Theo đánh giá của các nhà khoa học, có cơ sở để tin rằng tuổi thọ con người vẫn sẽ giữ mức tăng trưởng 2,5 năm/thập kỷ như trong quá khứ. Và như thế, tuổi thọ trung bình của nhân loại sẽ đạt 100 trong vòng 60 năm nữa. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm cho rằng con người sắp đạt đến ngưỡng tuổi thọ.
Trong bao năm qua,
các dự báo về giới hạn tuổi thọ được đưa ra đều trở thành sai lệch vì bị
vượt quá trong một thời gian rất ngắn. Hiện nay, phụ nữ Nhật Bản giữ kỷ
lục sống lâu với tuổi thọ trung bình là 85. Nhưng ít ai biết rằng vào
năm 1840, chức "quán quân" lại thuộc về phụ nữ Thụy Điển với tuổi
thọ bình quân là... 45. Hiện nay, tuổi thọ trung bình toàn thế giới đã
tăng gấp đôi so với 200 năm trước.
Hai nhà khoa học
J.Oeppen (Đại học Cambridge, Anh) và J.Vaupel (Viện Nghiên cứu Dân số
học Max Planck, Đức) đã tiến hành nghiên cứu và đi đến kết luận là tuổi
thọ của nhân loại còn lâu mới đạt đến tối đa. Họ lập luận rằng, nếu gần
đến mức này, tốc độ tăng sẽ chậm lại, trong khi thực tế không phải như
vậy. Tuổi thọ vẫn tiếp tục tăng 2,5 năm/thập kỷ.
Một
dự báo năm 1928 khẳng định, tuổi thọ của cả nam lẫn nữ chỉ có thể tăng
thêm chút ít rồi dừng hẳn lại ở "mức trần" là 65. Nhưng hiện nay, tuổi
thọ trung bình của nam đang là 65 và nữ là 70. Và tuổi thọ cao nhất
cũng tăng đều đặn hằng năm trong suốt hơn 160 năm qua.
Tuy
nhiên, các nhà khoa học vẫn cho rằng, tuổi thọ có một mức trần. Có
điều, chúng ta chưa biết mức trần đó nằm ở đâu. Và có một điều chắc chắn
là dù tuổi thọ tăng đến đâu thì con người cũng sẽ không bao giờ đạt đến
sự bất tử.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét