Ở người già, các chức năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc đều suy giảm. Họ lại từng trải qua nhiều bệnh nhiễm khuẩn, dùng nhiều loại kháng sinh. Vì vậy, nếu dùng thuốc không đúng hoặc tự ý dùng kháng sinh, người cao tuổi sẽ gặp những tác hại không thể lường trước.
Có bốn yếu tố làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh ở người cao tuổi.
- Lưu lượng tim suy giảm, làm giảm diện phân phối thuốc, giảm lượng kháng sinh đến ổ nhiễm khuẩn.
-
Cơ thể có sự tăng khối mỡ, giảm khối nạc, làm giảm sự phân phối thuốc
vào khoang mô, sự phân bố thuốc không đồng đều. Bác sĩ dễ đánh giá nhầm
hiệu lực thuốc nếu chỉ xem nồng độ của thuốc trong máu.
-
Chức năng thận đã suy giảm nên kháng sinh dễ gây độc cho gan, thận; nếu
cần dùng bắt buộc phải giảm liều. Chính vì vậy, khi dùng kháng sinh để
chữa bệnh thận, do dùng liều thấp và sự giảm thải kháng sinh qua thận,
nồng độ thuốc ở đường tiết niệu sẽ không đủ tác dụng.
-
Chức năng diệt khuẩn của bạch cầu đa nhân đã giảm sút, làm kháng sinh
mất khả năng tác động. Vì vậy, tuy dùng kháng sinh theo đúng nguyên tắc
nhưng thuốc vẫn không thể diệt hết vi khuẩn. Trong cơ thể luôn còn lại
một lượng vi khuẩn nhất định, có thể tạo nên những ổ nhiễm khuẩn tiềm
tàng.
Các nguyên tắc dùng kháng sinh ở người cao tuổi
-
Bác sĩ phải nắm vững tính năng của thuốc: cơ chế tác dụng của kháng
sinh lên vi khuẩn, phổ tác dụng của kháng sinh, quá trình hấp thu,
chuyển hóa, phân phối, thải trừ và nhất là các tai biến của kháng sinh.
-
Nắm vững cơ địa, tiền sử dị ứng thuốc của từng bệnh nhân. Ở người cao
tuổi, các triệu chứng lâm sàng, các dấu hiệu chỉ điểm về bệnh lý nhiễm
khuẩn thường mờ nhạt không điển hình, không tương quan rõ ràng với tình
trạng nhiễm khuẩn.
- Luôn kiểm tra
kết quả của kháng sinh trên người bệnh. Nếu thấy không có hiệu quả, phải
xem lại chẩn đoán vì thường có nhiều bệnh đồng thời xuất hiện trên cơ
thể người cao tuổi. Xem lại việc lựa chọn loại thuốc kháng sinh, liều
lượng, điều kiện thâm nhập kháng sinh đến ổ bệnh trên một cơ thể đã lão
hóa, xem xét tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
- Nên chọn dùng một loại kháng sinh. Nếu cần phối hợp thuốc, phải cân nhắc tính đối kháng hay tính hợp đồng của thuốc.
Để
phát huy tối đa hiệu lực của thuốc và tránh những tai biến do thuốc,
bệnh nhân phải tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng. Ví dụ:
- Augmentin, ciblor... cần uống vào đầu bữa ăn.
-
Doxycilin uống vào giữa bữa ăn với một nửa cốc nước to, uống ở tư thế
ngồi hay đứng để tránh kích ứng niêm mạc dạ dày, loét niêm mạc thực
quản.
- Hầu hết các thuốc chống nấm nên uống trong bữa ăn để giảm bớt nguy cơ kích ứng ở đường tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu thuốc.
- Thức ăn làm tăng tác dụng của cefuroxim (Cepazin, Zinnat), vì vậy loại kháng sinh này nên uống sau ăn 15-30 phút.
- Penicillin, ampicillin dễ bị dịch dạ dày phá hủy, nên uống xa bữa ăn.
- Đa số các thuốc nhóm macrolid (erythromycin, rovamycin, roxithromycin, pyotacin) uống xa bữa ăn sẽ hấp thu tốt hơn.
-
Nhóm thuốc cyclin (tetracyclin, hexacyclin) phải dùng sau khi uống sữa
(hoặc canh cua, rau muống) 3 giờ vì chất canxi trong thức ăn sẽ kết hợp
với thuốc, làm giảm hấp thu thuốc.
-
Unasyn, amoxycillin (Clamoxyl), spiramycin (Zithromax), nhóm quinolon
(noroxin, oflocet, peflacin, ciplox) không bị ảnh hưởng của ăn uống, nên
có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.
Với
tất cả các loại kháng sinh, người cao tuổi không được tự ý mua và sử
dụng mặc dù trước đó họ đã được dùng tại bệnh viện. Ngừng ngay việc dùng
thuốc và đến cơ sở y tế khám khi thấy có biểu hiện khác thường.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét