thế hệ nhưng chỉ cần hai bên
cùng đồng ý là sẽ tiến tới hôn nhân.
Trước đây, nữ kiếm chồng
thường chú trọng tìm chỗ dựa về kinh tế, tìm “bát cơm”, còn nam giới
thường tìm một người có thể chăm sóc cho mình, tìm “bảo mẫu”. Nhưng hiện
nay tái hôn lại có những điều kiện chọn lựa khác, như chọn người trẻ
hơn mình nhiều không còn là sự quá khác biệt. Nữ muốn bạn nam tướng mạo
đàng hoàng, nghiêm túc, thân thể cường tráng. còn phái nam lại hy vọng
vợ mình xinh đẹp một chút, đảm đang.
Có tình nhân – nỗi lo mới của người già
Ngoài những yêu cầu có ý
nghĩa cuộc sống về dinh dưỡng, y tế, người già của Trung Quốc ngày càng
đặt ra yêu cầu ngày càng cao với đời sống tinh thần.
Nếu yêu cầu này không
được đáp ứng, thì hôn nhân của người già cũng dễ dẫn đến mâu thuẫn. Tỷ
lệ ly hôn của người già gần đây tăng ngày càng cao. Và ngoại tình trong
hôn nhân cũng không chỉ là chuyện của giới trẻ nữa. Hiện tượng này đã
trở thành một mối lo mới của người già, đặc biệt là cánh mày râu.
Có một vị kiến trúc sư ở
Thiên Tân 64 tuổi, sau khi nghỉ hưu đi học khiêu vũ, rồi quen một bà 40
tuổi, hai người có cảm tình với nhau, và trở thành tình nhân. Ông này
khi về nhà luôn tỏ ra lạnh nhạt với bà vợ ốm yếu già nua của mình, cuối
cùng bà vợ đành ly hôn. Được biết, trong quan hệ nam nữ, ngoài quan hệ
vợ chồng, còn có một loại quan hệ bạn bè như những tình nhân lớn tuổi,
họ là những người chưa kết hôn, hai bên đều có cuộc sống riêng nhưng lại
có quan hệ nam nữ với nhau thậm chí là sống chung.
Trong một cuộc điều tra
gần đây, Trung Quốc có hơn 129 triệu người già trên 60 tuổi, chiếm
10,46% tổng dân số. Cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc
sống người già của Trung Quốc ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét