Tổ chức Y tế thế giới đã xác định 25 yếu tố nguy cơ gây bệnh, tàn phế, tử vong đối với người cao tuổi. Trong đó, có 7 nguy cơ hàng đầu đối với sức khỏe mà người cao tuổi có thể phòng ngừa được.
Đó là các yếu tố nguy cơ sau:
Hút thuốc lá:
Là yếu tố nguy hại nhất làm tăng nguy cơ ung thư phổi, gây ảnh hưởng
xấu đến mọi bộ phận, đẩy nhanh tốc độ giảm khối lượng xương và chức năng
hô hấp. Nguy cơ mắc các bệnh mạn tính của người cao tuổi có liên quan
tỷ lệ thuận với thời gian và mức độ hút thuốc.
Ít hoạt động thể lực: Tham gia rèn luyện thể lực thường xuyên, điều độ có thể trì hoãn được sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, làm giảm nguy cơ khởi phát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Vận động không phải chỉ cần thiết cho cơ bắp, xương, khớp mà còn tác dụng đến toàn cơ thể. Cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho người cao tuổi cảm giác dễ chịu, phấn khởi, yêu đời, trí óc sáng suốt và lao động có năng suất.
Dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn chất bột, chất béo làm giảm nguy cơ béo phì, các bệnh mạn tính và tàn phế ở tuổi già. Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Cho nên, mỗi bữa trước đây ăn 3-4 bát cơm, nay chỉ nên ăn 1-2 bát. Chú ý theo dõi cân nặng hằng tháng. Cân nặng người cao tuổi không nên vượt quá số cm của chiều cao trừ đi 105. Ví dụ, người cao tuổi cao 165 cm, cân nặng không nên vượt quá 60 kg. Người cao tuổi không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.
Tai biến do thuốc: Người cao tuổi thường có một hoặc nhiều bệnh mạn tính, cho nên họ hay sử dụng thuốc chữa bệnh. Đôi khi thuốc lại được kê quá nhiều cho người già.
Ít hoạt động thể lực: Tham gia rèn luyện thể lực thường xuyên, điều độ có thể trì hoãn được sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, làm giảm nguy cơ khởi phát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Vận động không phải chỉ cần thiết cho cơ bắp, xương, khớp mà còn tác dụng đến toàn cơ thể. Cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho người cao tuổi cảm giác dễ chịu, phấn khởi, yêu đời, trí óc sáng suốt và lao động có năng suất.
Dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn chất bột, chất béo làm giảm nguy cơ béo phì, các bệnh mạn tính và tàn phế ở tuổi già. Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Cho nên, mỗi bữa trước đây ăn 3-4 bát cơm, nay chỉ nên ăn 1-2 bát. Chú ý theo dõi cân nặng hằng tháng. Cân nặng người cao tuổi không nên vượt quá số cm của chiều cao trừ đi 105. Ví dụ, người cao tuổi cao 165 cm, cân nặng không nên vượt quá 60 kg. Người cao tuổi không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.
Tai biến do thuốc: Người cao tuổi thường có một hoặc nhiều bệnh mạn tính, cho nên họ hay sử dụng thuốc chữa bệnh. Đôi khi thuốc lại được kê quá nhiều cho người già.
Không tuân thủ chế độ chăm sóc, điều trị:
Sự tuân thủ điều trị bao gồm sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy
thuốc và duy trì chế độ ăn lành mạnh, tập luyện thể dục, không hút
thuốc... Việc tuân thủ kém ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị,
đến chất lượng sống. Lúc đó, những tiến bộ của y dược học cũng không
làm gì được để giảm gánh nặng của bệnh mãn tính.
Nước không sạch và môi trường vệ sinh kém:
Nếu triển khai rộng khắp toàn cầu việc cung cấp đủ nước và điều kiện vệ
sinh cho bệnh nhân, ta sẽ tránh được 1,8 tỷ trường hợp tử vong do tiêu
chảy (giảm 17% so với hiện nay). Nếu đạt được việc cung cấp nước máy, sẽ
tránh được 7,6 tỷ trường hợp tiêu chảy hằng năm.
Trầm cảm và sa sút trí tuệ:
Nhìn chung trong cuộc đời của mình, có từ 15 đến 40% người cao tuổi
từng có một thời kỳ trầm cảm rõ rệt. Mặc dù tỷ lệ người cao tuổi mắc
"hội chứng chán nản cao độ" này khá cao, ước tính khoảng 20-30%, nhưng
rất ít bệnh nhân được quan tâm đầy đủ. Hơn 90% ca trầm cảm và sa sút trí
tuệ không được phát hiện và ngay cả khi đã biết cũng không được điều
trị đúng.