Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe người già. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe người già. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Nghiên cứu mới đây ở Mỹ cho thấy 20 triệu phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh không hề biết rằng xương của họ nhanh chóng loãng đi và trở nên giòn, dễ gãy. Đây là một điều rất đáng tiếc vì hiện đã có 5 loại thuốc điều trị và ngăn ngừa chứng loãng xương.

Bác sĩ Ethel S. Siris và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 200.000 phụ nữ từ 50 tuổi trở lên đã qua thời kỳ mãn kinh. Không ai trong số này được chẩn đoán là bị loãng xương trước đó.
Thử nghiệm mật độ xương cho thấy, gần 40% phụ nữ bị giảm mô xương (osteopenia) và 7% có mật độ xương giảm nghiêm trọng, có thể chẩn đoán là mắc chứng loãng xương (osteoporosis).
Các tác giả đã phát hiện một số yếu tố nguy cơ dẫn tới giảm mật độ xương:
  • Tuổi cao.
  • Tiền sử gãy xương của bản thân hoặc gia đình.
  • Nguồn gốc châu Á hoặc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
  • Hút thuốc lá.
  • Sử dụng Cortison, thuốc chống viêm mạnh dùng trong một số bệnh như hen suyễn, viêm khớp dạng thấp.
Những phụ nữ ít bị loãng xương có đặc điểm:
  • Trọng lượng cao.
  • Nguồn gốc Phi - Mỹ.
  • Sử dụng oestrogen thay thế.
  • Dùng thuốc lợi tiểu để điều trị chứng cao huyết áp và suy tim.
  • Tập thể dục.
  • Uống rượu 1-6 cốc/tuần.

Nghiên cứu cũng cho thấy, nguy cơ gãy xương ngay trong năm kế tiếp thử nghiệm tăng 2 lần ở phụ nữ bị giảm mô xương và tăng 4 lần ở người bị loãng xương.
Đây là nghiên cứu với quy mô lớn nhất về loãng xương tại Mỹ. Nó xác nhận nghi ngờ bấy lâu nay của nhiều nhà nghiên cứu rằng một lượng đáng kể phụ nữ sau mãn kinh có mật độ xương rất thấp mà không hề hay biết. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hội Y khoa Mỹ số ra hôm nay (12/12).

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Các nếp nhăn trên khuôn mặt người già khiến người khác khó đoán được cảm xúc của họ.

Trong một thử nghiệm, nhóm nghiên cứu cho những người tham gia xem 64 tấm ảnh chân dung, và yêu cầu họ đánh giá mức độ cảm xúc họ quan sát được.
Kết quả, người tham gia đánh giá các khuôn mặt của người cao tuổi buồn và giận dữ hơn so với khuôn mặt của người trẻ tuổi, mặc dù tất cả khuôn mặt đều tỏ ra thái độ bình thường khi được chụp.
Các nếp nhăn trên mặt người già có thể khiến miệng họ trễ xuống và trán có nhiều đường viền, tạo cho người khác cảm giác như họ đang giận dữ và buồn, Carlos Garrido, nhà nghiên cứu tại Đại học Penn State cho biết.
Nghiên cứu trước đó cũng cho thấy, thế hệ trẻ gặp khó khăn trong việc nhận ra cảm xúc của “bô lão”. Người tham gia quan sát các bức ảnh được tạo bằng máy tính về những khuôn mặt biểu lộ các cảm xúc như hạnh phúc, buồn hoặc giận dữ. Trong thí nghiệm này, cảm xúc trên các khuôn mặt của người trẻ được phân biệt dễ hơn so với khuôn mặt của người già.
Tiến sĩ Ursula Hess, giáo sư tâm lý học tại Đại học Humboldt, Đức cho biết, mọi người khi xem ảnh nhận thấy cảm xúc trên mặt người già rất phức tạp và khó đoán.
"Cũng có thể do các khuôn mẫu của xã hội quy định, khiến cho người trẻ thường gắn kết tính cách của người già với sự buồn rầu", Hess nói. Theo Hess, cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để đưa ra kết luận chính xác và đầy đủ.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên có thể giúp các bác sĩ trong chẩn đoán bệnh, vì một bác sĩ khi nhìn vào các nếp nhăn có thể sai lầm và nghĩ rằng bệnh nhân đau đớn hơn so với tình trạng thật của người đó, Garrido cho hay.

Câu chuyện về một cụ ông 71 tuổi ở Quảng Đông (Trung Quốc) quyết định chọn nhà tù là nơi ở cuối đời cho mình hiện làm dấy lên những lo ngại về đời sống của hơn 120 triệu người già Trung Quốc, đặc biệt là hơn 90 triệu người già hiện sống ở nông thôn nước này - những người thường chưa được hệ thống an sinh xã hội quan tâm tới.

Điều này càng nóng bỏng hơn khi mỗi năm Trung Quốc lại có thêm 650.000 cụ trên 60 tuổi.
Không có tiền, không có chỗ ở, ông cụ Lý Triệu Khôn, 71 tuổi, đã quyết định đốt một khu rừng ở Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông hôm 9-11 với mong muốn duy nhất là được vào tù. Cảnh sát sau đó phát hiện chỉ một tuần trước đó ông Lý vừa hết án 5 năm tù vì tội cố ý phóng hỏa. Hỏi thì cụ Lý trả lời muốn trở lại nhà tù vì ở đó có đồ ăn, chỗ trú thân, giúp chấm dứt quãng đời dài lang thang của mình.
Không có giấy tờ chứng minh nhân thân, cụ Lý cũng chẳng biết mình từ đâu tới mà chỉ nhớ mình đã ăn xin từ nhỏ cùng bố mẹ. Cả bố mẹ đều mất trước khi ông 10 tuổi. Lúc trẻ ông sống vất vưởng qua ngày bằng việc ăn xin, nhặt rác, làm các công việc chân tay nặng nhọc và cuộc sống của ông bắt đầu gặp khó khăn vào năm 2001 khi số tiền tiết kiệm 50.000 nhân dân tệ (6.250 USD) của ông cạn kiệt.
Hai lần tự tử tìm đến cái chết nhưng cả hai lần ông Lý đều được cứu và đưa vào các cơ sở từ thiện. Các cơ sở ở đó chỉ giữ ông trong một thời gian ngắn và yêu cầu ông về quê quán của mình để nhận sự giúp đỡ - điều mà cụ Lý không thể làm được vì cụ chẳng biết quê quán mình ở đâu và dù có biết thì ở đó cũng chẳng ai biết cụ. Các quĩ cứu trợ không thể giúp ông vì tiền cứu trợ là tiền từ ngân sách, tiền thu thuế của địa phương và thường chỉ dành cho người cơ nhỡ ở đó.
Các giá trị truyền thống bị xói mòn
Nếu vô gia cư là nguyên nhân gây ra nỗi đau cho cụ Lý thì vẫn còn hàng ngàn người già khác cũng phải chịu những nỗi đau này dù có nơi ở. Có thể thấy rất nhiều người lang thang già cả đi ăn xin ở ga tàu và các địa điểm du lịch ở các thành phố lớn vì không được con cái săn sóc. Năm ngoái, ở thủ đô Bắc Kinh đã có hơn 2.000 vụ các cụ ở nông thôn kiện con cháu mình về các vấn đề chăm sóc ra tòa án trung cấp. Tuy vậy, phần lớn các nông dân thường tránh đưa những đứa con bất hiếu của mình ra tòa vì sợ mất mặt.
Nông dân Trung Quốc theo truyền thống vẫn dựa vào sự chăm sóc của con cái khi tuổi già. Tuy nhiên, các tập tục như phải kính trọng và săn sóc người già hiện đang tan vỡ dần. Khi hàng triệu nông dân trẻ đi theo làn sóng di cư lớn tới các vùng đô thị hóa ở miền đông trong thập kỷ trước thì những người già bị bỏ lại. Rất nhiều cụ già được để lại rất ít tiền nhưng lại phải nuôi thêm cháu của mình nữa.
Ông Trại Vũ Hòa, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hắc Long Giang và là chủ một công ty than tư nhân, từng tự mình bỏ 100.000 nhân dân tệ (12.500 USD) để điều tra về tình hình những người già ở nông thôn cuối năm ngoái. Kết quả của cuộc điều tra trong hai tháng với 10.400 nông dân trên 60 tuổi ở 31 tỉnh thành Trung Quốc cho thấy 45% những người này không sống với con cái, 5% không biết bữa ăn tới của mình sẽ từ đâu tới, 69% chỉ có một bộ quần áo và 67% trong số họ không có tiền để mua thuốc. Thu nhập trung bình của những người được điều tra là 650 nhân dân tệ/năm (82 USD). 85% số người già này vẫn phải lao động cực nhọc ở ngoài ruộng và 97% vẫn phải làm các công việc nhà.
Ông Trại nói: “Chính tôi cũng đến từ nông thôn và thật đau lòng khi thấy những nông dân này chịu cảnh nghèo khó và cô đơn sau hàng thập kỷ lao động vất vả”. Có đến một nửa các nông dân trẻ trong cuộc thăm dò tỏ ra thờ ơ đối với cha mẹ của mình - ông Trại cho biết.
Mặc dù đề xuất chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ gây thêm quĩ để xây dựng các trung tâm dưỡng lão và tăng thêm lương hưu cho nông dân, ông Trại vẫn cho rằng chỗ ở tốt nhất cho các cụ già chính là ở nhà và con cái nên quan tâm, chăm sóc những người già cả. Ông nói: “Là đất nước đang phát triển nên Trung Quốc hiện vẫn chưa thể cung cấp lương hưu cho tất cả người nghèo ở nông thôn.
Bên cạnh đó, người Trung Quốc thường tôn trọng đời sống gia đình, vì vậy người già thường có cảm giác bị bỏ rơi nếu họ phải ra ngoài sống”. Do đó ông kêu gọi khôi phục các giá trị truyền thống như lòng hiếu thảo của con cái, sự tôn trọng đối với người già, điều cần thiết cho việc xây dựng xã hội hòa đồng của người Trung Quốc. Ông nói: “Thật xấu hổ khi thế hệ trẻ giờ quá mê mẩn chăm sóc con cái mình mà lại thờ ơ với cha mẹ”.

Trung Quốc xưa thường quan niệm trẻ là vợ chồng, già là bạn. Hôn nhân với người già là tìm một người bạn lúc tuổi già mà thôi. Nhưng hiện nay, người già bắt đầu có quan niệm mới về hôn nhân như hôn nhân có tình yêu theo xu hướng tuổi trẻ, chú trọng chất lượng, sức sống của hôn nhân.



Gần đây có một cụ bà 65 tuổi từ Cát An, Giang Tây vượt qua quãng đường ngàn dặm tới Thiên Tân, kết duyên cùng một kiến trúc sư họ Trần, sau khi kết duyên hai người chuyển đến sống ở khu chung cư cho người già ở Thiên Tân.
Bà Vương, cụ bà ở trên cho biết,: ’’Tôi sau khi goá chồng ở vậy trong nhiều năm, muốn tìm một người thích hơp, đặc biệt sau khi con cháu di cư sang Mỹ, thì lại càng muốn tìm cho mình một người bạn già’’. Bà đã chọn lựa rất nhiều trường hợp nhưng không thành công. Bà luôn muốn và tâm niệm một điều là hai bên đều phải có “cảm giác tốt”. ’’Hiện nay nhu cầu của tôi không phải là chuyện vật chất, ăn mặc, mà muốn tìm một người bạn già đồng điệu về tâm hồn để có thể hiểu nhau’’.
Khi gặp ông Trần, hai người như có duyên phận, hút lấy nhau, đó là tình yêu sét đánh. Nhờ tình yêu đó bà quyết xa rời quê hương theo ông đến nơi xa lạ ở Thiên Tân.
Giáo sư Hác Mạch Thu, Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội Thiên Tân chuyên nghiên cứu về hôn nhân của người lớn tuổi cho biết, khi vật chất đầy đủ, kinh tế độc lập, người già của Trung Quốc hiện nay trong quan niệm về hôn nhân đã có những thay đổi to lớn, không chỉ là sự biến chuyển từ quan niệm truyền thống xuất giá tòng phu, thủ tiết đến hết đời, sang quan niệm tự nguyện tái giá như hiện nay, mà trong quan hệ hôn nhân cũng chuyển từ chú trọng đến khía cạnh kinh tế sang chú trọng chủ yếu về mặt tình cảm.
Lấy vợ trẻ
Có một câu chuyện trong phòng tư vấn hôn nhân. Bà họ Cao khoảng 65 tuổi đang đi đi lại lại trong phòng, và lớn tiếng kể cho ông Tôn ở phòng tư vấn hôn nhân một cách ai oán: “Ông ta đã 76 tuổi, tôi sẽ không từ bỏ ông ấy, tại sao ông ấy lại không muốn cùng với tôi?”. Hoá ra, bà Cao mấy ngày trước có đi lại với một ông họ Đào, nhưng ông ta cho rằng bà dung mạo quá bình thường, nên bỏ bà. Không lâu sau, ông Đào kia lại đi lại với một phụ nữ khác, bà này khoảng 50 tuổi. Việc này làm cho bà Cao cảm thấy rất khó chịu.
Ông Tôn, một người làm trong nghề tư vấn hôn nhân cho người già đã nhiều năm, tiết lộ: “Lấy người trẻ” hiện đang là đặc điểm mới trong những cuộc hôn nhân của người lớn tuổi. Đặc biệt là với các ông, luôn muốn kiếm một người bạn đời trẻ trung một chút, tuổi tác hai bên nam nữ có thể chênh nhau đến gần 40 tuổi, có thể nói là cuộc hôn nhân giữa hai thế hệ nhưng chỉ cần hai bên cùng đồng ý là sẽ tiến tới hôn nhân.
Trước đây, nữ kiếm chồng thường chú trọng tìm chỗ dựa về kinh tế, tìm “bát cơm”, còn nam giới thường tìm một người có thể chăm sóc cho mình, tìm “bảo mẫu”. Nhưng hiện nay tái hôn lại có những điều kiện chọn lựa khác, như chọn người trẻ hơn mình nhiều không còn là sự quá khác biệt. Nữ muốn bạn nam tướng mạo đàng hoàng, nghiêm túc, thân thể cường tráng. còn phái nam lại hy vọng vợ mình xinh đẹp một chút, đảm đang.
Có tình nhân – nỗi lo mới của người già
Ngoài những yêu cầu có ý nghĩa cuộc sống về dinh dưỡng, y tế, người già của Trung Quốc ngày càng đặt ra yêu cầu ngày càng cao với đời sống tinh thần.
Nếu yêu cầu này không được đáp ứng, thì hôn nhân của người già cũng dễ dẫn đến mâu thuẫn. Tỷ lệ ly hôn của người già gần đây tăng ngày càng cao. Và ngoại tình trong hôn nhân cũng không chỉ là chuyện của giới trẻ nữa. Hiện tượng này đã trở thành một mối lo mới của người già, đặc biệt là cánh mày râu.
Có một vị kiến trúc sư ở Thiên Tân 64 tuổi, sau khi nghỉ hưu đi học khiêu vũ, rồi quen một bà 40 tuổi, hai người có cảm tình với nhau, và trở thành tình nhân. Ông này khi về nhà luôn tỏ ra lạnh nhạt với bà vợ ốm yếu già nua của mình, cuối cùng bà vợ đành ly hôn. Được biết, trong quan hệ nam nữ, ngoài quan hệ vợ chồng, còn có một loại quan hệ bạn bè như những tình nhân lớn tuổi, họ là những người chưa kết hôn, hai bên đều có cuộc sống riêng nhưng lại có quan hệ nam nữ với nhau thậm chí là sống chung.
Trong một cuộc điều tra gần đây, Trung Quốc có hơn 129 triệu người già trên 60 tuổi, chiếm 10,46% tổng dân số. Cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống người già của Trung Quốc ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn.

Người ta khi đến tuổi già, trong thân thể xuất hiện nhiều biến đổi. Vẻ bề ngoài, tóc bạc, rụng tóc, da nhăn, thô và nháp, mí mắt và da mặt chảy xuống, thị lực kém, thính giác yếu… Nhưng sự già yếu vốn là cả một quá trình biến đổi phức tạp về sinh học trong cơ thể mà con người có thể làm chủ được tốc độ biến đổi đó.


Phương pháp dưỡng sinh có nhiều, nhưng trong đó "ăn uống đúng" là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Do đó, đối với người già, dùng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là một mặt không thể thiếu được để giảm bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Căn cứ đặc điểm sinh lý của tuổi già, nguyên tắc ăn uống của người già không ngoài việc lấy bổ ngũ tạng, điều hòa âm dương làm chính. Trong thức ăn nên quan tâm đến dinh dưỡng, ăn nhiều loại đậu và các chế phẩm của nó, cá và thịt nạc, nhưng cũng không nên bổ quá, tránh bị béo phì.


Ăn uống đúng là một trong những biện pháp ngăn chặn tuổi già
Người già nên ăn dầu thực vật, ăn hoa quả vì khi đó tì vị yếu kém, thức ăn nên đa dạng và ăn những chất dễ tiêu hóa. Không nên ăn uống vô độ.
Về mặt điều hòa âm dương có thể tùy thể chất mà định liệu. Âm hư có thể ăn những thứ bổ âm như: bạch mộc nhĩ, lê, dâu, mía, vừng, đậu phụ, rau chân vịt, vịt, ba ba, hải sâm, mật ong, phổi lợn, vịt trời, đường trắng.
Dương hư nên ăn những thức ăn ích khí trợ dương như: hạt sen, đại táo, gạo nếp, thịt bò, dạ dày bò, thịt chó, thịt gà, các diếc, lươn, rùa, dạ dày dê, lạc để điều hòa âm dương cân bằng. Trung Quốc thực liệu học nêu ra 6 nguyên tắc ăn uống cho người già. Xin ghi lại dưới đây để tham khảo:
Thứ nhất. Kiêng những thức ăn béo, ngọt, đậm nồng. Những thực phẩm như thế tuy giá trị dinh dưỡng cao, nhưng vì hàm lượng mỡ và đường rất lớn dễ làm cho người già béo, thể trọng tăng, mỡ trong máu tăng. Ngoài ra, ăn thức ăn nhiều mỡ đối với người già vốn đã kém tiêu hóa càng làm cho tiêu hóa không tốt. Dạ dày, ruột bị rối loạn, làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ bình thường.
Thứ hai. Ăn uống phải bảo đảm đa dạng. Ăn uống của người già nên bảo đảm nhiều dạng thực phẩm. Loại nào cũng ăn một ít, không nên ăn lệch hay nghiện một món. Thực phẩm của người già phải đa dạng là để bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng, đưa vào thân thể đủ loại nguyên tố cần thiết để có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ.
Ngoài ra không nên ăn mặn quá, chua quá, ngọt quá, đắng quá, cay quá. Đúng như Nội kinh đã nói: "Ăn chua quá tì khí bị diệt, ăn mặn quá tâm khí bị ức nén, ăn ngọt quá tâm khí bị suyễn gấp, ăn đắng quá tì khí bị khô, ăn cay quá hại tinh thần". Cho nên, "ăn uống phải đúng mức, hài hòa ngũ vị", chỉ có thế mới có lợi cho sức khỏe của người già.
Thứ ba. Cấm ăn uống vô độ. Ăn uống phải đúng mức, người già ăn uống phải có quy luật, vì sức điều hòa của người già giảm sút, khả năng thích nghi của dạ dày, ruột đã kém, cho nên nhất định phải tránh ăn uống vô chừng mực. Nên ăn ít, ăn nhiều bữa, không đói, nhưng không no quá, phải đúng giờ, đúng số lượng. Còn cần tập thành thói quen nhai kỹ, nuốt chậm, điều đó có lợi rất nhiều cho sức khỏe và tuổi thọ.
Thứ tư. Kiêng ăn mặn quá. Ăn uống phải thanh đạm. Vì người già ăn mặn sẽ đưa vào cơ thể lượng muối quá nhiều, dễ tạo thành bệnh cao huyết áp, làm ảnh hưởng tim, thận. Theo điều tra, những người hàng ngày ăn 4g muối trở xuống rất ít mắc bệnh huyết áp, còn những người một ngày ăn 26g muối thì số mắc bệnh huyết áp là 40%. Cho nên có người cho rằng ăn mặn tức là tự sát.
Thứ năm. Cấm ăn uống nóng quá hoặc lạnh quá. Thức ăn phải tươi ngon mới dễ tiêu hóa. Vì chức năng tiêu hóa của người già đã yếu, nên ăn nóng quá hoặc lạnh quá dễ kích thích màng nhầy của đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng sự hấp thu dinh dưỡng.
Ngoài ra thức ăn phải dễ tiêu hóa. Thực phẩm nên căn nhỏ, nấu nhừ, thịt có thể băm thành thịt viên, rau nên chọn lá non. Nhưng cũng không nên cắt rau bé quá vì độ dài sợi xenlulô thích hợp sẽ có lợi cho thông đường ruột và đại tiện, đồng thời có tác dụng đề phòng xơ hóa động mạch. Nên ăn nhiều rau tươi, hoa quả vì trong đó chứa nhiều loại vitamin và những thành phần dinh dưỡng khác.
Thứ sáu. Không uống rượu, hút thuốc. Nghiện những thứ này với người già là điều cấm kỵ.

Một trong số các nhà nghiên cứu Nhật bản cho biết họ đã chế tạo robot có tên RI-MAN có đầy đủ các chức năng nghe, nhìn, ngửi và có thể "bế" người nhằm mục đích chăm sóc người già trước tình hình số lượng người già đang tăng cao ở nước này.

Robot RI-MAN nặng 100 kg có thể phân biệt được tám loại mùi khác nhau, làm theo chỉ dẫn bằng giọng nói đi đến đâu và sử dụng nguồn ánh sáng để nhận biết tín hiệu trên khuân mặt con người.
Với chiều cao 1,58 mét, robot RI-MAN có thể xách một con búp bê nặng 12 kg và bế một người có trọng lượng 70 kg.
Robot RI-MAN được bao phủ bởi một lớp silicone mềm dày 0,5 cm và trang bị các thiết bị cảm biến để nhận biết trọng lượng và vị trí của con người.
Toshiharu Mukai, người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói: "Chúng tôi hy vọng trong tương lai robot RI-MAN sẽ có thể chăm sóc người già hoặc tham gia công tác phục hồi chức năng".
Ông cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ phát triển thêm khả năng phát hiện tình trạng sức khoẻ của con người thông qua hơi thở".
Nhật đang tăng cường đẩy mạnh các nhu cầu cho việc chăm sóc người già để giải quyết vấn đề dân số có tuổi thọ cao nhất thế giới.

Người cao tuổi cần có chế độ ăn, nghỉ hợp lý, giữ cho tâm hồn luôn thoải mái, tối kỵ các ức chế tình cảm mạnh để phòng tránh tăng và hạ đường huyết. Khi có những dấu hiệu tăng hoặc hạ đường huyết, nhất là xảy ra hiện tượng này thường xuyên, phải được thầy thuốc thăm khám và hướng dẫn dùng thuốc.

Loại đường có mặt thường trực trong máu là glucose, do vậy nồng độ đường - huyết nếu gọi chính xác phải là nồng độ glucose - huyết (dưới đây viết tắt là G-h).
Nói chung, G-h bình thường (đo khi cơ thể nghỉ, xa bữa ăn) là 0,8-1,2g/l (tức là 4,4-6,6mmol/L). Đó là nồng độ đủ để tế bào não được nuôi dưỡng, trong khi những tế bào còn lại cần có sự hỗ trợ của chất insulin. Khi G-h xuống 0,7g/l được coi là bắt đầu thấp và từ 0,6g/l (tức 3,3mmol/L) trở xuống là hạ thật sự. Từ trên 1,3g/l (tức 7,2mmol/L) được coi là bắt đầu cao.
Khi tuổi cao, hệ thống điều hòa G-h ở người già không còn nhanh nhạy, đáng tin, do vậy dễ đưa đến cao hoặc hạ G-h.
Hạ G-h ở người già
Hạ G-h do đột ngột tăng sử dụng, trong khi kho dự trữ glucose ở gan không còn dồi dào, hoặc không huy động kịp. Nói chung, gan người già giảm khả năng dự trữ glucid, nhất là khi xa bữa ăn (một số cụ già cần ăn nhiều bữa). Khi tiếp cận môi trường lạnh (do đột ngột ra lạnh mà không mặc đủ ấm, hoặc do ở lâu ngoài trời lạnh), người trẻ dễ thích nghi, còn người già rất dễ hạ G-h.
Cũng vậy, khi người già dùng sức đột ngột mà thiếu sự khởi động cho cơ thể kịp thích nghi. Ví dụ, đột ngột thực hiện một loạt động tác thể dục tương đối mạnh, hoặc tập khi bụng đói... Khi có cơn nóng giận kéo dài, không tự kiềm chế được...
Hạ G-h do gan giảm dự trữ. Ở người già, ngay sau khi ăn, tổng lượng glucose ở gan vẫn thấp. Tình trạng này càng rõ nếu mắc các bệnh gan mạn tính (xơ gan, suy gan). Đáng chú ý là gan của người nghiện rượu... Nhiều người nghiện từ thời trẻ, dần dần có thói quen uống mà quên ăn. Nói chung, người già cần ăn nhiều bữa, nhất là bữa đêm (ví dụ, một ly sữa lúc 21 giờ).
Một dấu hiệu nói lên tình trạng hạ G-h ban đêm là ngủ mê mệt, trong giấc mơ thấy mình ăn rất nhiều và ngon lành. Một nguy cơ là dự trữ protein của cơ thể có thể cạn kiệt dần do biến thành glucose để chống hạ G-h. Hậu quả là suy dinh dưỡng (khó phục hồi).
Hạ G-h do sử dụng quá mức các biện pháp chữa bệnh tiểu đường (bệnh nhân cần hết sức chú ý đến biến chứng này). Có thể do người bệnh sử dụng một chế độ ăn quá nghèo glucid với mục đích tích cực chữa bệnh, phòng biến chứng. Nên nhớ rằng, dù mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân vẫn cần một khẩu phần glucid đủ mức cần thiết, chủ yếu là loại glucid nguyên hạt. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân tiểu đường bị hạ G-h thường do sử dụng quá mức các thuốc hạ đường huyết (hy vọng kiềm chế bệnh tốt hơn) mà không theo chỉ dẫn của thầy thuốc và không tự theo dõi định kỳ mức G-h.
Tế bào não duy nhất chỉ sử dụng glucose làm thức ăn, mà không sử dụng mỡ, protein như mọi tế bào khác; do vậy nếu G-h hạ đột ngột xuống 0,7g/l sẽ có ngay các triệu chứng thần kinh: run rẩy, mắt hoa, xây xẩm; nếu giảm tới 0,5g/l sẽ có bủn rủn, choáng váng, vã mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, mạch yếu... Nếu còn hạ tiếp sẽ có cứng hàm, lú lẫn, mất hẳn trương lực các cơ (ngã vật) hôn mê. Cùng một mức độ giảm G-h, người già thường có bệnh cảnh nặng hơn, khó cứu chữa hơn (so với người trẻ).
Nếu hạ G-h từ từ, thoạt tiên thấy đói cồn cào, bộ máy tiêu hóa co bóp mạnh (óc ách, sôi bụng). Tuy nhiên, nhiều người già mất cảm giác đói, tức là mất đi một triệu chứng sớm để kịp chẩn đoán. Sau đó cũng là run rẩy, mắt hoa, vã mồ hôi lạnh, tứ chi bủn rủn; do diễn biến kéo dài nên cơ thể trẻ đủ thời gian để kịp điều chỉnh (huy động protein); trái lại sự huy động này tỏ ra chậm chạp và kém hiệu lực ở người già, do vậy hậu quả thường nặng nề: có thể hôn mê, có thể thiểu lực kéo dài, có thể suy cạn kho protein khó hồi phục... Nói chung, nếu cụ già đã giảm cảm giác ngon miệng thì nên ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày.
Trong tình trạng này người cao tuổi cần ăn ngay các loại glucid dễ hấp thu: kẹo, bánh ngọt, khẩn cấp hơn có thể dùng nước đường (không dùng đường hóa học), nước quả cây, sữa... Trường hợp khẩn cấp phải truyền glucose vào máu.
Cao G-h ở người già
Trái với hạ (có hậu quả xấu), tình trạng cao G-h trong hầu hết trường hợp là tạm thời (khi vận động, khi ở trạng thái tâm lý quá phấn khích: cáu giận, hoảng sợ, bực tức, lo phiền...). Với người già, chỉ cần nhớ rằng nếu tình trạng trên kéo dài và xảy ra thường xuyên có thể làm tiết nhiều adrenalin, gan cạn kiệt glucid - đe dọa chuyển sang hạ G-h. Thêm nữa, những trạng thái tâm lý trên còn ảnh hưởng xấu tới tim mạch, huyết áp.
Trường hợp tăng G-h kéo dài gặp trong bệnh tiểu đường. Ở người già, bệnh này không do thiếu insulin mà do các tế bào sử dụng kém hiệu quả chất này, do vậy nói chung những năm đầu tiên chưa cần chữa bằng insulin (như với người trẻ). Hiện đã có rất nhiều loại thuốc chữa, dùng lâu dài, nhưng chọn loại nào thích hợp thì cần được thầy thuốc hướng dẫn và bệnh nhân tự theo dõi.
Phát hiện sớm bệnh tiểu đường ở người già không dễ vì G-h cao không gây ra triệu chứng gì khiến bệnh nhân phải tự chú ý. Tuy nhiên, ở tuổi trên 60 rất nên đo G-h định kỳ theo hướng dẫn của y tế. Không nên đo trong nước tiểu (vì có glucose trong nước tiểu là bệnh đã tiến triển một thời gian dài).
Cao G-h thường không biểu hiện bên ngoài bằng các triệu chứng khiến bệnh nhân cảm thấy được. Phải phát hiện bằng đo G-h. Nhiều trường hợp đã có glucose trong nước tiểu (mức G-h đã vượt 1,7g/l) mà đương sự hoàn toàn không tự biết; khi tình cờ được đo mới phát hiện đã mắc bệnh tiểu đường.
Đây là hai triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi, bệnh có thể phòng tránh được. Để phòng bệnh, người cao tuổi cần có chế độ ăn, nghỉ hợp lý, giữ cho tâm hồn luôn thoải mái, tối kỵ các ức chế tình cảm mạnh. Khi có những dấu hiệu tăng hoặc hạ đường huyết, nhất là xảy ra hiện tượng này thường xuyên phải được thầy thuốc thăm khám và hướng dẫn dùng thuốc.

Những năm gần đây, các vụ đánh đập, chửi bới, bỏ đói, chiếm đoạt tài sản người già ngày càng gia tăng ở Nhật. Tại Tokyo đã từng xảy ra trường hợp rất thương tâm.

Một bà cụ 78 tuổi sống chung với người con cả. Do già yếu, bà chỉ nằm một chỗ trên giường. mặc dù biết bà không tự ăn được nhưng người con trai bà chỉ mang cơm đến đó rồi bỏ đi. Bà đã lịm chết sau nhiều tháng không được chăm sóc.
Theo tập tục ở Nhật, cha mẹ già thường sống chung với con trai trưởng. Hiện nay, gần phân nửa số người già ở Nhật phải sống phụ thuộc vào con cháu. Năm 2004, theo khảo sát gần 2.000 vụ ngược đãi người già, có 11% số vụ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người già.
Hầu hết các vụ ngược đãi xảy ra do mâu thuẫn trong quan hệ gia đình, đặc biệt là mâu thuẫn giữa con trai và cha mẹ già (32%) và giữa mẹ chồng với nàng dâu (20%). Cha mẹ thương con như biển trời lai láng, vì vậy cha mẹ già ít khi nào gọi cảnh sát cầu cứu và thậm chí không hé răng cho người ngoài biết mình bị ngược đãi. Nhiều người già không tìm nơi khác ở vì sợ con cái chiếm đoạt tài sản.
Mới đây, Nhật đã thông qua luật mới bắt buộc người nào phát hiện những trường hợp lạm dụng, ngược đãi người già phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương. Người biết chuyện mà không thông báo sẽ bị xử phạt. Người báo tin không cần chứng cứ trực tiếp mà chỉ cần nhìn thấy dấu hiệu khả nghi, chẳng hạn như người giá có vết bầm tím hay dấu hiệu bất bình thường.
Sau khi xem xét, chính quyền sẽ đề nghị cảnh sát can thiệp. Lật mới cũng yêu cầu chính quyền địa phương cải thiện dịch vụ chăm sóc người già để giảm gánh nặng cho gia đình.

Một doanh nhân thành đạt, tuổi đã ngoài năm mươi, đọc báo, xem đài thấy các vị lãnh đạo rủ nhau đi thăm những người già trăm tuổi ở địa phương mình mới sực nhớ nhà mình cũng có… “nuôi” một người già hơn chín chục.


Công ty ông thỉnh thoảng cũng có tổ chức đi thăm chỗ này chỗ nọ, tặng quà cáp cho người này người kia, phát biểu những lời hay ý đẹp, thế nhưng người già ở nhà sao mà khó… “tiếp cận” quá. Ông thắc mắc sao lúc này quanh ta thấy nhiều người già quá vậy. Già thì mắt kém, tai lãng, đi lại khó khăn, mọi thứ lệ thuộc… nên dễ phiền lòng. Chút thì giận hờn. Chút thì trách cứ. Con cháu hiếu thảo cũng ba điều bốn chuyện rồi vội vã… lỉnh ngay! Người già cô độc càng cô độc.
Lúc nào cũng đang như “Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt”… Lẩm cẩm, lặp đi lặp lại mãi một chuyện. Mới bắt đầu nói thì con cháu đã biết tỏng chuyện gì, có thể kể tiếp vanh vách không sai. Chuyện mới thì quên. Chuyện xưa thì nhớ. Lúc nào cũng nhắc lại quá khứ “hào hùng”. Lúc nào cũng chịu không nổi đám trẻ. Ông muốn có được nghệ thuật để "tiếp cận" với những người cao tuổi. Người ta đã khuyên doanh nhân trên làm những điều dưới đây:
Khi “tiếp cận” các cụ, đừng xuất hiện đột ngột đầu giường dễ làm họ giật mình. Phải lên tiếng, hỉ hả hịch hạc đôi ba câu để đánh động, tạo sự chú ý trước khi xuất hiện. Trí não các cụ không bắt nhịp nhanh như hồi còn trẻ được, phải có thời gian để “định thần”, tập trung chú ý rồi mới khởi sự giao tiếp được..
Khi đứng hoặc ngồi thì chọn khoảng cách đủ gần để có thể nắm tay, ôm vai. Truyền thông không lời có thể nói lên nhiều điều hơn ta tưởng. Mắt kém, nên cảm nhận qua tiếp xúc sẽ rất tốt. Nhớ luôn đứng phía đối diện, ngang tầm mắt. Như vậy, các cụ có thể nhìn vào môi mấp máy mà biết ta đang “nói hành nói tỏi” gì, có thể nhìn vào mắt mà biết ta đang nghĩ gì, định “dở trò gì”. Do vậy, khi tiếp xúc nên giữ nét mặt vui tươi, ân cần, thực sự quan tâm chớ không phải quấy quá cho xong!
Môi trường tiếp xúc cần yên tĩnh, các cụ mới dễ tập trung, dễ nhìn, dễ nghe. Nơi đông đúc ồn ào, nhộn nhạo, dễ gây hoang mang, mất tập trung. Lúc nói chỉ nên một người nói. Không nên tay xách nách mang, quơ tay múa chân lúc nói dễ gây rối trí.
Ánh sáng phải vừa đủ để có thể nhìn mắt, nhìn môi người nói. Tránh đứng trong bóng tối. Giảm bớt ánh sáng nếu thấy quá chói. Mắt các cụ yếu, chói quá thì đồng tử sẽ co nhỏ, không nhìn thấy gì, nhất là ở người có bệnh cườm già.
Tránh nói to tiếng. Tránh hét vào tai các cụ. Nếu có mang máy nghe, phải đảm bảo máy đã mở, còn pin, đang hoạt động tốt. Nên nói chậm rãi và rõ ràng. Lúc nói phải nhìn vào trong mắt. Nói vừa đủ lớn nhưng không được hét to. Không được quát.
Dùng những từ đơn giản, cụ thể, những câu ngắn gọn. Lặp lại đôi ba lần nếu cần. Khi cảm thấy các cụ chưa hiểu thì phải nói cách khác, dùng từ khác, cấu trúc câu khác cho dễ hiểu, dễ nghe hơn.
Mỗi lần chỉ nói một ý, một việc. Các cụ không thể cùng lúc nắm nhiều ý, nhiều thông tin, sẽ bị “nhiễu”. Mỗi lần hỏi một việc. Hỏi xong phải đợi một lúc để các cụ có thì giờ tập trung, ngẫm nghĩ và tìm từ diễn đạt. Thỉnh thoảng nên nhắc lại các ý chính. Tóm tắt cho dễ nhớ. Thường các cụ không tiện hỏi lại, sợ “quê”! Cần dặn dò gì thì ghi ra giấy. Chữ phải rõ, to, chân phương, dễ đọc.
Sẵn sàng chấp nhận sự nhầm lẫn, sai sót, quên trước quên sau của các cụ. Sẵn sàng chấp nhận những cơn nóng giận, bực dọc bất thường của các cụ! Cuộc tiếp xúc nhiều khi rơi vào thất bại. Sẵn sàng… đợi một dịp khác, lúc khác, thuận lợi hơn! Bởi vì có lúc các cụ rất dễ thương!
Cách ta đối xử với các cụ thế nào thì con cháu sẽ đối xử với ta như thế.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Phụ nữ ở tuổi này cần ăn giấm để một mặt làm tăng cảm giác thèm ăn, mặt khác, phòng các loại bệnh tật, làm mềm huyết quản, hạ huyết áp, giảm cholesterol...

Sau đây là một số lưu ý khác về chế độ ăn của phụ nữ ngoài tuổi lục tuần:
- Nên ăn:
  • Các thức ăn thanh đạm, nóng, chín nhừ, mềm.
  • Cá, sữa, trứng...
  • Các thức ăn giàu chất cellulose như rau xanh, gạo lức, ngũ cốc (đậu, lạc, vừng, hạt sen, hạt dẻ).
  • Các loại dầu béo chứa axit béo không bão hòa, có ích cho sức khỏe, như dầu lạc, dầu vừng.
  • Thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm sữa, đậu nành, các chế phẩm đậu, tôm, ngao, sò, cua, trứng, rau cần, rau mùi...
  • Các thức ăn giàu vitamin E như cải bắp, súp lơ, rau loa cự, vừng...
- Không nên ăn:
  • Những thức ăn quá béo ngậy.
  • Các thức ăn dẻo quánh, cứng, sinh lạnh.
  • Các thức ăn nhiều cholesterol như nội tạng, tủy, óc động vật, trứng cá...
Ngoài ra, không nên ăn quá mặn vì điều này sẽ làm cho chất natri đọng nhiều trong cơ thể, dễ gây thủy thũng, tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho thận.

Một người 60 tuổi, bị bệnh phổi, bỗng nhiên thở hổn hển sau bữa ăn. Thủ phạm chính là lượng calo quá lớn trong đồ ăn nhiều đường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc hạn chế đường trong chế độ ăn của những bệnh nhân nói trên là rất cần thiết.

Điều này được giải thích như sau: Khi ta ăn đường, cơ thể sản xuất ra nhiều CO2 và người khỏe mạnh phải thở nhanh hơn để đào thải lượng khí thừa. Những lá phổi bị tổn thương bởi bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính không thể trụ nổi sự quá tải này.
Kinh nhiệm nói trên chỉ là một trong rất nhiều mẹo nhỏ ít được biết đến về chế độ ăn làm nhẹ bớt một số bệnh mạn tính của người già.
Mẹo nhỏ, giá trị lớn
Từ trước tới nay, dường như các bác sĩ quá bận rộn hoặc không được đào tạo kỹ càng nên hiện tượng chế độ ăn khiến bệnh của người có tuổi nặng hơn vẫn xảy ra. Các chuyên gia của Hội dinh dưỡng Mỹ đã kết hợp với Viện hàn lâm Bác sĩ Gia đình (tổ chức bác sĩ về chăm sóc sức khỏe ban đầu lớn nhất nước Mỹ), đề ra "Sáng kiến Sàng lọc Dinh dưỡng". Đây là những hướng dẫn thiết thực, còn ít được biết đến, về chế độ dinh dưỡng cho người có tuổi, liên quan tới 8 bệnh mạn tính như ung thư, sa sút trí tuệ, tiểu đường, huyết áp cao, loãng xương...  Nội dung khuyến cáo này bao gồm:
1. Kiểm soát sự thiếu cân: Trọng lượng 55 kg có thể là vừa với một người cao 165 cm ở độ tuổi 30, nhưng lại là thiếu với người 65 tuổi. Sụt 4,5 kg ngoài ý muốn trong 6 tháng là một dấu hiệu nguy hiểm. Ví dụ, sự giảm cân đột ngột ở người già có thể là dấu hiệu sớm của sa sút trí tuệ.  
2. Một số thuốc thông dụng, như digoxin để điều trị suy tim, có thể làm giảm trầm trọng sự thèm ăn của người già. 
3. Người có tuổi thường không cảm thấy ngon miệng khi ăn thịt, nhưng protein tạo nên cơ bắp và giúp cơ thể phục hồi sau bệnh tật. Nên nhớ tới những thức ăn giàu đạm khác như đậu, bơ lạc và trứng.
4. Khi có tuổi người ta thường thích ăn ngọt. Thói quen này không phải là xấu. Bệnh nhân Alzheimer cần tăng cân có thể dùng món bánh rán nếu họ thích. Năng lượng giúp trì hoãn thời điểm phải nuôi bệnh nhân qua ống. Hãy dùng những thức ăn được cắt nhỏ bằng ngón tay vì người bệnh có thể đã quên cách dùng dĩa.
5. Đảm bảo là người bệnh huyết áp cao dùng đủ canxi. Đây là cách tự nhiên để làm giảm huyết áp. Tất cả bệnh nhân có nguy cơ suy tim phải giảm lượng muối ăn.
6. Dùng đủ nước. Trung bình mỗi ngày cần uống 6-8 cốc (225 ml) các loại: nước trắng, nước hoa quả, sữa, trà, cà phê.
7. Rất nhiều chuyên gia khuyến cáo dùng bổ sung vitamin B12 ở người già, vì cùng với tuổi tác, sự hấp thu chất này cũng giảm.
8. Thay đổi lời khuyên về chế độ ăn cho phù hợp với từng bệnh nhân. Đa số bệnh nhân thận cần chế độ ăn nghèo đạm, nhưng một số dạng bệnh thận lại cần nhiều đạm hơn một chút.
Giảm bớt đau đớn cho người bệnh
Khoảng 85% người có tuổi bị ít nhất một bệnh mạn tính và họ có thể cải thiện tình hình sức khỏe thông qua chế độ ăn. Giáo sư Albert Barrocas, chuyên gia về ngoại khoa và dinh dưỡng tại New Orleans, người đã đưa ra thí dụ về sự khó thở của người bị bệnh phổi khi ăn nhiều đường, nói: "Chế độ ăn tốt không phải phương thuốc trị bệnh, nhưng nó có thể giảm bớt những đau đớn của người bệnh, thậm chí còn giúp một số người không phải dùng thuốc".
Trong khi ở người trẻ tuổi, thừa cân là nguy cơ lớn gây tiểu đường và bệnh tim mạch, thì người già lại phải đối đầu với nguy cơ suy dinh dưỡng. Khi bạn đời khuất núi, người còn lại sẽ chẳng thiết nấu nướng hoặc không biết làm thế nào để có bữa ăn lành mạnh. Bệnh viêm khớp, bệnh tim hay các bệnh khác khiến việc nấu ăn trở nên khó khăn. Bệnh Alzheimer làm người bệnh quên ăn. Khi dùng kháng sinh, người bệnh có thể thấy miệng đắng ngắt. Tóm lại, có vô số lý do khiến người già có thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Điều này không có lợi vì họ sẽ không đủ sức chống lại bệnh tật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với người già, thừa 10% trọng lượng tốt hơn là thiếu 10% .
 
Website www.aafp.org/nsi sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ hơn cùng một thử nghiệm nhanh giúp bạn xác định nguy cơ mắc bệnh về dinh dưỡng của mình.

Căn bệnh này là nguyên nhân chính gây mù lòa ở những người trên 50 tuổi. Nếu bị thương tổn một mắt, gần nửa số bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị bệnh tương tự ở mắt thứ hai trong vòng 3-5 năm. Điều nguy hiểm là có đến 82% bệnh nhân không được phát hiện bệnh kịp thời.

Bác sĩ Đoàn Hồng Dung, Phó khoa Đáy mắt Trung tâm Mắt TP HCM, cho biết, thời gian gần đây có rất nhiều người già bị mù mắt do mắc bệnh thoái hóa hoàng điểm mà không được điều trị kịp thời. Khoảng 2% bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm ở lứa tuổi trên 50 sẽ bị mù lòa. Theo nhận định của các chuyên gia trên thế giới, tần suất của bệnh sẽ tăng gấp 3 lần trong 25 năm tới.
Thoái hóa hoàng điểm là một rối loạn chính của hoàng điểm, gây mất thị lực trung tâm. Bệnh có hai dạng:
- Dạng có tân mạch (mạch máu mới bất thường được sinh ra do phản ứng tự vệ của cơ thể): Các tân mạch này rất dễ vỡ, gây chảy máu trong mắt và tạo sẹo trên võng mạc, khiến bệnh nhân bị mất thị lực trung tâm. 90% bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm dạng tân mạch sẽ bị mù.
- Dạng không có tân mạch: Chiếm 80% số ca bệnh. Tình trạng mất thị lực trong dạng này thường chỉ gây một ám điểm. Khoảng 10-20% ca không có tân mạch sẽ chuyển sang dạng có tân mạch.
Nguyên nhân gây bệnh duy nhất đã được nhận biết là tuổi tác. Bệnh nhân càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Ngoài ra, những đối tượng sau cũng có nhiều nguy cơ bị thoái hóa hoàng điểm:
- Người bị cao huyết áp và các bệnh tim mạch.
- Người hay hút thuốc lá.
- Người dinh dưỡng kém.
Nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ cao gấp đôi so với nam giới.
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm:
- Giảm thị lực trung tâm.
- Có ám điểm trung tâm: Là một điểm ở vùng trung tâm mắt mà khi vật thuộc điểm nhìn này, mắt sẽ không nhìn thấy.
- Hình ảnh nhìn thấy bị méo mó.
- Nếu hai mắt cùng bị bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi đọc sách hoặc khi làm việc trong khoảng cách gần, tăng nhạy cảm với ánh sáng, chớp sáng.
Bác sĩ Đoàn Hồng Dung cho biết, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh thoái hóa hoàng điểm là rất quan trọng trong bảo tồn thị lực còn lại cho bệnh nhân, giúp ngăn ngừa mù lòa cho những người đã bị một mắt. Cách tốt nhất để sớm phát hiện bệnh là đi khám mắt định kỳ mỗi năm một lần.

Phụ nữ ở độ tuổi 37-68, đặc biệt là lứa tuổi mãn kinh (quanh tuổi 50), có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành. Nguy cơ này tăng 2-7 lần ở những phụ nữ mãn kinh từng phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Đó là kết quả của một nghiên cứu khoa học được trình bày tại hội nghị khoa học ngày 28/9 của Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM).

Nghiên cứu nói trên được tiến hành trên gần 200 bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành và kéo dài 3 năm (1998- 2000). Các tác giả nhận thấy:
- Hơn 90% bệnh nhân bị đau ngực không điển hình (mệt, hồi hộp, nghẹn...).
- 9% đau ngực điển hình và thường kèm theo các triệu chứng khác như phừng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau khi giao hợp...

Tại nhiều nước trên thế giới, thống kê cho thấy tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong đó xơ mỡ động mạch giữ một vai trò quan trọng: 90% nguyên nhân có liên quan đến xơ mỡ động mạch. Xơ mỡ động mạch là tiến trình kéo dài trong nhiều năm và là kết quả của quá trình rối loạn mỡ trong máu. 

Ngày nay người ta cho rằng sự tăng cao thành phần mỡ gây hại là LDL-cholesterol và giảm thành phần mỡ bảo vệ là HDL-cholesterol sẽ gây ra xơ mỡ động mạch. LDL-cholesterol cùng với hiện tượng oxy hoá góp phần quan trọng trong việc tạo ra mảng xơ mỡ. Chống được hiện tượng oxy hoa,ù ta sẽ làm chậm lại tiến trình xơ mỡ động mạch này, nghiã là đã góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch.
            Những nghiên cứu gần đây cho thấy có một số vitamin tham gia chống quá trình oxy hoá gây ra xơ mỡ động mạch như vitamin C ( acid ascorbid ), vitamin E ( tocopherol ), tiền vitamin A ( caroten ).
Ngoài các vitamin nêu trên, các yếu tố vi lượng khác có chứa các chất như đồng, kẽm là những yếu tố đồng vận giúp các men chống lại quá trình oxy hóa hoạt động tốt hơn.
Một nghiên cứu tại Cambrige (Anh) cho thấy khi dùng vitamin E liều cao ( 400 - 800 UI/ngày ) ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch vành do xơ mỡ động mạch, sau 200 ngày dùng thuốc thì nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm 77% và nguy cơ bệnh tim mạch khác giảm 47%.
Một nghiên cứu khác đã được thực hiện trên bệnh nhân bị hẹp động mạch vành tim đã phẫu thuật. Nghiên cứu này so sánh giữa 2 nhóm: một nhóm dùng thuốc điều trị xơ mỡ động mạch là Probucol 1000mg/ngày phối hợp với vitamin C 1000mg/ngày, vitamin E 1400 đơn vị/ngày, caroten 100mg/ngày so sánh với một nhóm khác chỉ dùng Probucol. Kết quả sau 6 tháng cho thấy nhóm có kết hợp với vitamin cho kết quả tốt hơn: giảm được 42% lượng mỡ trong máu.
Qua một vài nghiên cứu trên, ta thấy lợi ích của một số vitamin trong phòng ngừa bệnh xơ mỡ động mạch là rất lớn. Nhất là sự phối hợp vitamin C, vitamin E và caroten sẽ tốt hơn cho sức khỏe nếu chúng ta có điều kiện dùng các vitamin này.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần lưu ý trong ăn uống để cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết.
Vitamin C có nhiều trong cây xanh, rau qủa như chanh, cam, quýt, bưởi, bắp cải. Nhu cầu cơ thể về vitamin C có nhiều hơn các loại vitamin khác rất nhiều. Người lớn cần khoảng 50-100mg, nghĩa là 1mg/kg thể trọng mỗi ngày; đối với trẻ con và phụ nữ có thai cần 100-200mg mỗi ngày. Vitamin C ngoài tác dụng tốt cho tim mạch còn có tác dụng chống lại bệnh cúm, điều này đã được biết từ vài chục năm trước đây: với liều dùng khá cao 1g -4g/ ngày người ta có thể rút ngắn được 30% thời gian mắc bệnh cúm.
Caroten hay còn gọi là tiền vitamin A có trong tất cả các thực vật xanh, cà rốt. nhưng caroten là một hợp chất không bền bị phân giải nhanh chóng khi bị sấy khô. Caroten được giữ nhiều nhất bằng phương pháp ủ chua. Vitamin A trong thiên nhiên có trong dầu cá, bơ, trứng, sữa. nguồn vitamin A chính này được tổng hợp dưới dạng acetat.
Vitamin E ( tocopherol ) cần cho nhu cầu cơ thể hàng ngày là 5mg. Công dụng của vitamin E đã được biết từ lâu với tác dụng chữa chứng bệnh vô sinh. Ngày nay vitamin E đều được sử dụng dưới dạng tổng hợp.
Các yếu tố vi lượng như magné, kẽm, đồng có nhiều trong thịt, trứng, sữa.
Như vậy khi đã được xác định có vấn đề về bệnh tim mạch và xơ mỡ động mạch, bạn nên bổ sung thêm các thức ăn giàu vitamin và xin ý kiến bác sĩ về việc dùng thêm các thuốc có chứa các vitamin cần thiết nêu trên.



Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhưng ít được chú ý và rất dễ bỏ xót. Đây là dấu hiệu báo động một tai biến mạch máu não thực sự.

KHI NÀO GỌI LÀ CÓ CƠN THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là rối loạn ở não do gián đoạn cung cấp máu tạm thời ở não gây giảm chức năng ở não ngắn và đột ngột. (không quá 24 giờ, thường dưới 1 giờ)
ĐÂC ĐIỂM - NGUYÊN NHÂN CỦA CƠN THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ THOÁNG QUA
- Thiếu máu não cục bộ thoáng qua báo hiệu sẽ bị tai biến mạch máu não sau đó
- 80% người bị tai biến mạch máu não do xơ vữa động mạch có thiếu máu não cục bộ thoáng qua trước đó
- 1/3 người có thiếu máu não cục bộ thoáng qua -> Thiếu máu não cục bộ thoáng qua tái phát
- Thường gặp ở tuổi sau 50, nam > nữ
- Có hiện tượng microemboli do mảng xơ vữa động mạch nhỏ hoặc khối lắng đọng mỡ nhỏ trong lòng mạch.
- Cục máu đông nhỏ tại chổ
- Đa hồng cầu
- Thiếu máu hồng cầu hình bia
- Co thắt tiểu động mạch não có liên quan thuốc lá
- Bất thường của mạch máu não #9; #9; #9;
- Viêm động mạch, bệnh lupus ban đỏ, giang mai
- Huyết áp thấp
YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ THOÁNG QUA
- Tăng huyết áp
- Bệnh tim mạch như hẹp valves 2 lá
- Nhức nữa đầu
- Hút thuốc lá nhiều
- Tiểu đường
- Tuổi cao
TRIỆU CHỨNG GỢI Ý CỦA THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ THOÁNG QUA
  1. Triệu chứng điển hình
  2. - Cảm giác nặng hoặc yếu tay, chân làm rớt đồ vật đang cầm, té ngã, thay đổi dáng đi.
    - Mất đồng bộ phối hợp trong vận động
    - Thay đổi về cảm giác: tê rần, kiến bò.
    - Rối loạn giọng nói: nói khó, lộn xộn, sai lệch, không nói được
    - Mất thăng bằng, chóng mặt bản thân quay hoặc đồ vật xung quanh quay...
  3. Triệu chứng không điển hình
- Thay đổi đơn thuần về ý thức
- Cơn choáng, ngất xiủ
- Bần thần nhức đầu nhẹ
- Quên thoáng qua
- Nôn, buồn nôn
- Co giật, liệt mặt, đau ở mắt...
ĐÂC ĐIỂM CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG NÀY TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng này bắt đầu đột ngột, kéo dài trong thời gian ngắn vài phút đến 24 giờ và sau đó biến mất hoàn toàn. Triệu chứng này có thể lập lại với thời gian kéo dài hơn. Triệu chứng đặc biệt này phụ thuộc vào vị trí, mức độ tắc nghẽn cũng như tuần hoàn bàng hệ và thường chỉ xảy ra một bên cơ thể.
ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG
- Bệnh sử đầy đủ chi tiết
- Phân tích triệu chứng kỷ lưỡng giúp hướng đến nguyên nhân, vị trí tổn thuơng.
- Khám thực thể: thần kinh và tim mạch nhớ khám động mạch cảnh.
XÉT NGHIỆM CHẪN ĐOÁN
- Xét nghiệm thường quy xét nghiệm đông máu.
- Siêu âm động mạch cảnh
- CT-Scan não hoặc MRI não
- Động mạch não đồ
- Xét nghiệm chẩn đoán giang mai
- Xét nghiệm phát hiện yếu tố nguy cơ: Tiểu đường, rối loạn lipid máu.
ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ THOÁNG QUA
+ Mục tiêu: - Cải thiện cung cấp máu cho
động mạch não
- Phòng ngừa dẫn đến tai biến mạch máu não - Thiếu máu não cục bộ thoáng qua tái phát phải nhập viện trong 48 giờ đầu để đánh giá nguyên nhân mức độ nặng và hướng điều trị lâu dài.
- Điều trị triệu chứng những rối loạn về máu như đa hồng cầu bằng cách làm loãng máu.
VẦN ĐỀ DÙNG THUỐC
- Thuốc ức chế tiểu cầu: dùng liên tục, không xác định thời gian phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa
- Thuốc cải thiện sử dụng oxy ở tế bào não
- Thuốc điều trị các yếu tố nguy cơ
- Chế độ ăn uống phù hợp với yếu tố nguy cơ
- Ngừng hút thuốc lá.
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TRONG TRƯỜNG HỢP CẨN THIẾT

Theo đánh giá của các nhà khoa học, có cơ sở để tin rằng tuổi thọ con người vẫn sẽ giữ mức tăng trưởng 2,5 năm/thập kỷ như trong quá khứ. Và như thế, tuổi thọ trung bình của nhân loại sẽ đạt 100 trong vòng 60 năm nữa. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm cho rằng con người sắp đạt đến ngưỡng tuổi thọ. 

Trong bao năm qua, các dự báo về giới hạn tuổi thọ được đưa ra đều trở thành sai lệch vì bị vượt quá trong một thời gian rất ngắn. Hiện nay, phụ nữ Nhật Bản giữ kỷ lục sống lâu với tuổi thọ trung bình là 85. Nhưng ít ai biết rằng vào năm 1840, chức "quán quân" lại thuộc về phụ nữ Thụy Điển với tuổi thọ bình quân là... 45. Hiện nay, tuổi thọ trung bình toàn thế giới đã tăng gấp đôi so với 200 năm trước.
Hai nhà khoa học J.Oeppen (Đại học Cambridge, Anh) và J.Vaupel (Viện Nghiên cứu Dân số học Max Planck, Đức) đã tiến hành nghiên cứu và đi đến kết luận là tuổi thọ của nhân loại còn lâu mới đạt đến tối đa. Họ lập luận rằng, nếu gần đến mức này, tốc độ tăng sẽ chậm lại, trong khi thực tế không phải như vậy. Tuổi thọ vẫn tiếp tục tăng 2,5 năm/thập kỷ.
Một dự báo năm 1928 khẳng định, tuổi thọ của cả nam lẫn nữ chỉ có thể tăng thêm chút ít rồi dừng hẳn lại ở "mức trần" là 65. Nhưng hiện nay, tuổi thọ trung bình của nam đang là 65 và nữ là 70. Và tuổi thọ cao nhất cũng tăng đều đặn hằng năm trong suốt hơn 160 năm qua.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cho rằng, tuổi thọ có một mức trần. Có điều, chúng ta chưa biết mức trần đó nằm ở đâu. Và có một điều chắc chắn là dù tuổi thọ tăng đến đâu thì con người cũng sẽ không bao giờ đạt đến sự bất tử.

Nhờ những tiến bộ trong y học, việc chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn đã giúp cho tuổi thọ con người ngày càng tăng hơn.


Tuổi thọ càng cao, tỉ lệ mắc bệnh càng nhiều.Trong qúa trình lão hóa, những thay đổi ở hệ tim mạch ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, trong đó xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạch là đồng hành với tuổi tác.
Xơ vữa động mạch thực sự đã diễn ra từ những năm 20 tuổi và có biểu hiện bệnh lý vào những năm 40, 60 tuổi.
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây thiếu máu não cục bộ ở người cao tuổi, được biểu hiện bởi:
Giảm lưu lượng máu lên não
Thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA)
Tai biến mạch máu não dạng TMNCB.
Lưu lượng máu qua não
Bình thường lưu lượng máu qua não khoảng 750ml - 1000ml trong một phút tức là 14% - 20% lưu lượng của tim.
Hoặc 50 - 52ml/100gam não/phút.
Dưới 30ml /phút => thiếu máu não cục bộ
Từ 20-25ml: Vùng tranh tối tranh sáng
Từ 18-20ml: TMNCB nặng
Từ 10-15ml: Nhũn não, hoại tử mô não
Vì sao bị TMNCB
Do lưu lượng máu đến não thấp
Do huyết tắc hay nghẽn mạch bán phần
Thường phát huy tác dụng khi có sự chít hẹp đáng kể lòng động mạch (trên 70% với động mạch cảnh).
Giải thích các cơn thiếu máu não thoáng qua trên lâm sàng.
Giải thích thiếu máu não cục bộ hay xảy ra nửa đêm hay rạng sáng, khi mà theo nhịp sinh học ngày đêm, hoạt động tim và huyết áp giảm nhiều nhất trong ngày.
Do tắc nghẽn mạch
Sự bít tắc động mạch do những mảnh vật liệu trôi theo dòng máu gây ra.
Những mảnh này có nguồn gốc khác nhau như từ buồng tim (bệnh van tim, rung nhĩ) hoặc từ các mảng huyết khối do vữa xơ động mạch thành lập.
Trên lâm sàng các tai biến này thường xảy ra đột ngột khác với cách xuất hiện từng nấc có báo trước của tai biến do nghẽn mạch.
Do co thắt mạch máu não
Trong TIA có liên quan đến thuốc lá
Ischemic stroke: giả thiết nầy hiện bị nhiều tác gỉa phủ nhận vì cho rằng hiện tượng co thắt chẳng qua chỉ là hậu qủa của rối loạn chuyển hoá tại mô não đang bị thiếu máu.
Do xuất huyết trong mảng xơ vữa
Sự hiện diện của những ổ xuất huyết nhỏ ngay trong lòng của các mảng xơ vữa.
Về phương diện giải phẩu bệnh, có một mối tương quan có ý nghĩa thống kê với sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của tai biến thiếu máu não cục bộ
Do Giảm tưới máu não do qúa trình lão hoá mạch máu não
Biểu hiện của thiếu máu não cục bộ:
Giảm sút qúa trình hưng phấn ức chế: thay đổi tính tình -> khó tính, thận trọng -> do dự, dễ kích động, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
Giảm khả năng tư duy, tập trung tư tưởng, chậm hiểu, hay quên, quên ngược chiều.
Rối loạn tâm thần
Nhức đầu, chóng mặt sau khi suy nghĩ nhiều
Run nguyên phát, HC Parkinson
ĐIỀU TRỊ
Khó khăn
Thuốc hỗ trợ theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Florida (Mỹ) vừa khám phá ra rằng, hiện tượng tự sát của tế bào chính là thủ phạm khiến tim của sinh vật cao tuổi dễ nhiễm bệnh. Cơ chế tự sát có vai trò quan trọng trong việc sa thải những tế bào "xấu" - như tế bào ung thư chẳng hạn - nhưng theo thời gian, nó cũng góp phần làm suy yếu chức năng tim mạch. 

 Khi tự sát, tế bào ngừng mọi chức năng, co lại và tự tiêu hủy. Rất khó xác định chính xác số lượng tế bào mất đi theo kiểu này. Tuy nhiên, theo ước tính, đàn ông có tuổi khỏe mạnh, không mắc bệnh tim hoặc cao huyết áp bị mất khoảng 30% tế bào tim. Đó là do cơ thể họ giải phóng quá nhiều cytochrome, chất trực tiếp tham gia vào quá trình tự sát của tế bào.
Ở những người trẻ tuổi, quá trình tự sát này được kiểm soát rất chặt chẽ, khiến tim không mất quá nhiều tế bào.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Bát Đoạn Cẩm là bài tập khí công của phái Thiếu Lâm đã có từ hơn 1.000 năm nay ở Trung Quốc; có tác dụng phòng trị bệnh cho cả người già lẫn người trẻ, người ốm lẫn người bình thường. Gần đây, nó đã được phổ biến ở TP HCM và Huế.

Từ bài Bát Đoạn Cẩm nguyên gốc, các “đại sư” khí công của Sở Thể dục thể thao Bắc Kinh nghiên cứu chuyển thể ra bài tập quốc tế đơn giản gồm 8 động tác luyện khí ở gân cân cơ, giúp làm thông các kỳ kinh bát mạch trong cơ thể, gia tăng khí lực, đạt đến sự trường thọ không bệnh tật. Bài tập đã thu hút được hàng triệu người trên khắp thế giới tham gia.

Khác hẳn bài Bát Đoạn Cẩm nguyên gốc, bài Bát Đoạn Cẩm quốc tế dễ tập, có cách thở đơn giản hơn và đi theo trường phái dưỡng sinh trường thọ. Nó không có tác dụng phụ, dễ truyền bá cho đông đảo quần chúng và đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe. Mỗi động tác đều mang những tác dụng thực tiễn.
Động tác 1.
1. Hai tay chống trời điều lý cả vùng Tam tiêu
Tam tiêu gồm Thượng tiêu (não, hệ tuần hoàn, hô hấp), Trung tiêu (hệ tiêu hóa), Hạ tiêu (hệ tiết niệu - sinh dục). Luyện thông kinh Tam tiêu có tác dụng giúp ăn ngon, ngủ yên, trí tuệ minh mẫn, cơ thể cường tráng, mọi suy yếu sinh lý - sinh dục được điều chỉnh; trẻ em mau lớn, phát triển khả năng học toán; trí tuệ thanh thản, không lười biếng, linh động hơn.

- 2 tay đưa lên: hít vào, điều khí đến cả vùng Tam tiêu từ huyệt Bách hội ở đỉnh đầu đi xuống gáy và đi lên sau tai, lên đuôi lông mày 2 bên. Phải nhón chân lên.

- 2 tay đưa xuống về 2 bên đùi: thở ra, cong 2 ngón chân cái lên để kích thích các huyệt thuộc kinh Đại tràng và nhóm kinh dương trước cẳng chân.

 
Động tác 2.
2. Tay trái, phải dương ra như bắn cung
Tác dụng: Làm mạnh 2 cánh tay, cứng cáp đôi chân; thông kinh Đại tràng gồm 20 huyệt từ đầu ngón tay trỏ tới cánh mũi; trị táo bón, tê bại, phong thấp nhức gân, khớp xương; liệt nhẹ nửa người.

- Tay đưa ra bắn cung: hít vào.
- Tay đưa chéo về lại trước ngực: thở ra.

 
Động tác 3.
3. Điều hòa tỳ vị, một tay đẩy lên
Tác dụng: Dùng luyện khí, lưu thông 2 kinh tỳ, vị (dạ dày và lá lách). Giúp ăn ngon, ngủ được, mau đói, đại tiểu tiện thông suốt.

- Một tay đưa lên đầu, một tay ấn xuống bên hông trái: hít vào.
- 2 tay lật lại đưa về ngang chấn thủy: thở ra.

 
Động tác 4.
4. Liếc nhìn phía sau, xua đi sự hao mòn sức khỏe
Tác dụng: Chủ luyện hệ thần kinh, đưa máu đầy đủ lên não.

- Đầu quay qua một bên và 2 bàn tay đưa ra 2 bên đùi: hít vào.
- Đầu trở về vị trí như cũ và 2 tay đưa lên bụng: thở ra.

 
Động tác 5.
5. Lắc đầu vẫy đuôi, xua hết tính nóng nảy
Tác dụng: Làm tăng lượng máu lưu thông, mất tính nóng nảy vì thiếu máu.
Động tác:
- Đầu nghiêng qua một bên: hít vào.
- Đầu trở về vị trí cũ ở ngay giữa: thở ra.

 
Động tác 6.
6. Phía sau giẫm gót bảy lần, trăm bệnh tiêu tan
Tác dụng: Kích thích quan trọng 2 kinh nhâm và đốc (đường đi giữa trước và sau thân), tăng sinh lực, hồi sức, giúp thân thể cường tráng.
- Nhón chân lên, 2 tay ấn xuống: hít vào.
- Hạ chân xuống, 2 tay đưa lên: thở ra. Động tác này làm tối thiểu 30 lần.
- Nhón chân lên cao và chạm mạnh gót chân xuống đất: thở bình thường. Tối thiểu làm 100 lần.

 
Động tác 7.
7. Nắm chặt tay, trợn mắt tăng khí lực
Tác dụng: Làm tăng khí lực do tay chân và thân eo liên lạc với nhau.

- Tay thủ ở hông: hít vào.
- Tay đấm ra: thở ra; rồi ở tư thế này hít vào và tay kia đấm ra và thở ra.

 
Động tác 8.
8. Hai tay phang xuống chân, bền thận và giữ eo
Tác dụng: Lưu thông mạch nhâm - đốc và thận kinh; giúp gân cốt mềm mại, dẻo dai, tủy sống được săn sóc, tinh thần vui vẻ sảng khoái; bổ thận tráng dương.
- Thân đưa từ dưới lên và ưỡn ra sau: hít vào.
- Thân cúi xuống, vuốt 2 chân: thở ra.

Bài khí công Bát Đoạn Cẩm rất hiệu quả với bệnh đốt sống cổ dạng động mạch hoặc u tủy, bệnh mạch vành, đau lưng - đùi, rối loạn chức năng dạ dày - ruột, chán ăn...
Lưu ý:
- Bài tập trên không thích hợp cho người đang bệnh nặng.
- Vận dụng bài tập trên cần thuộc lòng, đồng thời phải kiên trì, nếu không sẽ không đạt hiệu quả như ý.

- Nếu dùng trong điều trị bệnh, có thể kết hợp với các liệu pháp khác.

Ở người già, các chức năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc đều suy giảm. Họ lại từng trải qua nhiều bệnh nhiễm khuẩn, dùng nhiều loại kháng sinh. Vì vậy, nếu dùng thuốc không đúng hoặc tự ý dùng kháng sinh, người cao tuổi sẽ gặp những tác hại không thể lường trước.

 

Có bốn yếu tố làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh ở người cao tuổi.
- Lưu lượng tim suy giảm, làm giảm diện phân phối thuốc, giảm lượng kháng sinh đến ổ nhiễm khuẩn.
- Cơ thể có sự tăng khối mỡ, giảm khối nạc, làm giảm sự phân phối thuốc vào khoang mô, sự phân bố thuốc không đồng đều. Bác sĩ dễ đánh giá nhầm hiệu lực thuốc nếu chỉ xem nồng độ của thuốc trong máu.
- Chức năng thận đã suy giảm nên kháng sinh dễ gây độc cho gan, thận; nếu cần dùng bắt buộc phải giảm liều. Chính vì vậy, khi dùng kháng sinh để chữa bệnh thận, do dùng liều thấp và sự giảm thải kháng sinh qua thận, nồng độ thuốc ở đường tiết niệu sẽ không đủ tác dụng.
- Chức năng diệt khuẩn của bạch cầu đa nhân đã giảm sút, làm kháng sinh mất khả năng tác động. Vì vậy, tuy dùng kháng sinh theo đúng nguyên tắc nhưng thuốc vẫn không thể diệt hết vi khuẩn. Trong cơ thể luôn còn lại một lượng vi khuẩn nhất định, có thể tạo nên những ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng.
Các nguyên tắc dùng kháng sinh ở người cao tuổi
- Bác sĩ phải nắm vững tính năng của thuốc: cơ chế tác dụng của kháng sinh lên vi khuẩn, phổ tác dụng của kháng sinh, quá trình hấp thu, chuyển hóa, phân phối, thải trừ và nhất là các tai biến của kháng sinh.
- Nắm vững cơ địa, tiền sử dị ứng thuốc của từng bệnh nhân. Ở người cao tuổi, các triệu chứng lâm sàng, các dấu hiệu chỉ điểm về bệnh lý nhiễm khuẩn thường mờ nhạt không điển hình, không tương quan rõ ràng với tình trạng nhiễm khuẩn.
- Luôn kiểm tra kết quả của kháng sinh trên người bệnh. Nếu thấy không có hiệu quả, phải xem lại chẩn đoán vì thường có nhiều bệnh đồng thời xuất hiện trên cơ thể người cao tuổi. Xem lại việc lựa chọn loại thuốc kháng sinh, liều lượng, điều kiện thâm nhập kháng sinh đến ổ bệnh trên một cơ thể đã lão hóa, xem xét tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
- Nên chọn dùng một loại kháng sinh. Nếu cần phối hợp thuốc, phải cân nhắc tính đối kháng hay tính hợp đồng của thuốc.
Để phát huy tối đa hiệu lực của thuốc và tránh những tai biến do thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng. Ví dụ:
- Augmentin, ciblor... cần uống vào đầu bữa ăn.
- Doxycilin uống vào giữa bữa ăn với một nửa cốc nước to, uống ở tư thế ngồi hay đứng để tránh kích ứng niêm mạc dạ dày, loét niêm mạc thực quản.
- Hầu hết các thuốc chống nấm nên uống trong bữa ăn để giảm bớt nguy cơ kích ứng ở đường tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu thuốc.
- Thức ăn làm tăng tác dụng của cefuroxim (Cepazin, Zinnat), vì vậy loại kháng sinh này nên uống sau ăn 15-30 phút.
- Penicillin, ampicillin dễ bị dịch dạ dày phá hủy, nên uống xa bữa ăn.
- Đa số các thuốc nhóm macrolid (erythromycin, rovamycin, roxithromycin, pyotacin) uống xa bữa ăn sẽ hấp thu tốt hơn.
- Nhóm thuốc cyclin (tetracyclin, hexacyclin) phải dùng sau khi uống sữa (hoặc canh cua, rau muống) 3 giờ vì chất canxi trong thức ăn sẽ kết hợp với thuốc, làm giảm hấp thu thuốc.
- Unasyn, amoxycillin (Clamoxyl), spiramycin (Zithromax), nhóm quinolon (noroxin, oflocet, peflacin, ciplox) không bị ảnh hưởng của ăn uống, nên có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.
Với tất cả các loại kháng sinh, người cao tuổi không được tự ý mua và sử dụng mặc dù trước đó họ đã được dùng tại bệnh viện. Ngừng ngay việc dùng thuốc và đến cơ sở y tế khám khi thấy có biểu hiện khác thường.
Design by Hao Tran -