Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Công thức chống lão hóa bằng thực phẩm cực kỳ hiệu quả - Những thực phẩm như trà xanh, cam chanh, cà chua, cà tím…có tác dụng chống lão hóa rất hiệu quả.

Trà xanh
Chất EGCG có trong trà xanh tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa. Thường xuyên uống trà hoặc rửa mặt bằng trà xanh sẽ giúp làn da làn da luôn mịn màng, ngăn chặn nếp nhăn hình thành.
Chanh cam

Cam chanh chứa nhiều vitamin C
Họ hàng nhà cam gồm cam, chanh, bưởi rất giàu vitamin C và những hoạt chất Flavonoids, polyphenols làm chậm tiến trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra, các loại quả này còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư, viêm khớp.
Cà chua
Tác dụng chữa bệnh của cà chua
Cà chua có thể ngăn ngừa quá trình lão hóa

Cà chua là loại thực phẩm giàu chất caroten và lycopen, 2 chất có thể ngăn ngừa quá trình lão hóa, chống lại các gốc tự do. Ngoài ra cà chua còn còn có thể phòng chống rất nhiều bệnh như bệnh tim mạch, ung thư.
Chocolate đen
Chocolate đen chứa chất flavonoid, có tác dụng giảm sự gây hại của các gốc tự do, giúp cơ thể tươi trẻ dài lâu.
Cải xoăn
Tác dụng của cải xoăn
Cải xoăn cũng có tác dụng chống lão hóa
Theo nhiều chứng minh, cải xoăn là một loại rau rất giàu vitamin K. Ngoài việc có thể ngăn chặn và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp và chống lão hóa.
Cà tím
Cà tím chứa một chất có tên gọi là nasunin có thể làm chậm quá trình lão hóa. Không những thế, ăn cà tím còn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
TT

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Những thực phẩm vàng cho sức khỏe người cao tuổi - Thực phẩm là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sức khỏe người cao tuổi. Thực phẩm có thể giúp người cao tuổi tăng tuổi thọ và phòng chống nhiều bệnh.

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho sức khỏe người cao tuổi:
- Cơm: Người cao tuổi nên ăn cơm được nấu từ gạo lứt vì loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, có tác dụng phòng chống bệnh phong thấp, béo phì, cao huyết áp và bệnh tiểu đường…

Gạo lứt tốt cho sức khỏe người cao tuổi
- Khoai: Khoai cũng là thực phẩm tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Thường xuyên ăn khoai giúp người cao tuổi phòng chống táo bón, ngăn ngừa bệnh ung thư đại tràng và giảm tác hại của cholesterol xấu.
- Lạc, vừng: Đây là những thực phẩm chứa axit béo không no tốt cho sức khỏe. Vì vậy, ăn lạc vừng vừa cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết, vừa không gây béo phì.
- Rau: Các loại rau đều cung cấp nhiều loại vitamin. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày không thể thiếu món ăn này.
Tác dụng của rau xanh với người già
Rau xanh cung cấp cho người già nhiều loại vitamin
- Đậu tương: Đậu tương và những sản phẩm được chế biến từ đậu tương như sữa đậu nành, đậu phụ…là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Ăn đậu tương giúp người già làm chậm tiến trình lão hóa cơ thể, phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp.
- Quả chín: Đây là nguồn cung cấp các loại vitamin, khoáng chất cho sức khỏe người cao tuổi. Ngoài ra, thường xuyên ăn quả chín giúp người già đẩy lùi quá trình lão hóa cơ thể.
- Thịt, cá: Đây là nguồn cung cấp chất đạm giúp cơ thể khỏe mạnh, minh mẫn.
Vì vậy, thường xuyên ăn những thực phẩm nói trên sức khỏe người cao tuổi sẽ luôn ở trạng thái tốt nhất.
TT

Trầm cảm: Căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi - Trầm cảm là một bệnh phổ biến của mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân như mắc các bệnh lý thực thể như xương khớp, đái tháo đường, tăng huyết áp…

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Ánh sáng mặt trời giúp bạn kéo dài tuổi thọ?Một nghiên cứu mới công bố cho thấy da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ tim và tai biến mạch não, thậm chí kéo dài tuổi thọ.

Theo các chuyên gia thì khi da tiếp xúc với tia nắng, nitric oxid (NO) được phóng thích vào máu giúp giảm huyết áp.
Tuy nhiên, khi da tiếp xúc ánh nắng mặt trời thì lại tăng nguy cơ bị ung thư da. Ở Anh Quốc, nguyên nhân chết do bệnh tim mạch vì liên quan đến tăng huyết áp có hơn 80 lần soa với chết do ung thư da. Nitric oxid được tách ra từ quá trình cơ thể tạo vitamin D (tăng lên khi tiếp xúc với ánh mặt trời).

Ánh nắng mặt trời tốt cho hệ xương
Có 24 người tình nguyện tham gia nghiên cứu, chia làm hai nhóm: một nhóm tiếp xúc cả hai tia cực tím và nhiệt độ đèn, nhóm còn lại chỉ tiếp xúc nhiệt độ đèn. Kết quả là huyết áp giảm đáng kể ở nhóm tiếp xúc với tia cực tím, còn nhóm tiếp xúc nhiệt độ đèn thì không thay đổi. Điều này cho thấy tia cực tím có lợi cho sức khỏe, nếu chỉ cung cấp vitamin D mà không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì không tốt cho tim mạch.
Tac dung cua anh nang mat troi voi tre em
Để kéo dài tuổi thọ nên tắm nắng thường xuyên
Vì vậy, để tăng tuổi thọ, hãy thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 9 giờ sáng hàng ngày.
TT

 Những thực phẩm cực tốt cho người cao tuổi không phải ai cũng biết - Dinh đưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe già. Vì vậy hãy sử dụng những thực phẩm tốt cho người cao tuổi như cà chua, súp lơ, đậu phụ…

Cà chua
Theo các nhà khoa học Mỹ, những người già thường xuyên sử dụng cà chua để chế biến món ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt đến 35%. Làm được điều này là nhờ chất lyconpen có trong cà chua giúp cà chua có thể ngăn ngừa được nhiều căn bệnh ung thư.

Cà chua tốt cho người cao tuổi
Súp lơ, bắp cải
Súp lơ, bắp cải cũng là thực phẩm tốt cho người cao tuổi. Súp lơ, bắp cải giúp người già nam giới có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư bàng quang.
Lạc
Lạc có chữa nhiều vitamin E và các khoáng chất nên có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các cholesterol xấu, tác nhân gây bệnh tim mạch.
Đậu tương
dau tuong tot cho phu nu man kinh
Đậu tương tốt cho người cao tuổi
Hàm lượng protein cao và chất isoflavone trong đậu tương có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh. Thường xuyên sử dụng những chế phẩm từ đậu tương sẽ giúp người già có khả năng giảm cholesterol xấu, ổn định huyết áp, phòng chống loãng xương, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường.
Cải xoăn
Đây là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin D, K, canxi có tác dụng làm hệ xương chắc khỏe. Vì vậy đây cũng là thực phẩm tốt với người cao tuổi.
TT

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Bật mí cách thức chống bạc tóc ở người trung niên cực kỳ hiệu quả - Bắt đầu vào tuổi trung niên, một trong những dấu hiệu lão hóa đầu tiên là tóc bạc.

Tóc mới bị bạc ít nên làm cách sau đây: Lấy một bát quả dâu chín mọng đen, cho vào lọ đóng kín phơi ngoài nắng. Đợi cho quả dâu nhũn chảy ra nước màu tím thì gạn lấy nước ấy để dùng dần.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Bệnh Parkinson: Triệu chứng thường gặp của bệnh Parkinson  - Mức độ nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh Parkinson thay đổi phụ thuộc theo từng cá nhân và giai đoạn phát triển của bệnh. Các triệu chứng phát triển trong giai đoạn đầu ở người bệnh này nhưng chưa chắc đã phát triển ở những người khác.

- Các triệu chứng của bệnh Parkinson thường bắt đầu ở tuổi  50 và 60. Chúng phát triển chẩm và thường không nhận được sự quan tâm của chính người bệnh, gia đình, bạn bè.
- Một số ít người có triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể mà không bao giờ tiến triển ở bên còn lại.

Run rẩy là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Parkinson
Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
- Run hoặc lắc, thường ở một bàn tay, cánh tay, chân. Run do bệnh Parkinson xảy ra khi người bệnh thức giấc và ngồi hoặc đứng yên. Dấu hiệu sẽ thuyên giảm khi người bệnh di chuyển hoặc vận động cơ thể bị run.
- Cứng cơ bắp hoặc đau cơ. Một trong những dấu hiệu ban đầu thường gặp nhất ở bệnh nhân Parkinson là cảm giác tê buồn một bên cánh tay do cơ bắp bị cứng. Cứng cơ bắp cũng ảnh hưởng tới các cơ bắp chân, cơ mặt, cổ hoặc các bộ phận khác gây mệt mỏi và đau nhức.
- Chậm chạp, hạn chế vận động đặc biệt là khi người bệnh di chuyển khi vừa nghỉ ngơi. Ví dụ, khó khăn khi đi ra khỏi ghế hoặc giường.
- Yếu cơ mặt và cơ bắp cổ họng. Nói và nuốt trở nên khó khăn hơn và người bệnh có thể bị nghẹt thở, ho, chảy nước dãi. Giọng nói trở nên đơn điệu. Mất vận động ở cơ mặt có thể gây ra những biểu hiện cố đinh, thường được gọi là "mặt nạ Parkinson".
- Khó khăn khi đi bộ (rối loạn dáng đi) và cân bằng (tư thế không ổn định). Người bị bệnh Parkinson thực hiện các bước đi nhỏ và liêu xiêu, cúi về phía trước bắt đầu từ thắt lưng. Mất cân bằng và thay đổi tư thế có thể dẫn tới té ngã thường xuyên.
trieu chung benh parkinson
Người bị bệnh Parkinson thường hay vấp ngã
Run rẩy là triệu chứng đầu tiên mà những người bị bệnh Parkinson mắc phải và dễ nhận biết nhất. Ban đầu run có thể xuất hiện ở một bên cơ thể, chân hoặc cánh tay. Run rẩy cũng có thể ảnh hưởng tới môi, cằm, lưỡi. Khi bệnh tiến tiển, cảm giác run rẩy sẽ lan sang cả hai bên cơ thể hoặc không.
Căng thẳng về cảm xúc có thể làm cho tình trạng run rẩy tiến triển nghiêm trọng hơn. Di chuyển hoặc vận động có thể làm giảm triệu chứng.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Giảm sự khéo léo và phối hợp: Nét chữ bị thay đổi, suy giảm khả năng thể thao và các hoạt động hàng ngày như mặc quần áo, ăn cơm trở nên khó khăn hơn.
- Chuột rút cơ bắp và khớp.
- Da nhờn hoặc xuất hiện gàu.
trieu chung benh parkinson
Mất ngủ là một dấu hiệu của bênh Parkinson
- Vấn đề về tiêu hoá và tiết niệu.: táo bón, tiểu không tự chủ,....
- Rối loạn chức năng tự động của cơ thể như tăng tiết mồ hôi, giảm huyết áp, suy giảm chức năng tình dục.
- Mất ngủ, khó khăn khi duy trì giấc ngủ.
- Cảm giác sợ hãi, thiếu quyết đoán và thụ động.
D.P

Bệnh về mắt: Bệnh của phổ biến ở người già - Bệnh tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng do tuổi tác và bệnh lý võng mạc do tiểu đường là bệnh phổ biến nhất hạn chế tầm nhìn của người cao tuổi. Bệnh về mắt ảnh hưởng tới hàng triệu người cao niên hàng năm và là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực.

Giảm thị lực là thường là hậu quả của một bệnh lý khác ảnh hưởng tới mắt như tiểu đường. Một số nguyên nhân khác khiến giảm thị lực bao gồm: thoái hoá điểm vàng do tuổi, đục thuỷ tinh thể và tăng nhãn áp.

Người cao tuổi bị giảm thị lực do tuổi tác
Thoái hoá điểm vàng do tuổi tác (AMD) là tình trạng các tế bào điểm vàng của mắt bị tổng thương và gây ra tình trạng mắt mờ hoặc loạn. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở những người trên 65 tuổi.
Đục thuỷ tinh thể là bệnh lý phát triển trong thấu kính của mắt. Chúng được gây ra bởi một số protein đã bị thay đổi, thậm chị ngăn chặn ánh sáng cần thiết chiếu vào võng mạc. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở những người lớn tuổi trên 55 tuổi. Tổn thương mắt, một số thuốc, và bệnh tiểu đường, nghiện rượu làm tăng nguy cơ đục thuỷ tinh thể.
benh ve mat o nguoi cao tuoi
Hình ảnh mắt bị tổn thương do tiểu đường
Bệnh lý võng mạc do tiểu đường  là bệnh về mắt do tiểu đường gây ra, rất phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở những người trưởng thành. Nó được gây ra do các mạch máu nuôi võng mạc bị tổn thương. Bệnh võng mạc do tiểu đường có 4 giai đoạn:
1. Bệnh võng mạc nhẹ Nonproliferative - Ở giai đoạn đầu này, các vi mạch bị phình ra gây sưng mạch máu nhỏ trong võng mạc.
2. Bệnh võng mạc trung bình Nonproliferative -  khi bệnh tiến triển, một số mạch máu nuôi dưỡng võng mạc bị tắc.
3. Bệnh võng mạc Nonproliferative nghiêm trọng - Một số lượng lớn mạch máu bị tắc, võng mạc bị tổn thương do không được cung cấp chất dinh dưỡng. Ở khu vực này của võng mạc gửi đi các tín hiệu cho cơ thể để phát triển các mạch máu mới nuôi dưỡng.
4. Bệnh võng mạc tăng sinh - Ở giai đoạn này, các tín hiệu được gửi bởi võng mạc nuôi dưỡng kích thích sự phát triển của các mạch máu mới bị dừng. Những mạch máu mới bất thường và mong manh. Chúng phát triển cùng võng mạc và dọc theo bề mặt, các gel thuỷ tinh thể lấp đầy bên trong mắt. Khi bị rò rỉ máu, thị lực bị mất trầm trọng và dẫn tới mù loà.
benh ve mat o nguoi cao tuoi
Người già cần được khám mắt thường xuyên
Bệnh tăng nhãn áp là một bệnh gây ra bởi áp lực trong nhãn cầu tăng lên gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Áp lực gây ra do chất lỏng bên trong nhãn cầu không thể thoái ra, dẫn đến mất thự lực. Bệnh tăng nhãn áp có thể điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật. Trong một nghiên cứu chỉ ra rằng, 0,6% người trong độ tuổi từ 60 đến 64 bị tăng nhãn áp. Cứ tăng lên 10 tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh tăng gấp đôi lên 1,3%, và ở độ tuội 80 - 84, tỉ lệ này là 3%.
Để chăm sóc người bị giảm thị lực, một số lời khuyên sau có thể có ích
- Kiểm tra ánh sáng trong nhà và đảm bảo không gian được trang bị đầy đủ thiết bị chiếu sáng
- Luôn mang kính theo người và khám mắt thường xuyên
- Tận dụng hỗ trợ công nghệ như màn hình lớn, mở rộng video giúp người bệnh phát huy thị lực còn lại.
- Đối với người bị thoái hoá điểm vàng - kiểm tra tầm nhìn của mỗi mắt bằng lưới Amsler mỗi ngày hoặc thường xuyên như bác sĩ khuyến cáo. Nếu có bất cứ thay đổi lưới hoặc có gợn sóng hoặc tầm nhìn bị ảnh hưởng, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa mắt.
D.P

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Cẩn trọng với những bệnh xương khớp thường gặp ở người già - Người già do cơ thể lão hóa, hệ xương dễ bị tổn thương hơn . Một số bệnh xương khớp thường gặp ở người già như viêm đa khớp, gout, thoái hóa cột sống....

Bệnh gút
Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận,...

Bệnh gout do tình trạng dư thừa axit uric trong máu
Bệnh thường gặp ở nam giới, bệnh có mối liên quan đến chế độ ăn uống của người bệnh như: ăn quá nhiều chất đạm, uống quá nhiều bia, rượu... Trong cơn gút cấp và điển hình, bệnh có một số đặc điểm như cơn đau thường khởi phát đột ngột vào nửa đêm với các dấu hiệu như: sưng khớp ngón chân cái, đau dữ dội có cảm giác bỏng rát, đôi khi sốt cao, da trên chỗ khớp bị tổn thương, bị hồng hoặc đỏ tím.
Đau vai gáy, đau thắt lưng
Đây là tình trạng viêm các điểm bám tận của các gân vào đầu xương, thường gặp trong chứng bệnh đau cân cơ. Bệnh thường gặp ở những nhân viên văn phòng, đánh máy tính. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh vì khi đó các cơ thường co lại trong tư thế rút vai, rụt cổ để chống lạnh, để hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. Vì tư thế này là một phản xạ tự nhiên của cơ thể cho nên nó được duy trì trong thời gian dài, từ đó làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế lâu, gây ra mỏi cơ. Bệnh có thể gây đau một hay hai bên bả vai, làm hạn chế các hoạt động như: cúi, ưỡn, nghiêng.
nhung benh xuong khop pho bien
Đau lưng ở người cao tuổi
Viêm đa khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch, viêm mạn tính tổ chức liên kết màng hoạt dịch, tổn thương chủ yếu ở khớp ngoại vi, bệnh tiến triển từ từ, dẫn đến teo cơ biến dạng dính và cứng khớp.
Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, đây là tình trạng viêm khớp kéo dài với các đợt sưng, nóng, đỏ, đau ở nhiều khớp, thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả 2 bên. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Khi bệnh ở vào giai đoạn muộn thường gặp ở các khớp như vai, háng, cột sống cổ với các biểu hiện như vào buổi sáng, sau khi mới ngủ dậy, người bệnh thấy có cảm giác đau và cứng tại các khớp bị viêm, khó vận động.
Dấu hiệu này thường gặp ở các khớp cổ tay và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay… trong một thời gian dài các khớp mới có thể hoạt động trở lại bình thường. Sau những đợt sưng đau khớp kéo dài có thể vài tháng đến vài năm, các khớp này sẽ bị biến dạng như bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo; từ đó làm cho người bệnh rất khó khăn trong việc vận động, thậm chí ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế.
nhung benh xuong khop pho bien
Thoái hóa khớp gây khó khăn cho vận động
Thoái hóa khớp
Là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm ở đó và giảm sút lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ổ khớp, gây đau và cứng khớp và hạn chế vận động. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trên 40 tuổi, nhất là sau 60 tuổi.
Một số yếu tố quan trọng liên quan đến thoái hóa khớp là tuổi tác, tình trạng béo phì, những chấn thương nhẹ và mạn tính ở khớp. Phạm vi thoái hóa khớp bao gồm cả khớp, sụn và cả những tổn thương thoái hóa tại các đĩa liên đốt. Bệnh được đặc trưng bởi sự thoái hóa của sụn và phì đại xương tại các diện khớp. Biểu hiện viêm thường rất nhẹ.
D.P

Bệnh táo bón ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả - Táo bón là một bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi. Căn bệnh này gây cho người cao tuổi không ít bất tiện.

Một số nguyên nhân gây táo bón
Bệnh trĩ: Khi bị trĩ, bệnh nhân thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu. Khi nhịn đại tiện lâu và nhiều lần sẽ giảm phản xạ đại tiện, gây tích trữ phân dẫn đến táo bón. Bệnh nhân càng bị táo bón, đi ngoài càng đau và càng dễ chảy máu, kết quả là bệnh nhân càng nhịn đi đại tiện và táo bón ngày càng tiến triển thành vòng luẩn quẩn.
Do uống không đủ lượng nước hàng ngày: Việc này có thể do người cao tuổi bị các bệnh mạn tính như suy tim phải hạn chế nước nhưng cũng có thể do bệnh nhân bị mắc chứng tiểu đêm, bị u xơ tiền liệt tuyến nên hạn chế uống nước để đỡ đi tiểu tiện.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Cẩn trọng với bệnh Parkinson ở người già - Parkinson là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi. Căn bệnh gây ra nhiều áp lực cho chính bản thân người bệnh và người nhà bệnh nhân.

Bệnh Parkinson thường có các dấu hiệu về giảm thiểu chức năng vận động cơ học, ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như rối loạn chức năng tự trị, có vấn đề về nhận thức, mất ngủ ...

Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng về thần kinh
Bệnh Parkinson gây ra một số rối loạn trung khu thần kinh, trong đó bao gồm chủ yếu là nhận thức, tâm trạng và các vấn đề hành vi. Rối loạn nhận thức trong một số trường hợp có thể xảy ra ngay cả trong giai đoạn đầu của bệnh. Một tỷ lệ rất cao người bệnh sẽ có suy giảm nhận thức nhẹ.

Triệu chứng về vận động
Bệnh thường xuất hiện bốn triệu chứng về vận động: run, cứng, chậm chạp (Bradykinesia), và tư thế bất ổn định.Mặc dù khoảng 30% bệnh nhân không xuất hiện run trong thời gian đầu,nhưng đặc điểm này sau đó cũng sẽ bộc phát khi bệnh tiến triển. Triệu chứng cứng người là do cơ bắp và xương bị cứng dần, có thể kèm theo đau khớp.Di chuyển chậm chạp là đặc tính lâm sàng đặc trưng nhất của bệnh Parkinson. Trong giai đoạn cuối, bệnh sẽ xuất hiện các chứng bất ổn định về tư thế dẫn đến mất cân bằng và té ngã.
Chăm sóc người bệnh Parkinson
Khi một người được bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám bệnh và xác định là mắc bệnh Parkinson thì người thân (gia đình, bè bạn, cơ quan) nên động viên khích lệ người bệnh. Bởi vì trong thời kỳ đầu của bệnh, người bệnh thường rất mệt mỏi, chán chường, lo lắng hoặc có thể bị trầm uất, cho nên sự động viên về mặt tình cảm của người thân và tổ chức tập thể là rất cần thiết. Với người bệnh thì không nên quá lo lắng hoặc quá bi quan mà phải vươn lên để tự điều chỉnh hoạt động của bản thân mình. Cần vận động cơ thể bằng hình thức tập thể dục hàng ngày tùy theo điều kiện và sức khỏe của mỗi người như đi bộ.
Elderly Man Clutching a Walker
Tuy nhiên, mỗi một ngày cũng chỉ nên vận động cơ thể (khoảng 60 phút là vừa) và nên chia thành 2 - 3 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút. Về sau, khi bệnh tiến triển nặng hơn thì mọi sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh cá nhân, đi lại cần có sự hỗ trợ của gia đình. Bên cạnh sự chăm sóc thì việc uống thuốc điều trị cũng rất cần có sự quan tâm của người thân, nhất là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn trầm cảm, lú lẫn hoặc có biến chứng.
TT

Tìm hiểu về bệnh thoái hóa điểm vàng ở người già - Thoái hóa điểm vàng là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở người già. Căn bệnh này có thể gây ra tình trạng mù vĩnh viễn.


Bệnh thoái hóa điểm vàng là gì?
Điểm vàng hay hoàng điểm là bộ phận nằm ở vùng trung tâm của võng mạc giúp ta nhận biết độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh. Tình trạng hoàng điểm bị thoái hóa gây mất thị lực ở vùng trung tâm gọi là bệnh thoái hóa điểm vàng AMD.
Có hai dạng thoái hóa: dạng thoái hóa khô, chiếm khoảng 90% và dạng thoái hóa ướt, chỉ chiếm 10% nhưng lại là nguyên nhân của 90% tình trạng mất thị lực nặng.
Đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa điểm vàng
- Tuổi tác: Nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng tăng theo lứa tuổi. Nguy cơ ở lứa tuổi 50 chỉ là 2%, nhưng ở lứa tuổi trên 75 lên đến khoảng 30%.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ cao gấp 2 lần hơn nam giới.
- Hút thuốc: Hút thuốc có thể tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
- Di truyền: Người có tiền sử gia đình mắc thoái hóa điểm vàng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Cholesterol: Người có hàm lượng cholesterol trong máu cao dễ bị mắc thoái hóa điểm vàng ướt nhiều hơn.
- Dinh dưỡng kém: Sử dụng chất chống oxy hóa liều cao có thể làm giảm nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng.
Các dấu hiệu của bệnh thoái hóa điểm vàng
Dấu hiệu đầu tiên của thoái hóa điểm vàng khô là thị lực bắt đầu bị kém đi. Khi bệnh tiến triển, bạn có thể thấy một điểm mờ ở vùng trung tâm của hình ảnh, rồi điểm mờ này sẽ ngày càng lớn hơn và tối hơn. Đối với thoái hóa điểm vàng ướt, triệu chứng ban đầu là hình ảnh các đường thẳng bị biến thành đường dạng sóng.
Nếu cả hai mắt cùng bị thoái hóa điểm vàng, bệnh nhân sẽ khó khăn khi đọc sách báo hoặc khi làm việc trong khoảng cách nhìn gần. Những triệu chứng này xảy ra ở một mắt của bệnh nhân đôi khi không phát hiện được cho tới khi mắt thứ hai bị bệnh. 42% bệnh nhân bị một mắt sẽ có nguy cơ bị mắt thứ hai trong vòng 3-5 năm.
benh-thoa-hoa-diem-vang-o-nguoi-gia-2
Những bệnh nhân trên 65 tuổi nên đi khám định kỳ mỗi năm ngay cả khi chưa có triệu chứng.
Phòng ngừa lão hóa mắt từ  sớm
Theo các chuyên gia nhãn khoa, hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào có thể chặn đứng được quá trình thoái hóa và điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa điểm vàng. Do đó biện pháp giúp cải thiện thị lực, giảm thiểu ca phẫu thuật, hạn chế sự tiến triển của bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Cách bảo vệ mắt tốt nhất là có biện pháp phòng ngừa từ rất sớm (kể cả khi chưa có dấu hiệu suy giảm thị lực). Đối với những người đã bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể cần bổ sung các thành phần có tác dụng: chống oxy hóa mạnh làm giảm các gốc tự do (đặc biệt là lutein và zeaxanthin là hai carotenoid duy nhất có ở võng mạc); các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mắt. Những thành phần này có trong thực phẩm chức năng Minh Nhãn Khang- một sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên giúp tăng cường thị lực, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp: không nên xem ti vi hoặc làm việc bên máy vi tính quá lâu, ăn nhiều rau có màu xanh đậm; nên ăn cá 2-3 lần/tuần (chứa nhiều Omega-3), đeo kính râm bảo vệ mắt khi ra ngoài nắng…
TT

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Các mô mắt bị bệnh của một số bệnh nhân thoái hóa điểm đen do tuổi (AMD) có chứa một loại vi khuẩn có tên Chlamydia pneumoniae gây chứng viêm kinh niên và có liên quan đến bệnh tim. Kết quả nghiên cứu có thể khẳng định mối liên quan giữa bệnh AMD với một gene của hệ miễn dịch mà người ta cho rằng có dính líu đến bệnh mù lòa.


Các nhà nghiên cứu tại Viện Tai Mắt Massachusetts đã tìm ra vi khuẩn Chlamydia trong mô mắt bị bệnh của 5/9 bệnh nhân AMD. Vi khuẩn này không được tìm thấy trong mắt của 20 người không có bệnh. Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy thoái hóa điểm đen có thể bắt nguồn từ sưng viêm.

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Murat Kalayoglu, viết trong báo cáo: “Nghiên cứu chỉ ra rằng vi khuẩn Chlamydia có khả năng thay đổi chức năng của các loại tế bào quan trọng giúp điều khiển hoạt động bình thường của mắt.

Chúng tôi đã thấy rằng vi khuẩn Chlamydia làm tăng lượng sản sinh VEGF, một loại protein liên quan đến AMD. Do đó, việc các tế bào mắt người bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia gia tăng lượng VEGF là điều đáng lưu tâm và có thể lý giải phần nào nguyên do VEGF tăng ở rất nhiều người bị bệnh AMD”.

Nghiên cứu mới đây đã tìm ra rằng hơn ½ các ca AMD bắt nguồn từ sự thay đổi một gene gọi là Complement Factor H (CFH). Gene này tạo ra một protein điều khiển hệ miễn dịch và phản ứng sưng viêm của cơ thể.

Kalayoglu nói: “Giả thuyết của chúng tôi cho rằng vi khuẩn Chlamydia có thể là khớp nối chủ chốt giữa CHF và AMD. Có nghĩa là bệnh nhân bị biến đổi CHF rất dễ nhiễm trùng kinh niên và một vi khuẩn lây nhiễm như Chlamydia có thể đóng vai trò gia tăng tốc độ viêm sưng, khiến bệnh nhân chuyển sang giai đoạn bệnh AMD”.
(Theo Tiền Phong)

chaoVào mùa hè, cơ thể ra nhiều mồ hôi nên chóng mệt mỏi, ăn không ngon, khó ngủ... nên người cao tuổi rất dễ mắc bệnh. Để giữ sức khỏe và tăng sức đề kháng, nên ăn các món có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt.

Một số món cháo thuốc thích hợp cho người cao tuổi trong mùa hè:
Cháo ý dĩ: Tùy theo số người ăn, cứ hai phần gạo một phần ý dĩ, cho nước nấu nhừ, nêm gia vị mì chính, ăn trong ngày. Cháo ý dĩ chữa bệnh tả, lỵ, lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, chữa bệnh co gân, phong thấp lâu ngày, kích thích tiêu hóa, bổ phế kiện tỳ. Ngoài ra, cháo này còn lợi sữa, rất tốt cho phụ nữ sau sinh nở.
Cháo đậu xanh: Đậu xanh xay nhỏ vừa, ngâm trước hai tiếng đồng hồ. Gạo tẻ tùy theo số người ăn, thường là 300 g gạo, 100 g đỗ. Nấu chín thành cháo, cho thêm đường phèn hay đường đỏ. Nếu không muốn ăn đường thì cho gia vị vừa đủ, ăn nguội.
Cháo đỗ xanh rất mát, giải nhiệt về mùa hè, cầm mồ hôi, thanh tân chỉ khát, dễ tiêu hóa, chống táo bón, nhuận tràng, nhất là những trường hợp máu nóng, làm mát ở những người háo nhiệt, phù thũng, ngứa ngáy khắp người, cháo còn có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể khi bị nhiễm chất độc hoặc tăng đào thải các chất độc của cơ thể.
Cháo sắn dây: Lấy 30 g bột sắn dây, 100 g gạo tẻ nấu nhừ thành cháo, ăn khi còn ấm. Tác dụng: Bổ trợ cho sức khỏe, nhất là những người già yếu, huyết áp cao, co thắt mạch vành, đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa gây tỳ hư, miệng háo, môi khô, lưỡi đỏ, khát nước nhiều.
Cháo hoài sơn (củ mài): Tùy theo số người ăn, cứ nửa gạo nửa hoài sơn nấu thành cháo, nêm gia vị vừa đủ, ăn nguội. Tác dụng: Bổ tỳ vị, bổ thận, bổ phế, sinh tân chỉ khát, bình suyễn, sáp tinh. Cháo còn chữa được bệnh tả lỵ lâu ngày, hư lao, tiểu đêm nhiều lần, thận hư yếu.
Cháo mướp: Lấy một quả mướp nạo sạch vỏ, thái nhỏ. Dùng 30 g gạo tẻ nấu cháo chín cho mướp vào, cho đường vừa ăn hoặc gia vị vừa đủ, ăn nguội. Tác dụng: Mát huyết trừ đờm, tránh cảm gió, giải độc thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc, cháo làm mát da trừ mụn nhọt, chữa viêm thanh, phế quản mạn tính do nhiệt.
Cháo thận dê: Lấy một quả thận rửa sạch thái mỏng ướp với rượu trắng, gia vị, gừng sợi trong 20 phút. Gạo kê nấu thành cháo chín cho thận dê vào, ăn nóng. Tùy lượng người ăn cứ 100 g gạo kê, 1 quả thận dê. Tác dụng: Bổ dưỡng, hồi phục tế bào não, tăng cường trí nhớ, bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối, ngủ kém hay đi tiểu đêm. Cháo còn có tác dụng chữa bệnh suy sinh dục ở nam giới
Cháo chim sẻ: 8-10 con chim sẻ làm sạch lông, bỏ phủ tạng thái nhỏ, 30 g dây tơ hồng, 10 g phúc bồn tử, 20 g kỷ tử. Cho nước vào đun kỹ, lấy nước hầm chim đem nấu cháo, khi chín nhừ cho gia vị, dầu ăn, mấy lát gừng tươi thái sợi. Tác dụng: Bổ can, bổ thận, bổ khí huyết, sinh tinh, chữa đái són, đái dầm, thận hư, đau các khớp.
Cháo lươn: Lươn làm sạch ướp gia vị, mì chính, hạt tiêu. Nấu cháo gạo tẻ chín nhừ, xào lươn rồi cho vào cháo, nêm gia vị vừa đủ, ăn nóng, cho hành và rau răm đủ thơm. Tác dụng: Bổ dưỡng cho người cao tuổi, khí huyết hư, người mệt mỏi; tiêu phù lợi tiểu, chữa đau lưng mỏi gối ăn ngủ kém, hoa mắt chóng mặt, kích thích tiêu hóa.
Cháo trứng gà: Lấy 100 g gạo tẻ nấu cháo, khi chín nhừ đập quả trứng gà vào cháo, lấy cả lòng trắng lòng đỏ (cần chọn trứng gà ta, mới đẻ), cho hành hoa đủ dùng, ăn nóng cho khỏi tanh. Tác dụng: Bổ dưỡng, dễ ăn, thích hợp cho người già sau ốm, cơ thể suy nhược, gầy xanh mệt mỏi, thở yếu, đi lại chậm chạp và phụ nữ sau sinh.
Cháo sữa đậu nành: Lấy 650 ml sữa đậu nành cho gạo tẻ vào nấu (tùy theo khẩu vị thích ăn đặc hay loãng). Khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vừa đủ, ăn ấm nóng. Cháo sữa đậu nành là món cháo bồi dưỡng hằng ngày, dễ tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc lại mát gan, mát huyết. Cháo dùng được cho mọi lứa tuổi, tốt nhất cho người già vì tiêu hóa kém, hấp thu chậm, miệng nhạt, ăn không thấy ngon, người háo, da khô, mắt mờ, can thận nóng.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

“Mẹ già như chuối chín cây”... Tết đến xuân về “mẹ tôi lại thêm một tuổi”. Thêm tuổi và cũng thêm vào lòng mỗi người con, người cháu nỗi lo sức khỏe tuổi già của ông bà, cha mẹ, nhất là với những người già đang sẵn mang những căn bệnh mạn tính.

Làm thế nào để xử trí với những tai biến nguy hiểm? Làm thế nào để người cao tuổi được cấp cứu kịp thời tại gia đình trong ngày Tết trước khi được chuyển đến bệnh viện?

Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh dễ phát sinh và phát triển vì khả năng đề kháng và miễn dịch dần dần suy giảm. Các triệu chứng bệnh thường ít điển hình nên chẩn đoán thường khó khăn, dễ có cơn bột phát. Hơn nữa, người già có thể đồng thời mắc nhiều bệnh nên bệnh cảnh đa dạng, khó xác định được bệnh chính. Bệnh dễ có diễn biến bất thường, dễ có các biến chứng (có thể để lại di chứng hoặc tàn tật), quá trình phục hồi thường kéo dài… Nói chung, các trường hợp cấp cứu ở người già thường nặng hơn, do đó, việc chữa trị phải kịp thời và cần được theo dõi chặt chẽ.
Những bệnh cấp cứu hay gặp ở người cao tuổi
Bệnh về tim mạch: tai biến mạch máu não, tai biến mạch vành tim, biến chứng của bệnh tăng huyết áp, suy tim cấp.

Bệnh hô hấp: viêm phổi cấp, cơn hen phế quản cấp tính, ho ra máu (do giãn phế quản, lao phổi, ung thư phế quản, do bệnh tim, bệnh máu): tắc thở do trào tắc (nôn mửa nhiều trào tắc khí quản).

Bệnh về tiêu hóa: chảy máu trong hoặc nôn ra máu (do loét dạ dày, ung thư), ngộ độc ăn uống (nhiễm độc cấp, rượu…), đau bụng cấp (do bệnh dạ dày, gan mật, tắc ruột, viêm tụy cấp), tiêu chảy cấp (do nhiễm khuẩn, nhiễm độc), dị vật thực quản (do nuốt vật rắn, hóc xương, răng giả).

Bệnh tâm thần kinh: cơn kích động, cơn động kinh, hôn mê, liệt (do trung ương hay ngoại vi), rối loạn tiền đình nặng.

Ngoài ra còn gặp những chấn thương do: chảy máu, gãy xương, sai khớp, tổn thương não tủy, choáng và các tai nạn khác như: hôn mê do đái tháo đường, ngộ độc thuốc, ngộ độc khí đốt (bếp gas), đuối nước, bỏng (lửa, axít, kiềm).


Người cao tuổi hay mắc phải bệnh tim mạch
Những điều cần chú ý khi sơ cứu tại nhà

Các trường hợp cấp cứu xảy ra tại nhà trong khi chưa có cán bộ y tế đến để chuyển tới bệnh viện thì việc sơ cứu ban đầu tại chỗ có ý nghĩa rất quan trọng vì sơ cứu đúng làm bệnh tạm ổn định, sơ cứu không đúng có thể gây nguy kịch thêm và dẫn đến tử vong. 

Những điều không được làm

Vội vã cõng vác người bệnh trong khi họ đang cần nằm thật yên tĩnh; Đè bệnh nhân ra để xoa bóp, day huyệt, đánh gió trong lúc chưa rõ bệnh; Vội vàng làm hô hấp nhân tạo, xoa bóp ngoài tim không đúng chỉ định; Cho tiêm hoặc uống thuốc trong khi chưa rõ bệnh, chưa có hướng dẫn của thầy thuốc; Tập trung đông người gây ồn ào, ngột ngạt và làm người bệnh thêm lo sợ.

Những điều cần làm

Bình tĩnh, đặt người bệnh nằm yên tĩnh ngay tại chỗ, nới bớt thắt lưng, quần áo, tránh lạnh và gió lùa; Động viên người bệnh yên tâm không quá hoảng sợ; Tìm mọi cách gọi y tế nhanh nhất để xử lý đúng và kịp thời. Giải quyết các chất thải sạch sẽ, trường hợp nghi ngộ độc, giữ thức ăn thừa hoặc thuốc để nghiên cứu hoặc giữ lại ít chất thải (nôn, phân, máu…) để làm xét nghiệm nếu cần thiết. Nếu do chấn thương gây chảy máu, gãy xương thì tạm thời sơ cứu bằng cách băng bó, ga rô, nẹp.
Cấp cứu người cao tuổi: Làm sao cho đúng? - 2
Những điều có thể làm (trong điều kiện cho phép):

Đếm mạch, đo huyết áp, lấy nhiệt độ (nếu có sốt); Hà hơi thổi ngạt và xoa bóp ngoài tim khi không còn mạch; Sử dụng loại thuốc đã biết và đã sử dụng quen ở các lần xảy ra cấp cứu trước đây (hôn mê do bệnh đái tháo đường, cơn hen phế quản cấp, cơn đau thắt ngực…).

Nói chung, khi xảy ra các trường hợp cần cấp cứu, trong khi chờ cán bộ y tế đến, trước hết phải bình tĩnh vì càng cuống, càng vội vã càng dễ phạm sai lầm. Không tự tiện xử lý không đúng nguyên tắc. Việc xử trí tiếp hay vận chuyển đi đâu, bằng cách gì do cấp cứu y tế quyết định, cho nên phải tìm cách gọi cấp cứu đến nhanh nhất.

Theo các chuyên gia y tế, hiện có khoảng 20%-30% người trẻ gặp các vấn đề về trí nhớ, ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, chất lượng cuộc sống.

Anh T.T.L (38 tuổi), trưởng phòng kinh doanh của một công ty chuyên ngành thời trang, gần đây có biểu hiện như người bị lú lẫn, hay quên. Mới đây, sau một lần thương thảo giao dịch hợp đồng với đối tác, anh L. tranh thủ ra về vì có cuộc họp khá quan trọng. Tuy nhiên, lúi húi lục khắp người, cặp táp, thậm chí bới tung cả bàn làm việc của vị đại diện đối tác để tìm chìa khóa xe, anh vẫn không thấy. Khi xuống bãi xe, anh L. mới phát hiện mình quên rút chìa khóa.
Bệnh của giới công sở
Trường hợp của anh L. là điển hình cho hội chứng bệnh suy giảm trí nhớ xảy ra không ít ở người trẻ. Tại các bệnh viện, phòng khám chuyên thần kinh ở TP HCM, số người trẻ đến khám do suy giảm trí nhớ ngày càng đông. Theo bác sĩ Lê Đức Định Miên, chuyên Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương, hiện có khoảng 20%-30% người trẻ tuổi gặp các vấn đề về trí nhớ.
Nhiều người thường nghĩ bệnh suy giảm trí nhớ chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, ngày nay không ít người trẻ, mới tầm 40 tuổi, đã bắt đầu có biểu hiện lú lẫn, đãng trí. Bệnh này xảy ở độ tuổi lao động, làm ảnh hưởng tới công việc, chất lượng sống, thậm chí gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nam giới thường gặp nhiều hơn nữ.
Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hay quên ở người trẻ tuổi
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP HCM, bệnh suy giảm trí nhớ phần lớn do nhịp sống quá căng thẳng. Bệnh còn xảy ra ở các đối tượng sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá), bị chấn thương sọ não, những người bị bệnh về rối loạn chuyển hóa (tim, mạch, tiểu đường, huyết áp), đột quỵ… Người sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn cũng bị ảnh hưởng nặng.

“Sát thủ” gốc tự do

Các chuyên gia y tế cho biết trí nhớ là quá trình hoạt động của não bộ để ghi nhận, lưu giữ và nhớ lại thông tin cần thiết. Quá trình này đòi hỏi có sự tham gia của nhiều vùng của não như thùy trán, thùy thái dương… Khi tế bào thần kinh các vùng não này bị tổn thương, lập tức trí nhớ gặp phải vấn đề.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo cuộc sống hiện đại là một trong những nguyên nhân dễ gây suy giảm trí nhớ. Toàn cầu có đến gần 60% dân số bị ảnh hưởng bởi các chứng bệnh về trí nhớ và con số này ngày càng tăng. Năm 2010, thế giới có 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ.
 
Dự báo vào năm 2030 là 65,7 triệu người, năm 2050 là 115,5 triệu người. Nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng gốc tự do là tác nhân gây hại lên bộ não con người dưới tác động của các yếu tố lối sống công nghiệp như stress, rượu bia, thuốc lá, ô nhiễm... Với cấu trúc chứa hơn 60% thành phần là axít béo, não bộ trở thành là nơi bị “sát thủ” này tấn công nhiều nhất.

Theo PGS-TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, đối với người tuổi 25 trở lên, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não bị hủy diệt. Đặc điểm của tế bào não là không có sự sinh sản thêm nên mất đi tế bào nào là mất đi vĩnh viễn. Khi còn trẻ, hệ thống chống ôxy hóa trong cơ thể đủ sức kiểm soát. Tuy nhiên, sau tuổi 30, cơ thể bắt đầu yếu dần và gốc tự do sinh ra ngày càng nhiều dẫn đến sự hủy hoại tại các tế bào thần kinh càng mạnh. 

Các chuyên gia y tế cho biết ở hình thức nhẹ, bệnh nhân có những biểu hiện đãng trí, hỏi trước quên sau... Nhiều người cho rằng suy giảm trí nhớ là chuyện bình thường, chỉ cần giảm áp lực công việc thì trí nhớ sẽ phục hồi. Thế nhưng, cùng với tuổi tác và các tác nhân, nếu không biết cách phòng ngừa, điều trị đúng cách thì trí nhớ sẽ ngày càng suy giảm và để lại di chứng rất nặng nề. Thực tế cho thấy khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ sau 3 năm mắc phải.
Design by Hao Tran -