Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhưng ít được chú ý và rất dễ bỏ xót. Đây là dấu hiệu báo động một tai biến mạch máu não thực sự.

KHI NÀO GỌI LÀ CÓ CƠN THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là rối loạn ở não do gián đoạn cung cấp máu tạm thời ở não gây giảm chức năng ở não ngắn và đột ngột. (không quá 24 giờ, thường dưới 1 giờ)
ĐÂC ĐIỂM - NGUYÊN NHÂN CỦA CƠN THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ THOÁNG QUA
- Thiếu máu não cục bộ thoáng qua báo hiệu sẽ bị tai biến mạch máu não sau đó
- 80% người bị tai biến mạch máu não do xơ vữa động mạch có thiếu máu não cục bộ thoáng qua trước đó
- 1/3 người có thiếu máu não cục bộ thoáng qua -> Thiếu máu não cục bộ thoáng qua tái phát
- Thường gặp ở tuổi sau 50, nam > nữ
- Có hiện tượng microemboli do mảng xơ vữa động mạch nhỏ hoặc khối lắng đọng mỡ nhỏ trong lòng mạch.
- Cục máu đông nhỏ tại chổ
- Đa hồng cầu
- Thiếu máu hồng cầu hình bia
- Co thắt tiểu động mạch não có liên quan thuốc lá
- Bất thường của mạch máu não #9; #9; #9;
- Viêm động mạch, bệnh lupus ban đỏ, giang mai
- Huyết áp thấp
YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ THOÁNG QUA
- Tăng huyết áp
- Bệnh tim mạch như hẹp valves 2 lá
- Nhức nữa đầu
- Hút thuốc lá nhiều
- Tiểu đường
- Tuổi cao
TRIỆU CHỨNG GỢI Ý CỦA THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ THOÁNG QUA
  1. Triệu chứng điển hình
  2. - Cảm giác nặng hoặc yếu tay, chân làm rớt đồ vật đang cầm, té ngã, thay đổi dáng đi.
    - Mất đồng bộ phối hợp trong vận động
    - Thay đổi về cảm giác: tê rần, kiến bò.
    - Rối loạn giọng nói: nói khó, lộn xộn, sai lệch, không nói được
    - Mất thăng bằng, chóng mặt bản thân quay hoặc đồ vật xung quanh quay...
  3. Triệu chứng không điển hình
- Thay đổi đơn thuần về ý thức
- Cơn choáng, ngất xiủ
- Bần thần nhức đầu nhẹ
- Quên thoáng qua
- Nôn, buồn nôn
- Co giật, liệt mặt, đau ở mắt...
ĐÂC ĐIỂM CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG NÀY TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng này bắt đầu đột ngột, kéo dài trong thời gian ngắn vài phút đến 24 giờ và sau đó biến mất hoàn toàn. Triệu chứng này có thể lập lại với thời gian kéo dài hơn. Triệu chứng đặc biệt này phụ thuộc vào vị trí, mức độ tắc nghẽn cũng như tuần hoàn bàng hệ và thường chỉ xảy ra một bên cơ thể.
ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG
- Bệnh sử đầy đủ chi tiết
- Phân tích triệu chứng kỷ lưỡng giúp hướng đến nguyên nhân, vị trí tổn thuơng.
- Khám thực thể: thần kinh và tim mạch nhớ khám động mạch cảnh.
XÉT NGHIỆM CHẪN ĐOÁN
- Xét nghiệm thường quy xét nghiệm đông máu.
- Siêu âm động mạch cảnh
- CT-Scan não hoặc MRI não
- Động mạch não đồ
- Xét nghiệm chẩn đoán giang mai
- Xét nghiệm phát hiện yếu tố nguy cơ: Tiểu đường, rối loạn lipid máu.
ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ THOÁNG QUA
+ Mục tiêu: - Cải thiện cung cấp máu cho
động mạch não
- Phòng ngừa dẫn đến tai biến mạch máu não - Thiếu máu não cục bộ thoáng qua tái phát phải nhập viện trong 48 giờ đầu để đánh giá nguyên nhân mức độ nặng và hướng điều trị lâu dài.
- Điều trị triệu chứng những rối loạn về máu như đa hồng cầu bằng cách làm loãng máu.
VẦN ĐỀ DÙNG THUỐC
- Thuốc ức chế tiểu cầu: dùng liên tục, không xác định thời gian phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa
- Thuốc cải thiện sử dụng oxy ở tế bào não
- Thuốc điều trị các yếu tố nguy cơ
- Chế độ ăn uống phù hợp với yếu tố nguy cơ
- Ngừng hút thuốc lá.
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TRONG TRƯỜNG HỢP CẨN THIẾT

Theo đánh giá của các nhà khoa học, có cơ sở để tin rằng tuổi thọ con người vẫn sẽ giữ mức tăng trưởng 2,5 năm/thập kỷ như trong quá khứ. Và như thế, tuổi thọ trung bình của nhân loại sẽ đạt 100 trong vòng 60 năm nữa. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm cho rằng con người sắp đạt đến ngưỡng tuổi thọ. 

Trong bao năm qua, các dự báo về giới hạn tuổi thọ được đưa ra đều trở thành sai lệch vì bị vượt quá trong một thời gian rất ngắn. Hiện nay, phụ nữ Nhật Bản giữ kỷ lục sống lâu với tuổi thọ trung bình là 85. Nhưng ít ai biết rằng vào năm 1840, chức "quán quân" lại thuộc về phụ nữ Thụy Điển với tuổi thọ bình quân là... 45. Hiện nay, tuổi thọ trung bình toàn thế giới đã tăng gấp đôi so với 200 năm trước.
Hai nhà khoa học J.Oeppen (Đại học Cambridge, Anh) và J.Vaupel (Viện Nghiên cứu Dân số học Max Planck, Đức) đã tiến hành nghiên cứu và đi đến kết luận là tuổi thọ của nhân loại còn lâu mới đạt đến tối đa. Họ lập luận rằng, nếu gần đến mức này, tốc độ tăng sẽ chậm lại, trong khi thực tế không phải như vậy. Tuổi thọ vẫn tiếp tục tăng 2,5 năm/thập kỷ.
Một dự báo năm 1928 khẳng định, tuổi thọ của cả nam lẫn nữ chỉ có thể tăng thêm chút ít rồi dừng hẳn lại ở "mức trần" là 65. Nhưng hiện nay, tuổi thọ trung bình của nam đang là 65 và nữ là 70. Và tuổi thọ cao nhất cũng tăng đều đặn hằng năm trong suốt hơn 160 năm qua.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cho rằng, tuổi thọ có một mức trần. Có điều, chúng ta chưa biết mức trần đó nằm ở đâu. Và có một điều chắc chắn là dù tuổi thọ tăng đến đâu thì con người cũng sẽ không bao giờ đạt đến sự bất tử.

Nhờ những tiến bộ trong y học, việc chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn đã giúp cho tuổi thọ con người ngày càng tăng hơn.


Tuổi thọ càng cao, tỉ lệ mắc bệnh càng nhiều.Trong qúa trình lão hóa, những thay đổi ở hệ tim mạch ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, trong đó xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạch là đồng hành với tuổi tác.
Xơ vữa động mạch thực sự đã diễn ra từ những năm 20 tuổi và có biểu hiện bệnh lý vào những năm 40, 60 tuổi.
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây thiếu máu não cục bộ ở người cao tuổi, được biểu hiện bởi:
Giảm lưu lượng máu lên não
Thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA)
Tai biến mạch máu não dạng TMNCB.
Lưu lượng máu qua não
Bình thường lưu lượng máu qua não khoảng 750ml - 1000ml trong một phút tức là 14% - 20% lưu lượng của tim.
Hoặc 50 - 52ml/100gam não/phút.
Dưới 30ml /phút => thiếu máu não cục bộ
Từ 20-25ml: Vùng tranh tối tranh sáng
Từ 18-20ml: TMNCB nặng
Từ 10-15ml: Nhũn não, hoại tử mô não
Vì sao bị TMNCB
Do lưu lượng máu đến não thấp
Do huyết tắc hay nghẽn mạch bán phần
Thường phát huy tác dụng khi có sự chít hẹp đáng kể lòng động mạch (trên 70% với động mạch cảnh).
Giải thích các cơn thiếu máu não thoáng qua trên lâm sàng.
Giải thích thiếu máu não cục bộ hay xảy ra nửa đêm hay rạng sáng, khi mà theo nhịp sinh học ngày đêm, hoạt động tim và huyết áp giảm nhiều nhất trong ngày.
Do tắc nghẽn mạch
Sự bít tắc động mạch do những mảnh vật liệu trôi theo dòng máu gây ra.
Những mảnh này có nguồn gốc khác nhau như từ buồng tim (bệnh van tim, rung nhĩ) hoặc từ các mảng huyết khối do vữa xơ động mạch thành lập.
Trên lâm sàng các tai biến này thường xảy ra đột ngột khác với cách xuất hiện từng nấc có báo trước của tai biến do nghẽn mạch.
Do co thắt mạch máu não
Trong TIA có liên quan đến thuốc lá
Ischemic stroke: giả thiết nầy hiện bị nhiều tác gỉa phủ nhận vì cho rằng hiện tượng co thắt chẳng qua chỉ là hậu qủa của rối loạn chuyển hoá tại mô não đang bị thiếu máu.
Do xuất huyết trong mảng xơ vữa
Sự hiện diện của những ổ xuất huyết nhỏ ngay trong lòng của các mảng xơ vữa.
Về phương diện giải phẩu bệnh, có một mối tương quan có ý nghĩa thống kê với sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của tai biến thiếu máu não cục bộ
Do Giảm tưới máu não do qúa trình lão hoá mạch máu não
Biểu hiện của thiếu máu não cục bộ:
Giảm sút qúa trình hưng phấn ức chế: thay đổi tính tình -> khó tính, thận trọng -> do dự, dễ kích động, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
Giảm khả năng tư duy, tập trung tư tưởng, chậm hiểu, hay quên, quên ngược chiều.
Rối loạn tâm thần
Nhức đầu, chóng mặt sau khi suy nghĩ nhiều
Run nguyên phát, HC Parkinson
ĐIỀU TRỊ
Khó khăn
Thuốc hỗ trợ theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Florida (Mỹ) vừa khám phá ra rằng, hiện tượng tự sát của tế bào chính là thủ phạm khiến tim của sinh vật cao tuổi dễ nhiễm bệnh. Cơ chế tự sát có vai trò quan trọng trong việc sa thải những tế bào "xấu" - như tế bào ung thư chẳng hạn - nhưng theo thời gian, nó cũng góp phần làm suy yếu chức năng tim mạch. 

 Khi tự sát, tế bào ngừng mọi chức năng, co lại và tự tiêu hủy. Rất khó xác định chính xác số lượng tế bào mất đi theo kiểu này. Tuy nhiên, theo ước tính, đàn ông có tuổi khỏe mạnh, không mắc bệnh tim hoặc cao huyết áp bị mất khoảng 30% tế bào tim. Đó là do cơ thể họ giải phóng quá nhiều cytochrome, chất trực tiếp tham gia vào quá trình tự sát của tế bào.
Ở những người trẻ tuổi, quá trình tự sát này được kiểm soát rất chặt chẽ, khiến tim không mất quá nhiều tế bào.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Bát Đoạn Cẩm là bài tập khí công của phái Thiếu Lâm đã có từ hơn 1.000 năm nay ở Trung Quốc; có tác dụng phòng trị bệnh cho cả người già lẫn người trẻ, người ốm lẫn người bình thường. Gần đây, nó đã được phổ biến ở TP HCM và Huế.

Từ bài Bát Đoạn Cẩm nguyên gốc, các “đại sư” khí công của Sở Thể dục thể thao Bắc Kinh nghiên cứu chuyển thể ra bài tập quốc tế đơn giản gồm 8 động tác luyện khí ở gân cân cơ, giúp làm thông các kỳ kinh bát mạch trong cơ thể, gia tăng khí lực, đạt đến sự trường thọ không bệnh tật. Bài tập đã thu hút được hàng triệu người trên khắp thế giới tham gia.

Khác hẳn bài Bát Đoạn Cẩm nguyên gốc, bài Bát Đoạn Cẩm quốc tế dễ tập, có cách thở đơn giản hơn và đi theo trường phái dưỡng sinh trường thọ. Nó không có tác dụng phụ, dễ truyền bá cho đông đảo quần chúng và đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe. Mỗi động tác đều mang những tác dụng thực tiễn.
Động tác 1.
1. Hai tay chống trời điều lý cả vùng Tam tiêu
Tam tiêu gồm Thượng tiêu (não, hệ tuần hoàn, hô hấp), Trung tiêu (hệ tiêu hóa), Hạ tiêu (hệ tiết niệu - sinh dục). Luyện thông kinh Tam tiêu có tác dụng giúp ăn ngon, ngủ yên, trí tuệ minh mẫn, cơ thể cường tráng, mọi suy yếu sinh lý - sinh dục được điều chỉnh; trẻ em mau lớn, phát triển khả năng học toán; trí tuệ thanh thản, không lười biếng, linh động hơn.

- 2 tay đưa lên: hít vào, điều khí đến cả vùng Tam tiêu từ huyệt Bách hội ở đỉnh đầu đi xuống gáy và đi lên sau tai, lên đuôi lông mày 2 bên. Phải nhón chân lên.

- 2 tay đưa xuống về 2 bên đùi: thở ra, cong 2 ngón chân cái lên để kích thích các huyệt thuộc kinh Đại tràng và nhóm kinh dương trước cẳng chân.

 
Động tác 2.
2. Tay trái, phải dương ra như bắn cung
Tác dụng: Làm mạnh 2 cánh tay, cứng cáp đôi chân; thông kinh Đại tràng gồm 20 huyệt từ đầu ngón tay trỏ tới cánh mũi; trị táo bón, tê bại, phong thấp nhức gân, khớp xương; liệt nhẹ nửa người.

- Tay đưa ra bắn cung: hít vào.
- Tay đưa chéo về lại trước ngực: thở ra.

 
Động tác 3.
3. Điều hòa tỳ vị, một tay đẩy lên
Tác dụng: Dùng luyện khí, lưu thông 2 kinh tỳ, vị (dạ dày và lá lách). Giúp ăn ngon, ngủ được, mau đói, đại tiểu tiện thông suốt.

- Một tay đưa lên đầu, một tay ấn xuống bên hông trái: hít vào.
- 2 tay lật lại đưa về ngang chấn thủy: thở ra.

 
Động tác 4.
4. Liếc nhìn phía sau, xua đi sự hao mòn sức khỏe
Tác dụng: Chủ luyện hệ thần kinh, đưa máu đầy đủ lên não.

- Đầu quay qua một bên và 2 bàn tay đưa ra 2 bên đùi: hít vào.
- Đầu trở về vị trí như cũ và 2 tay đưa lên bụng: thở ra.

 
Động tác 5.
5. Lắc đầu vẫy đuôi, xua hết tính nóng nảy
Tác dụng: Làm tăng lượng máu lưu thông, mất tính nóng nảy vì thiếu máu.
Động tác:
- Đầu nghiêng qua một bên: hít vào.
- Đầu trở về vị trí cũ ở ngay giữa: thở ra.

 
Động tác 6.
6. Phía sau giẫm gót bảy lần, trăm bệnh tiêu tan
Tác dụng: Kích thích quan trọng 2 kinh nhâm và đốc (đường đi giữa trước và sau thân), tăng sinh lực, hồi sức, giúp thân thể cường tráng.
- Nhón chân lên, 2 tay ấn xuống: hít vào.
- Hạ chân xuống, 2 tay đưa lên: thở ra. Động tác này làm tối thiểu 30 lần.
- Nhón chân lên cao và chạm mạnh gót chân xuống đất: thở bình thường. Tối thiểu làm 100 lần.

 
Động tác 7.
7. Nắm chặt tay, trợn mắt tăng khí lực
Tác dụng: Làm tăng khí lực do tay chân và thân eo liên lạc với nhau.

- Tay thủ ở hông: hít vào.
- Tay đấm ra: thở ra; rồi ở tư thế này hít vào và tay kia đấm ra và thở ra.

 
Động tác 8.
8. Hai tay phang xuống chân, bền thận và giữ eo
Tác dụng: Lưu thông mạch nhâm - đốc và thận kinh; giúp gân cốt mềm mại, dẻo dai, tủy sống được săn sóc, tinh thần vui vẻ sảng khoái; bổ thận tráng dương.
- Thân đưa từ dưới lên và ưỡn ra sau: hít vào.
- Thân cúi xuống, vuốt 2 chân: thở ra.

Bài khí công Bát Đoạn Cẩm rất hiệu quả với bệnh đốt sống cổ dạng động mạch hoặc u tủy, bệnh mạch vành, đau lưng - đùi, rối loạn chức năng dạ dày - ruột, chán ăn...
Lưu ý:
- Bài tập trên không thích hợp cho người đang bệnh nặng.
- Vận dụng bài tập trên cần thuộc lòng, đồng thời phải kiên trì, nếu không sẽ không đạt hiệu quả như ý.

- Nếu dùng trong điều trị bệnh, có thể kết hợp với các liệu pháp khác.

Ở người già, các chức năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc đều suy giảm. Họ lại từng trải qua nhiều bệnh nhiễm khuẩn, dùng nhiều loại kháng sinh. Vì vậy, nếu dùng thuốc không đúng hoặc tự ý dùng kháng sinh, người cao tuổi sẽ gặp những tác hại không thể lường trước.

 

Có bốn yếu tố làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh ở người cao tuổi.
- Lưu lượng tim suy giảm, làm giảm diện phân phối thuốc, giảm lượng kháng sinh đến ổ nhiễm khuẩn.
- Cơ thể có sự tăng khối mỡ, giảm khối nạc, làm giảm sự phân phối thuốc vào khoang mô, sự phân bố thuốc không đồng đều. Bác sĩ dễ đánh giá nhầm hiệu lực thuốc nếu chỉ xem nồng độ của thuốc trong máu.
- Chức năng thận đã suy giảm nên kháng sinh dễ gây độc cho gan, thận; nếu cần dùng bắt buộc phải giảm liều. Chính vì vậy, khi dùng kháng sinh để chữa bệnh thận, do dùng liều thấp và sự giảm thải kháng sinh qua thận, nồng độ thuốc ở đường tiết niệu sẽ không đủ tác dụng.
- Chức năng diệt khuẩn của bạch cầu đa nhân đã giảm sút, làm kháng sinh mất khả năng tác động. Vì vậy, tuy dùng kháng sinh theo đúng nguyên tắc nhưng thuốc vẫn không thể diệt hết vi khuẩn. Trong cơ thể luôn còn lại một lượng vi khuẩn nhất định, có thể tạo nên những ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng.
Các nguyên tắc dùng kháng sinh ở người cao tuổi
- Bác sĩ phải nắm vững tính năng của thuốc: cơ chế tác dụng của kháng sinh lên vi khuẩn, phổ tác dụng của kháng sinh, quá trình hấp thu, chuyển hóa, phân phối, thải trừ và nhất là các tai biến của kháng sinh.
- Nắm vững cơ địa, tiền sử dị ứng thuốc của từng bệnh nhân. Ở người cao tuổi, các triệu chứng lâm sàng, các dấu hiệu chỉ điểm về bệnh lý nhiễm khuẩn thường mờ nhạt không điển hình, không tương quan rõ ràng với tình trạng nhiễm khuẩn.
- Luôn kiểm tra kết quả của kháng sinh trên người bệnh. Nếu thấy không có hiệu quả, phải xem lại chẩn đoán vì thường có nhiều bệnh đồng thời xuất hiện trên cơ thể người cao tuổi. Xem lại việc lựa chọn loại thuốc kháng sinh, liều lượng, điều kiện thâm nhập kháng sinh đến ổ bệnh trên một cơ thể đã lão hóa, xem xét tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
- Nên chọn dùng một loại kháng sinh. Nếu cần phối hợp thuốc, phải cân nhắc tính đối kháng hay tính hợp đồng của thuốc.
Để phát huy tối đa hiệu lực của thuốc và tránh những tai biến do thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng. Ví dụ:
- Augmentin, ciblor... cần uống vào đầu bữa ăn.
- Doxycilin uống vào giữa bữa ăn với một nửa cốc nước to, uống ở tư thế ngồi hay đứng để tránh kích ứng niêm mạc dạ dày, loét niêm mạc thực quản.
- Hầu hết các thuốc chống nấm nên uống trong bữa ăn để giảm bớt nguy cơ kích ứng ở đường tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu thuốc.
- Thức ăn làm tăng tác dụng của cefuroxim (Cepazin, Zinnat), vì vậy loại kháng sinh này nên uống sau ăn 15-30 phút.
- Penicillin, ampicillin dễ bị dịch dạ dày phá hủy, nên uống xa bữa ăn.
- Đa số các thuốc nhóm macrolid (erythromycin, rovamycin, roxithromycin, pyotacin) uống xa bữa ăn sẽ hấp thu tốt hơn.
- Nhóm thuốc cyclin (tetracyclin, hexacyclin) phải dùng sau khi uống sữa (hoặc canh cua, rau muống) 3 giờ vì chất canxi trong thức ăn sẽ kết hợp với thuốc, làm giảm hấp thu thuốc.
- Unasyn, amoxycillin (Clamoxyl), spiramycin (Zithromax), nhóm quinolon (noroxin, oflocet, peflacin, ciplox) không bị ảnh hưởng của ăn uống, nên có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.
Với tất cả các loại kháng sinh, người cao tuổi không được tự ý mua và sử dụng mặc dù trước đó họ đã được dùng tại bệnh viện. Ngừng ngay việc dùng thuốc và đến cơ sở y tế khám khi thấy có biểu hiện khác thường.

Động kinh ảnh hưởng khoảng 1% dân số những người lớn tuổi. Như thế, số người bệnh sẽ ngày càng tăng khi tuổi thọ con người tăng cao và dân số ngày một già đi


Nhiều người lớn tuổi bị động kinh (ĐK) cũng có những bệnh lý khác đi kèm như bệnh thoái hóa về thần kinh, bệnh mạch máu não hay ung thư. Các thuốc chống ĐK ảnh hưởng đến chức năng nhận thức cũng như gây ra các biến chứng thường gặp ở người lớn tuổi. Các cơn ĐK gây ra chấn thương cơ thể, làm mất sự tự tin và làm giảm sự độc lập của bệnh nhân, do vậy người lớn tuổi thường phải được nhập viện hay săn sóc ở những trung tâm đặc biệt. Tỉ lệ tử vong ở người lớn tuổi bị ĐK cũng cao. Để điều trị tối ưu ĐK ở người lớn tuổi, cần phải xác định nguyên nhân, chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả và điều trị nâng đỡ.
Bệnh mạch máu não, nguyên nhân hàng đầu
Đa số cơn ĐK mới xảy ra ở người lớn tuổi là cơn ĐK cục bộ, có thể có hay không có toàn thể hóa thứ phát. Khoảng 10%-13% bệnh nhân khởi bệnh bằng chứng ĐK co cứng-co giật toàn thể. Cơn ĐK ở người lớn tuổi thường là cơn triệu chứng cấp xảy ra trong một tuần sau một nguyên nhân cấp hay các triệu chứng xa, mặc dù một số trường hợp có thể có những nguyên nhân gây ra 2 trường hợp trên. Bệnh mạch máu não chiếm khoảng 44% các trường hợp và là nguyên nhân hàng đầu gây ĐK ở người lớn tuổi. Những nguyên nhân tiếp theo là sa sút trí tuệ (9%-17%), u não (8%-45%), chấn thương đầu (2%-21%) và rượu hay thuốc lá (10%).
Chẩn đoán
Chẩn đoán ĐK có thể gặp khó khăn, vì thế một số bệnh nhân bị ĐK nhiều năm mà không được chẩn đoán chính xác.
Điều trị
Thuốc chống ĐK vẫn là phương thức điều trị chính. Trên 70% người lớn tuổi không còn cơn ĐK khi được dùng thuốc chống ĐK.
Đặc điểm dược lý học của thuốc chống ĐK ở người lớn tuổi khác biệt hẳn so với thuốc chống ĐK ở người trẻ tuổi; trong khi đó bệnh nhân lớn tuổi thường uống nhiều thứ thuốc khác, vì thế tương tác thuốc dễ xảy ra. Thuốc chống ĐK lý tưởng ở người lớn tuổi là thuốc được hấp thu đầy đủ và sự đào thải không bị ảnh hưởng bởi suy thận. Thuốc cũng không gây ra ức chế men gan, tương tác với các thuốc khác, dẫn đến tác dụng phụ về thần kinh và các tác dụng phụ khác như loãng xương. Hình thức của viên thuốc nên dễ nhìn, dễ nhận biết và dễ nuốt. Carbamazepine (Tegretol) và phenytoin (Dihydan) khó dùng ở người lớn tuổi do tương tác với thuốc khác. Phenytoin thường được dùng chỉ một lần trong ngày nhưng khi dùng ở liều cao sẽ gây độc thần kinh. Sodium valproate (Depakine) là thuốc có phổ tác dụng rộng đối với các loại cơn ĐK và thường dung nạp tốt ở người lớn tuổi. Phenobarbital (Gardenal) thường gây buồn ngủ và ảnh hưởng đến hành vi ở nhóm bệnh nhân thuộc lứa tuổi cao. Các thuốc chống ĐK mới như lamotrigine, gabapentin (Neurontine) và oxcarbazepine (Trileptal) thường ít được dùng ở người lớn tuổi mặc dù chúng ít tác dụng phụ và ít tương tác thuốc hơn các thuốc cũ. Do vậy việc chọn lựa thuốc chống ĐK nên tùy thuộc vào loại cơn ĐK, các thuốc khác được dùng cùng lúc và bệnh lý đi kèm khác.
Mục đích của việc săn sóc ĐK ở người lớn tuổi là kiểm soát hoàn toàn các cơn ĐK nhưng tránh được tối đa tác dụng phụ do thuốc gây ra đồng thời mang lại chất lượng sống tốt hơn cho bệnh nhân.

Vào giữa và cuối mùa xuân, nhiều khi trời đang nắng ấm bỗng gió mùa đông bắc tràn về, gây mưa rét. Do sức khỏe yếu, khả năng thích nghi kém nên người già rất dễ viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phổi. Điều nguy hiểm ở đây không phải là nhiệt độ quá thấp, mà là sự thay đổi đột ngột của thời tiết.

Trong các bệnh thường gặp ở người cao tuổi trong mùa xuân, cần đặc biệt lưu ý đề phòng các bệnh phổi. Biến đổi của phổi theo tuổi tác rất rõ. Tuổi càng cao, cơ quan này càng có sự lão hóa rõ rệt. Vách phế nang, mao mạch thường bị teo, mô tạo keo dần dần thay thế cho những mao mạch đã bị thưa đi, khiến cho không khí qua lại không được dễ dàng như lúc tuổi còn trẻ. Mặc khác, các triệu chứng bệnh ở người cao tuổi lúc đầu thường nghèo nàn, rất dễ bị bỏ qua, đến khi bệnh rõ thì đã muộn, khó chữa.
Bệnh phổi ở người cao tuổi dễ diễn tiến nặng hơn so với người trẻ. Có khi chứng viêm mũi họng nhẹ cũng nặng lên thành viêm phế quản; mà viêm phế quản người cao tuổi hay kéo dài, dễ tái phát và tiến triển thành mạn tính. Một số người cao tuổi vốn đang khoẻ mạnh nhưng qua một đợt nhiễm lạnh đã bị viêm phổi; bệnh phát triển rất nhanh, gây suy hô hấp với các biểu hiện khó thở, thở nhanh và nông, mạch nhanh...
Để phòng ngừa, người cao tuổi nên tập thở bụng: nhúc nhích hai vai, thở nhẹ nhàng không phì phào, chậm rãi. Thót bụng thở ra hết sức, khi bụng thót hết thì ngừng thở, cho bụng phình lên một cách tự nhiên nhẹ nhàng để thở vào; khi bụng phình lên hết, ngừng một lát rồi lại thở ra. Làm 4-5 phút như vậy rồi nghỉ. Ngày tập 5-7 lần hoặc nhiều hơn càng tốt. Khi ngồi, nằm hay đứng đều tập thở được. Khi đã tập thở quen rồi thì có thể tranh thủ tập thở ở mọi nơi, mọi lúc như khi ngồi chờ tàu xe, ngồi nghe nói chuyện, xem tivi...
Ngoài ra, người cao tuổi không nên làm việc gì quá sức; tránh để cơ thể nhiễm lạnh, không bất chợt ra nơi lộng gió, nhất là khi người đang ra nhiều mồ hôi. Cẩn thận khi phải ra vào những nơi có máy điều hòa nhiệt độ để không bị nóng lạnh đột ngột. Những hôm lạnh ẩm, gió nhiều, nên hạn chế tối đa việc đi ra ngoài. Cần sống trong bầu không khí trong lành ít khói, bụi... Nếu bị viêm đường hô hấp trên, phải đi bệnh viện khám và dùng kháng sinh đủ liều lượng để điều trị cho khỏi hẳn bệnh.

Mỗi độ xuân về, một số em thiếu niên thấy mắt ngứa, đỏ, chảy nước mắt và hay tái phát. Khi lộn mi, thấy ở mi mắt có những hạt lớn nằm sát nhau giống như lát sỏi. Ðây là những triệu chứng cần cảnh giác vì có thể các em đã mắc phải một chứng bệnh có tên khá lạ: Viêm kết mạc mùa xuân.

+Viêm kết mạc mùa xuân là một bệnh do dị ứng ở mắt, thường thấy ở trẻ em từ 5-20 tuổi, tần suất cao nhất là 13 tuổi, xảy ra ở những vùng có 4 mùa rõ rệt, khô nóng. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân nên được gọi là viêm kết mạc mùa xuân. Tuy nhiên hiện nay do vấn đề ô nhiễm không khí rất phổ biến nên cũng có thể gặp quanh năm. Bệnh bớt về mùa lạnh.
Ðặc điểm của viêm kết mạc mùa xuân
Bệnh nhân bị đỏ cả hai mắt, ngứa, cảm giác như bị phỏng, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có ghèn rây, lúc nào cũng muốn lấy tay dụi mắt nhưng càng dụi càng ngứa. Bệnh hay tái phát theo mùa.
Khám nghiệm: Khi lộn mi thấy ở mi mắt có những nốt (nhú gai) màu đỏ lớn, đường kính trên 1mm nằm sát nhau, có hình dáng như được lát một lớp sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh, hoặc thấy những nốt có màu trắng như sữa ở gần tròng đen.
Nguyên nhân gây dị ứng? Ðây là một bệnh do dị ứng, tức do tạng của người bệnh, chẳng hạn như thường bị phong ngứa. Khi một vật lạ (hạt phấn hoa, bụi...) rơi vào mắt, kết hợp với một kháng thể làm vỡ một loại tế bào ở mắt được gọi là dưỡng bào, dưỡng bào này vỡ sẽ làm thoát ra các hoạt chất gây ngứa, đỏ, phù... Vào mùa xuân hoa nở nhiều, các loại phấn hoa bay tỏa vào không khí, nếu vào mắt người có tạng dị ứng sẽ gây nên những triệu chứng trên.
Cách chữa trị?
Bệnh nhân được nhỏ các loại thuốc chống dị ứng. Thuốc chống dị ứng có rất nhiều loại nên chỉ bác sĩ mới có thể quyết định nên dùng thuốc nào. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Hơn nữa đây là một bệnh hay tái phát nên cần cẩn thận, vì nếu cứ sử dụng mãi một loại thuốc sẽ gây những tác dụng phụ ở mắt. Ðã có rất nhiều người bị ngứa mắt tự ra tiệm thuốc tây mua Cortisone nhỏ, thấy hết ngứa nên từ đó thường xuyên dùng Cortisone dẫn đến bị cườm nước - bệnh này còn nặng hơn ngứa mắt. Hoặc có người dùng mãi một toa thuốc nên bị nhiễm độc ở mắt.
Trong lúc chờ đợi khám bác sĩ có thể:
- Ðắp gạc lạnh hay nước đá cho bớt ngứa.
- Nhỏ các thuốc rửa mắt hay nước mắt nhân tạo cho trôi hết các phấn hoa hay bụi bặm bám vào mắt.
- Tránh dụi mắt, nhất là ở trẻ em.
- Vì là bệnh tái phát thường xuyên nên bệnh nhân cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ. Cũng không nên lấy toa thuốc cũ dùng lại vì mỗi thời điểm có thể phải dùng loại thuốc khác nhau.
- Nếu thường xuyên dùng thuốc vẫn không hết, đôi khi phải thay đổi môi trường, chẳng hạn như chuyển đến vùng lạnh sống một thời gian.
- Trường hợp bệnh nặng đã có biến chứng vào giác mạc, cần phải điều trị lâu dài và đúng cách dưới sự chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa.

Trong chúng ta, nhiều người thường nhầm lẫn vấn đề phòng bệnh với chữa bệnh. Phòng bệnh là các phương pháp được áp dụng cho những người khỏe mạnh hoặc có yếu tố nguy cơ của một bệnh nào đó. Còn chữa bệnh là những phương pháp được áp dụng để chữa khỏi các căn bệnh đã thể hiện ra. Ví dụ, người ta phòng ngừa loãng xương bằng cách uống sữa từ khi còn trẻ, chứ không phải đợi đến lúc bị loãng xương rồi mới tìm sữa để uống.

Ði bộ được xem là một phương pháp phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Nó tiện lợi vì bất cứ ai cũng có thể luyện tập được, không cần trang bị dụng cụ gì ngoài một đôi giày; không cần thể lực cường tráng cũng như năng khiếu. Vì thế được những người cao tuổi rất ưa chuộng.

NGƯỜI CAO TUỔI CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ?

Giống như mọi môn thể thao khác, đi bộ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Nó thích hợp cho những bệnh nhân tim mạch vì không cần tốn nhiều sức lực, động tác đơn giản, có thể tự điều chỉnh cường độ và thời gian luyện tập. Tuy nhiên không phải ai tập đi bộ cũng cho kết quả tốt. Có nhiều người càng đi lại càng bị đau nhiều hơn, đặc biệt là những bệnh nhân đau khớp.
Với những khớp gối bình thường, khi duỗi gối, lực ép lên khớp chè đùi gần bằng 0. Khi đi bộ, lực ép này bằng 1/2 trọng lượng cơ thể, tức vào khoảng 25-40kg. Người càng béo thì tải trọng này càng lớn và lực càng tăng khi thời gian đi càng dài. Ðiều này giải thích nguyên nhân vì sao một số người cảm thấy đau gối sau khi tập đi bộ. Cơn đau này không giảm đi mà ngày một tăng dần, tỷ lệ thuận với thời gian đi bộ, trọng lượng cơ thể và mặt dốc, độ gập ghềnh của đường tập.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân đau khớp dù thấy đau cũng cố gắng tiếp tục tập đi bộ, vì vậy có thể dẫn đến hậu quả là khớp ngày càng tổn thương nhiều hơn. Mà đau chính là dấu hiệu báo động của cơ thể, khi đó cần phải giúp cơ quan bị bệnh được nghỉ ngơi để hồi phục trở lại. Khớp xương cũng vậy, khi đau nhức là do bị viêm khớp, sự nghỉ ngơi lúc này rất cần thiết và cũng là phương pháp giúp giảm đau. Nếu cứ đi bộ trong khi viêm khớp gối, chắc chắn bệnh nhân sẽ bị đau hơn.
Ða số người cao tuổi ai cũng bị thoái hóa khớp gối (osteoarthritis). Thực chất của bệnh là tình trạng lão hóa của khớp gối qua nhiều năm; Các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Càng đi nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm. Lý do là khi đi đứng, sẽ tạo một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa. Lớp sụn đó có tác dụng hấp thu lực đè ép. Nay tác dụng này giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương, gây ra hiện tượng viêm khớp. Từ đó dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh nhân đứng hay đi. Vì thế với những bệnh nhân này, người ta khuyến cáo phải hạn chế đi lại; Khi đi bộ, cần phải có nạng hay gậy nâng đỡ để giúp giảm tải trọng lên bề mặt khớp hư.
Với những lý do trên, các chuyên gia về xương khớp đã đánh giá đi bộ không phải là môn thể thao tốt đối với người cao tuổi.

TẬP LUYỆN MÔN GÌ THÍCH HỢP CHO NGƯỜI CAO TUỔI?

Những người cao tuổi không có triệu chứng đau gối vẫn có thể tập đi bộ, nhưng cần lưu ý đến cường độ và thời gian tập luyện sao cho phù hợp với cơ thể. Khi có triệu chứng đau nhức, cần giảm bớt mức độ tập luyện hay nghỉ ngơi một thời gian rồi mới tập lại. Có nhiều người tập đi bộ từ thời còn trẻ không có vấn đề gì, nhưng một ngày nào đó khi tuổi đã cao bỗng thấy có vấn đề ở đầu gối. Ðó là vì họ không biết giảm bớt sự vận động cho phù hợp với tuổi tác. Chỉ cần đi ít lại, chậm hơn một chút sẽ giúp cơ thể dễ chịu ngay.
Người cao tuổi rất cần có sự vận động nhưng phải phù hợp với thể trạng. Nguyên tắc vận động ở người cao tuổi là nhẹ nhàng, chậm và liên tục. Tại sao phải như vậy? Vì cơ thể người cao tuổi như một cái máy cũ kỹ, quá trình lão hóa khiến các hệ thống cơ bắp, dây chằng không còn tính đàn hồi tốt nữa. Những cử động vừa nhanh, vừa mạnh có thể làm tổn thương các cơ bắp và dây chằng vốn dĩ đã chai cứng, tính giãn nở đã yếu nhiều. Sự cử động chậm và nhẹ sẽ giúp co giãn từ từ các dây chằng và cơ bắp. Nếu luyện tập liên tục và đều đặn, nó sẽ giúp cải thiện rất nhiều sự dẻo dai của các khớp xương. Với người cao tuổi, đi xe đạp tốt hơn đi bộ. Tốt nhất là tập võ dưỡng sinh. Ðặc điểm của các động tác trong bài quyền được thực hiện thật chậm rãi, phong thái nhẹ nhàng, đặt ý nghĩ và hơi thở đi theo động tác của tay chân. Nguyên lý này hoàn toàn phù hợp với thể chất của người cao tuổi. Thực tế cho thấy nhiều người tập đã cảm thấy cơ thể ngày càng khỏe hơn, ít bệnh tật đau ốm vặt. Tuy nhiên cần lưu ý môn võ dưỡng sinh hiện nay đã bị người ta cải biến rất nhiều. Mỗi người thêm thắt một chút khiến nó không còn giữ được cái thần khí nguyên thủy của người xưa. Ví dụ người ta cho các cụ ông, cụ bà tập những bài tập khởi động của các môn thể dục thể thao phương Tây như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ. Những động tác này rất hại cho các khớp, đặc biệt là cột sống thắt lưng và khớp gối. Chúng chỉ thích hợp cho thanh niên luyện tập các môn thể thao mạnh mẽ, chứ không phù hợp với cơ thể người cao tuổi.

BỆNH NHÂN TIM MẠCH CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ?

Với những bệnh nhân trẻ tuổi, hệ thống khớp xương gân cơ còn tốt, thì đi bộ là môn vận động hàng đầu được chọn lựa để luyện tập, có thể giúp nâng cao sức chịu đựng và sức làm việc của tim. Tuy nhiên, sự vận động quá mức cũng sẽ làm xấu thêm tình trạng suy tim và bệnh thiếu máu cơ tim. Ðã có những bệnh nhân tử vong trong khi đi bộ do cố gắng tập quá sức. Thời gian đi bộ và quãng đường đi cần được theo dõi và giám sát bởi bác sĩ.
Với người cao tuổi bị bệnh tim mạch thì sao? Sở dĩ bác sĩ khuyên những bệnh nhân tim mạch nên đi bộ vì đây là một môn vận động nhẹ nhàng, không tốn nhiều sức. Ai tập cũng được vì nó đơn giản, không cần sân tập và trang thiết bị kèm theo. Nhưng một khi đã có vấn đề xương khớp, tại sao bạn không chọn lựa những môn khác tốt hơn như tập võ dưỡng sinh, thể dục tay không, đạp xe đạp, bơi lội? Khi tập đi bộ, cần cân nhắc cường độ theo tuổi tác; Thời gian tập và quãng đường đi cần phải giảm dần theo thời gian (là điều căn bản khác với khi còn trẻ). Ði tập vào buổi sáng cần giữ ấm và mang giày thích hợp với bàn chân. Khi có triệu chứng đau gối hay đau lưng thì lập tức phải nghỉ ngơi hoặc giảm ngay thời gian đi.
 

Các yếu tố làm người già dễ bị tai nạn là xương loãng, dễ gãy, chân yếu, mắt kém và các bệnh ly tuổi già.

Nguyên nhân
1. Tai nạn do môi trường: Người già có thể bị té ở ngoài đường hoặc trong nhà do đường sá trơn trợt vì nước đọng, vỉa hè không bằng phẳng. Trong nhà những chỗ có thể bị tai nạn là cầu thang, các bậc tam cấp... ánh sáng thiếu cũng góp phần gây tai nạn, nhất là ở sàn nước, nhà vệ sinh. Té ngã cũng có thể xảy ra trong lúc với tay hoặc trèo lên ghế để lấy đồ đạc trên cao...
2. Tai nạn do bệnh ly : ở người già các bệnh ly sau đây dễ dẫn đến tai nạn:
+ Chóng mặt là chứng thường thấy ở người già. Chóng mặt có thể đơn thuần hoặc do sử dụng thuốc hạ huyết áp quá liều hoặc huyết áp tụt quá nhanh do tác dụng của thuốc điều trị. Khi bị té do chóng mặt hoặc có kèm theo bất tỉnh thoáng qua, hoặc cơn đột quỵ do thiếu máu cơ tim phải đi khám bệnh để tìm nguyên nhân bệnh ly .
+ Tác dụng phụ của thuốc ngủ, các bệnh tim mạch, các bệnh về khớp xương, bệnh Parkinson làm run tay chân là những nguy cơ rình rập người già.
Phòng tránh
+ Tập thể dục để duy trì sức mạnh của hai chân, nhờ đó giữ được thăng bằng và tự tin khi đi lại. Người có cân nặng vừa phải, gọn gàng, ít có nguy cơ té ngã hơn người nặng nề.
+ Trong nhà có thể gắn thêm những vật dụng phù hợp với sinh hoạt của người già: Ðặt các tấm lót bằng nhựa nhám hoặc thảm ở vùng trơn trợt như sàn tắm, nhà vệ sinh. Gắn thêm các tay vịn ở nhà tắm, ở lối đi có độ cao thấp như cầu thang, thềm nhà, bậc tam cấp...
+ Bố trí đủ đèn sáng, các công tắc điện, điện thoại sao cho các cụ dễ với tới khi muốn sử dụng. Ðặc biệt những người thường ở nhà một mình nên gắn thêm điện thoại, chuông báo ở nơi thấp để khi bị té có thể liên lạc với người thân hoặc hàng xóm.
+ Loại bỏ chướng ngại vật nơi thường đi lại. Nếu cảm thấy đôi chân không vững hoặc chóng mặt nên đi tiểu đêm tại chỗ bằng bô và không được leo trèo trên ghế để làm lụng, lấy đồ vật.
+ Lúc chỉ có một mình, khi té phải nằm im khoảng 30 phút để cho hết đau, khỏe lại rồi mới tìm cách ngồi dậy, đứng lên vì các cố gắng của cơ bắp có thể làm gãy xương vốn đã bị xốp.

Tổ chức Y tế thế giới đã xác định 25 yếu tố nguy cơ gây bệnh, tàn phế, tử vong đối với người cao tuổi. Trong đó, có 7 nguy cơ hàng đầu đối với sức khỏe mà người cao tuổi có thể phòng ngừa được.

 

Đó là các yếu tố nguy cơ sau:
Hút thuốc lá: Là yếu tố nguy hại nhất làm tăng nguy cơ ung thư phổi, gây ảnh hưởng xấu đến mọi bộ phận, đẩy nhanh tốc độ giảm khối lượng xương và chức năng hô hấp. Nguy cơ mắc các bệnh mạn tính của người cao tuổi có liên quan tỷ lệ thuận với thời gian và mức độ hút thuốc.

Ít hoạt động thể lực: Tham gia rèn luyện thể lực thường xuyên, điều độ có thể trì hoãn được sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, làm giảm nguy cơ khởi phát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Vận động không phải chỉ cần thiết cho cơ bắp, xương, khớp mà còn tác dụng đến toàn cơ thể. Cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho người cao tuổi cảm giác dễ chịu, phấn khởi, yêu đời, trí óc sáng suốt và lao động có năng suất.

Dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn chất bột, chất béo làm giảm nguy cơ béo phì, các bệnh mạn tính và tàn phế ở tuổi già. Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Cho nên, mỗi bữa trước đây ăn 3-4 bát cơm, nay chỉ nên ăn 1-2 bát. Chú ý theo dõi cân nặng hằng tháng. Cân nặng người cao tuổi không nên vượt quá số cm của chiều cao trừ đi 105. Ví dụ, người cao tuổi cao 165 cm, cân nặng không nên vượt quá 60 kg. Người cao tuổi không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.

Tai biến do thuốc: Người cao tuổi thường có một hoặc nhiều bệnh mạn tính, cho nên họ hay sử dụng thuốc chữa bệnh. Đôi khi thuốc lại được kê quá nhiều cho người già. 
Không tuân thủ chế độ chăm sóc, điều trị: Sự tuân thủ điều trị bao gồm sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc và duy trì chế độ ăn lành mạnh, tập luyện thể dục, không hút thuốc... Việc tuân thủ kém ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị, đến chất lượng sống. Lúc đó, những tiến bộ của y dược học cũng không làm gì được để giảm gánh nặng của bệnh mãn tính.
Nước không sạch và môi trường vệ sinh kém: Nếu triển khai rộng khắp toàn cầu việc cung cấp đủ nước và điều kiện vệ sinh cho bệnh nhân, ta sẽ tránh được 1,8 tỷ trường hợp tử vong do tiêu chảy (giảm 17% so với hiện nay). Nếu đạt được việc cung cấp nước máy, sẽ tránh được 7,6 tỷ trường hợp tiêu chảy hằng năm.
Trầm cảm và sa sút trí tuệ: Nhìn chung trong cuộc đời của mình, có từ 15 đến 40% người cao tuổi từng có một thời kỳ trầm cảm rõ rệt. Mặc dù tỷ lệ người cao tuổi mắc "hội chứng chán nản cao độ" này khá cao, ước tính khoảng 20-30%, nhưng rất ít bệnh nhân được quan tâm đầy đủ. Hơn 90% ca trầm cảm và sa sút trí tuệ không được phát hiện và ngay cả khi đã biết cũng không được điều trị đúng.

Người cao tuổi không nên kê gối cao khi nằm ngủ. Để hạn chế thiếu máu não đột ngột, đang nằm, nếu muốn ngồi dậy thì không nên nhấc đầu một cách đột ngột mà phải xoay đầu và nghiêng người lại, chống tay dậy từ từ. Việc nằm đọc sách lâu cũng có hại cho mắt, gây mỏi người, mỏi tay, máu dồn xuống thấp và gây bệnh trĩ.

 Buổi sáng ngủ dậy, nếu hay bị đau lưng, đau khớp gối, khớp các ngón tay, hãy vận động một lúc sẽ thấy dễ chịu. Tuy nhiên, cần đi khám để phòng thoái hóa khớp. Các thuốc chống đau (Cortancyl, Indometacin, Alaxan...) thường có hại cho dạ dày; vì vậy, luyện tập là biện pháp điều trị chủ yếu. Hãy khởi động các khớp trước khi bỏ chân xuống giường, vuốt dọc cơ thắt lưng làm dịu cơn đau cột sống, bóp chặt đầu gối rồi mới cử động. Tốt nhất là dùng bao gối (của các cầu thủ đá bóng) khi đi lại, lên xuống thang gác nếu có hiện tượng thoái hóa đầu gối.
Khi ngủ dậy, nếu thấy cảm giác khác thường như tê nửa người, bại một bên chân hoặc tay, cần nằm nghỉ và mời bác sĩ đến khám, không cạo gió, không cố tập thể dục. Đây có thể là một tai biến mạch máu não, nhất là khi có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Nằm, ngồi và một số hoạt động khác
Nên tránh chỗ ngồi có gió lùa. Nếu ngồi quạt thì không để gió thổi thẳng vào gáy và đỉnh đầu. Nên dùng quạt quay để thay đổi hướng gió, không để gió luôn thổi thẳng vào người. Khi mở cửa, chú ý đứng nép mình sau cánh cửa để gió không lùa thẳng vào mặt, dễ bị cảm. Khi ngồi ở nơi có gió mạnh (ban công, bên hồ) nên ngồi ở vị trí để gió thổi vào lưng.
Khi lên xuống cầu thang, nếu tức ngực, khó thở khác với bình thường, nên đi khám bệnh. Nếu nhói đau bên ngực trái và khó thở, cần chú ý đến chứng thiếu máu cơ tim.
Để giữ cột sống, không nên với tay lấy một vật gì quá tầm, không bê vật quá nặng. Khi mang xách, trọng lượng nên cân đối cả hai bên. Không cúi lom khom khi quét nhà, quét sân, kể cả lúc bê một vật gì đó. Giữ cho lưng thẳng trong mọi trường hợp có thể. Nên kê một gối êm, cao vừa phải vào đoạn cột sống thắt lưng khi nằm để chữa tật còng lưng.
Đối với người cao tuổi, hoạt động thể lực và trí lực rất cần thiết nhưng phải thực hiện đều đặn và thường xuyên, tránh tình trạng bữa đực, bữa cái. Não có hoạt động thì lượng máu lên nuôi não cũng nhiều hơn; nếu không, não dễ bị teo nhỏ. Tay chân không hoạt động, cơ bắp sẽ teo nhẽo, khớp đau, dẫn đến suy nhược, lười biếng, rút ngắn tuổi thọ.
Đại, tiểu tiện
Bình thường, mỗi ngày người cao tuổi có thể đại tiện 3 lần sau các bữa ăn hoặc 2-3 ngày mới đi một lần. Tổng lượng phân không quá 200 g nếu ăn ít chất xơ. Gọi là đi lỏng nếu đi đại tiện nhiều lần trong ngày và phân lỏng (thường là do rối loạn chức năng đại tràng).
Gọi là táo bón nếu 4 ngày mới đi đại tiện một lần, phân khô từng lọn, có nhiều chất nhầy trắng bao bọc bên ngoài. Nếu 1-3 ngày đại tiện một lần, phân khô thì không thể gọi là táo bón. Phân khô là do ăn ít rau, uống ít nước nhưng chưa bù đủ nước cho lượng mồ hôi đã mất sau khi hoạt động thể lực. Người đi phân lỏng phải kiêng cá, mỡ, sữa, trứng trong nhiều năm; cần khám kỹ vì có thể đó là dấu hiệu viêm đại tràng mạn tính do tự ý dùng thuốc kháng sinh.
Cần tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày, hoặc 1-2 ngày/lần. Nếu phân có máu tươi, cần khám bệnh sớm, yêu cầu thăm khám hậu môn để phát hiện ung thư phần thấp của trực tràng. Không rặn mạnh khi đại tiện để phòng xuất huyết ở một mạch máu đã bị tổn thương trước đó.
Có thể tạo phản xạ dễ đi đại tiện bằng cách tập thể dục, xoa day thành bụng từ phải sang trái, uống trước một cốc nước, một ly sữa hoặc một ly cà phê. Việc thay đổi tư thế ngồi lúc đi đại tiện (ngồi xổm, ngồi nghiêng sang bên trái, ngồi ngả ra đằng sau) cũng có thể làm cho cơ thít hậu môn dễ mở hơn. Đi đại tiện xong, không đứng dậy ngay một cách đột ngột mà nên cúi mình ra trước, từ từ ngồi dậy. Nếu thấy chóng mặt, nên vịn vào một chỗ nào đó, chờ hết chóng mặt hãy đứng lên. Đây là tình trạng thiếu máu lên não, thường chỉ thoáng qua; nếu kéo dài thì nằm nghỉ, tốt nhất là có bác sĩ theo dõi.
Người cao tuổi bình thường đi tiểu dễ dàng, không buốt, không rắt, không sót lại; tia nước tiểu thẳng, không bị ngắt quãng. Tình trạng hay tiểu tiện đêm có thể do mất ngủ, hoặc có một vài bệnh như viêm đường tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt...
Khi đi tiểu cũng phải vịn vào một chỗ nào đó. Nếu chóng mặt thì cúi đầu ra phía trước, chờ hết hãy đi vào. Khi đi tiểu, một lượng nhiệt sẽ bị thải ra theo nước tiểu, áp suất trong ổ bụng bị hạ thấp do mất sự chèn ép của bàng quang, lượng máu lên não thiếu. Điều này cũng gây chóng mặt và dễ bị ngã. Kinh nghiệm cho thấy, tai biến mạch máu não ở người cao tuổi dễ gặp về ban đêm, lúc dậy đi tiểu. Do đó, nếu đang đắp chăn ấm, trước khi ngồi dậy, phải mở dần chăn ra để nhiệt độ cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài, đồng thời phải nằm nghiêng một lúc rồi mới từ từ ngồi dậy. Nếu đi tiểu rắt, buốt hay có máu, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa. Về ban đêm, tốt nhất là có bô tiểu để cạnh giường, tiện tầm tay với, không phải đi ra khỏi phòng.

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:
Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác... Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.
Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.

Một nhóm thuốc của người đã được chứng minh là có thể kéo dài vòng đời của những con sâu. Vậy tại sao chúng ta lại không dùng chính nó để ngăn tuổi già đừng đến sớm?

 

Các nhà nghiên cứu từ lâu đã say mê tìm kiếm các loại thuốc hoặc thần dược có khả năng xua đuổi tuổi già. Nhưng thành công đến với họ rất ít, một phần là do phải tốn quá nhiều thời gian và công sức mới có thể biết được việc uống thuốc có làm tăng tuổi thọ hay không.
Để khắc phục vấn đề này, Kerry Kornfeld thuộc Đại học Washington ở St Louis, Missouri (Mỹ) và cộng sự đã thử nghiệm thuốc trên một loài sâu nhỏ, vòng đời ngắn, có tên gọi là Caenorhabditis elegans. Trước đó, người ta cũng biết rằng việc biến đổi một số gene nhất định có thể kéo dài đời sống của chúng.
Nhóm nghiên cứu chia những con sâu thành nhiều nhóm và bổ sung vào thức ăn của chúng 19 toa thuốc khác nhau, từ steroid đến các thuốc lợi tiểu và các loại thuốc chống kích thích.
Hầu hết các thuốc không có tác dụng, thậm chí còn giết chết sâu nếu ở nồng độ cao. Nhưng một loại thuốc chống co giật, dùng để chống lại các cơn động kinh, và hai loại thuốc khác có thành phần tương tự, lại kéo dài tuổi thọ của chúng đến 50%. Các dấu hiệu của tuổi già cũng đến muộn hơn ở những con vật này.
Không có bằng chứng nào cho thấy các loại thuốc trên sẽ kéo dài sự sống của con người, song Kornfeld cho biết chúng có thể, bởi các gene và phân tử kiểm soát quá trình lão hóa ở sâu cũng tồn tại trên các loài thú.  
"Có khả năng đây sẽ là một bước ngoặt thực sự", David Sinclair, chuyên gia nghiên cứu về lão hóa tại trường Y Harvard, Boston, đồng ý.
Thuốc chống co giật dường như tác động đến sâu mà không cần sự giúp đỡ của các gene có ảnh hưởng đến tuổi thọ, bởi sâu sống dài hơn ngay cả khi các gene này bị phá hủy. Nếu đúng như vậy, nghiên cứu này sẽ rất quan trọng vì nó mở ra một cách thức mới trong việc kiểm soát tuổi già mà không cần đụng đến các gene.
Trước mắt, Kornfeld và cộng sự dự kiến sẽ thử nghiệm những thuốc này trên bướm và chuột, đồng thời mở rộng nghiên cứu sang các loại hóa chất khác.

Cơ thể người cao tuổi là thước đo chuẩn xác nhất những cảm giác đau đớn, dù nhỏ. Đối với giảm đau mãn tính và cấp tính, bên cạnh việc sử dụng thuốc an toàn, đúng chỉ định, còn có biện pháp vật lý trị liệu như chườm nóng hoặc chiếu đèn hồng ngoại

Trao đổi với các cụ ông, cụ bà tại buổi sinh hoạt chuyên đề ở Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe TP HCM hôm qua, bác sĩ Phan Hữu Phước, Trưởng khoa Lão, Bệnh viện Nguyễn Trãi TP HCM, cho biết, hai cách trên đều có tác dụng làm giãn cơ tại chỗ đau. Để tránh làm bỏng da, nhiệt độ chườm và khoảng cách từ đèn hồng ngoại đến phần cơ thể đau phải điều chỉnh hợp lý, duy trì ít nhất 30 phút/lần, mỗi ngày 1-3 lần. Chiếu đèn phải tránh các sẹo lồi.
Bác sĩ Phước cũng hướng dẫn các cụ cách nhận biết nhóm thuốc và chỉ định trong sử dụng điều trị giảm đau các bệnh như: khớp, gan, dạ dày, ung thư... Theo đó, giảm đau không cần chỉ định bằng thuốc Acetaminnophen, không nên uống rượu để tránh hoại tử tế bào gan. Đặc biệt, một số thuốc nhóm Opioids cho những trường hợp đau do ung thư giai đoạn cuối, người sử dụng cần hỏi kỹ bác sĩ về các tác dụng phụ lên hệ thần kinh như: nhận thức kém, ảo giác, sợ ánh sáng, ảnh hưởng suy giảm hô hấp (nếu dùng gấp đôi liều cho phép) hoặc gây nghiện, táo bón, bí tiểu. Ngoài ra, nhóm thuốc chống co giật cũng cần thận trọng khi sử dụng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến 70% người cao tuổi bị đau ở nhiều mức độ. Trong số bệnh nhân nội trú tại bệnh viện thì kiểu đau phổ biến nhất là khớp 70%, gãy xương 13%, đau thần kinh 10% và u

 

Ở người già, trầm cảm thường biểu hiện bằng sự lo lắng thái quá về sức khỏe. Nó có thể diễn tiến thành bệnh Alzheimer và các hình thức khác của chứng mất trí. Bệnh thường khó chẩn đoán và điều trị vì bệnh nhân không thừa nhận là mình bị trầm cảm.

 

Trầm cảm biểu hiện bằng sự buồn phiền, chán nản và mất niềm tin kéo dài. Những triệu chứng này thường đi kèm theo sự suy giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ăn và đi đến gầy yếu.

Triệu chứng phổ biến: Chán nản hoặc dễ cáu, cảm thấy bản thân sống không có ý nghĩa, không tham gia hoặc không mặn mà với những hoạt động hằng ngày, dễ tức giận, dễ bị kích động. Bệnh nhân thay đổi khẩu vị, thường ăn không ngon miệng, trọng lượng cơ thể thay đổi (sút hoặc tăng cân), khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, tỉnh giấc sớm, thèm ngủ ngày... Một số biểu hiện khác là mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, tư duy khác thường, có ý nghĩ phạm lỗi và ý định tự vẫn, thậm chí có kế hoạch hoặc đã thử tự vẫn.
Nếu những triệu chứng trên xuất hiện liên tục hơn 2 tuần nghĩa là người cao tuổi đã mắc chứng trầm cảm.

Những biểu hiện trầm cảm ở người cao tuổi tương đối phức tạp, thường thấy nhất là mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ đi kèm với quá trình lão hóa. Ngoài ra, họ còn có các biểu hiện khác như xa lánh vợ/chồng, bạn thân, đau ốm liên miên, không hoạt bát, hay thất vọng, giảm trí nhớ, khó thích nghi với những thay đổi như việc chuyển chỗ ở hoặc những thay đổi trong nội bộ gia đình. Trầm cảm ở người cao tuổi còn biểu hiện bởi sự rối loạn chức năng não đi kèm với quá trình lão hóa mà người ta thường gọi là bệnh Alzheimer.
Đôi khi chứng trầm cảm có thể được làm dịu đi bằng những can thiệp mang tính cộng đồng. Người cao tuổi cần được giúp đỡ để thoát khỏi tình trạng bị cách ly hoặc cô đơn. Để làm được điều này, nên tổ chức các cuộc dã ngoại, hướng người cao tuổi tự rèn luyện sức khỏe hoặc thường xuyên đưa họ đi thăm hỏi bạn bè, người thân. Nếu có thể, nên tạo hoàn cảnh tiếp tục hoạt động nghề nghiệp cho họ, hoặc tổ chức học thêm để bổ sung kiến thức, tăng khả năng giúp đỡ con cháu.
Điều trị bằng thuốc chống suy nhược cũng góp phần mang lại hiệu quả; cần lưu ý đến tác dụng phụ và nên dùng với liều lượng thấp. Các loại thuốc an thần cũng giúp người già giảm nguy cơ bị kích động. Nếu chúng không mang lại hiệu quả thì liệu pháp sốc điện có thể được áp dụng.

Để có tuổi thọ cao, chúng ta có hai vấn đề cần chống: mỡ máu cao khiến tim dễ ngừng đập và huyết áp cao. Phải: 1. Ăn uống cân bằng, 2. Vận động có oxy, 3. Có trạng thái tâm lý tốt

 

1. Ăn uống cân bằng:
Uống:
a/ Trà xanh có chất trà đa phân có khả năng chống ung thư cộng flour làm bền răng, tiêu diệt vi khuẩn, chữa được sâu răng, chất trà cam ninh nâng cao độ bền huyết quản, làm cho huyết quản và mạch máu não khó bị vỡ; chống bức xạ.
b/ Rượu vang đỏ: Trong vỏ quả nho có chất nghịch chuyển thuần, tác dụng chống suy lão, chống oxy hóa, chống bệnh tim, phòng tim ngừng đập đột ngột (đột quỵ), ngoài ra rượu vang đỏ còn làm hạ huyết áp, hạ mỡ máu, nhưng với rượu vang đỏ, mỗi ngày cũng không được uống quá 50 - 100 cc, cần lưu ý: ăn quả nho đỏ chỉ rửa sạch và ăn cả vỏ, nho trắng và rượu trắng không có tác dụng trên mà còn gây chứng làm đặc máu; với rượu trắng, mỗi ngày không được uống quá 5 - 10 cc.
c) Sữa đậu nành có chứa đường quả khiến cơ thể có thể hấp thụ 100%, ngoài ra còn kali, magnesium, calci (hàm lượng calci nhiều hơn trong sữa bò), chất dị hoàng đồng chữa ung thư vú, ung thư trực tràng, ung thư kết tràng; theo giáo sư, muốn phòng chống ung thư, nhất thiết phải uống sữa đậu nành.
d) Sữa chua: Duy trì cân bằng vi khuẩn.
e) Canh xương có chất uyển giao tốt cho cơ thể.
f) Canh nấm: Nâng cao khả năng miễn dịch.
Ăn:
a) Cốc:
+ Đặc biệt là ngô, còn được gọi là cây vàng vì trong ngô già có nhiều chất noãn ân chi, á dụ toan, cốc vật thuần, vitamin E chống cao huyết áp, xơ vữa động mạch (giáo sư Tề Quốc Lực sống ở Mỹ, rất khỏe, tuy đã trên 70 tuổi giọng nói vẫn vang vang, mặt không có nếp nhăn là do giáo sư kiên trì ăn cháo ngô 6 năm liền). Người Mỹ nguyên thủy, người da đỏ không bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch là do họ ăn ngô.
+ Kiều mạch: ba hạ: huyết áp cao, mỡ máu cao, đường máu cao. Kiều mạch còn có 18% xenluylo khiến người ăn kiều mạch không bị viêm dạ dày, viêm đường ruột, chống ung thư trực tràng, ung thư kết tràng.
+ Các loại khoai: Khoai lang trắng, khoai lang đỏ, khoai tây, củ từ, chúng có 3 tác dụng - hấp thụ nước, làm trơn đường ruột khiến không bị ung thư trực tràng, ung thư kết tràng - hấp thụ mỡ và đường khiến không bị đái tháo đường - hấp thụ độc tố chống viêm dạ dày, viêm đường ruột.
+ Yến mạch: Làm hạ huyết áp, hạ mỡ máu.
+ Kê: Tác dụng: trừ thấp, kiện tỳ, trấn tĩnh, ngủ ngon. Không nên dùng thuốc an thần (ít nhiều đều có độc), thay vào đó nên ăn kê.
+ Đậu nành: Nhiều prôtêin, prôtêin của 1 lạng đậu nành bằng 2 lạng thịt nạc, bằng 3 lạng trứng gà, bằng 4 lạng gạo. Đậu nành là hoa của dinh dưỡng, là vua các loại đậu, trong đậu nành có chất dị hoàng đồng, tác dụng phòng, chống ung thư tuyến vú, ăn sáng bằng sữa đậu nành và óc đậu rất tốt.
b) Rau:
- Rau xanh: Chống bức xạ, trong đó:
Cà rốt: Có tác dụng dưỡng mắt, chống quáng gà, bảo vệ niêm mạc, dưỡng tóc, dưỡng da, dưỡng niêm mạc, ăn cà rốt nhiều ít bị cảm, nó còn chống bức xạ.
Bí đỏ: Kích thích tế bào tụy sản sinh ra insulin, thường xuyên ăn bí đỏ không bị đái tháo đường.
Mướp đắng: Tiết ra insulin, thường xuyên ăn mướp đắng không bị đái tháo đường.
Cà chua: Ăn cà chua sẽ không mắc ung thư nhưng cà chua ăn sống không có tác dụng; phải đun nóng cà chua mới tách ra được chất chống ung thư, vì vậy hãy ăn cà chua theo kiểu xào với trứng, nấu canh cà chua hay ăn canh trứng gà cà chua.
Tỏi: Là vua chống ung thư. Tỏi không được ăn nóng vì hết tác dụng. Phải thái nhánh tỏi thành từng lát, để từng lát trong không khí độ 15 phút, kết hợp với oxy, tỏi mới phát sinh ra chất tỏi hay đại toán tố chống ung thư.
Theo TNO

Khoảng 15-30% người cao tuổi bị chứng bệnh này. Mặc dù lượng nước tiểu trong bàng quang còn ít nhưng người bệnh vẫn thường xuyên có nhu cầu tiểu tiện, không nín được.

 

Người bị bệnh này thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, có khi cấp bách phải đi, nếu không sẽ bị ra quần. Bệnh nhân phải đi tiểu trung bình 1-2 giờ một lần, có khi chỉ 15-20 phút một lần. Tổng lượng nước tiểu trong ngày vẫn không tăng nhiều so với lúc khỏe.
Có 4 nguyên nhân cơ bản gây chứng bệnh trên: 
- Cơ bàng quang yếu, không ổn định, mất dần trương lực khiến lượng nước tiểu có thể dự trữ trong đó ngày một ít.
- Đường tháo nước tiểu ra bị tắc, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi hoặc ung thư bàng quang; đôi khi do sa tử cung hoặc bàng quang.
- Bàng quang có rối loạn thần kinh.
- Cơ thắt bàng quang và niệu đạo không đủ lực.
Một số nguyên nhân khác cũng gây ra mót tiểu như: bệnh parkinson, alzheimer, tắc niệu đạo do viêm mạn hay phẫu thuật, tiểu đường, bệnh thần kinh cột sống xương cùng, di chứng của phẫu thuật trước đây ở vùng xương chậu.
Đối với phụ nữ sau mãn kinh, việc nội tiết tố oestrogen bị giảm có ảnh hưởng làm cho niêm mạc niệu đạo bị dày, cứng lên, cản trở lưu thông nước tiểu. Phụ nữ sinh đẻ nhiều cũng bị yếu cơ vùng chậu, gây tiểu không tự chủ.
Để chữa bệnh hiệu quả, ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân còn phải có một lối sống khỏe, lành mạnh như: tránh dùng cà phê, trà, thuốc lá, rượu; không uống nước nhiều vào buổi tối. Nên thường xuyên tập luyện cơ chậu, cơ bụng bằng vận động, xoa bóp mạnh; tập luyện bàng quang bằng phương pháp đi tiểu theo giờ giấc quy định (lúc đầu khó khăn nhưng nếu kiên trì thì khoảng cách giữa 2 lần tiểu sẽ dài dần).
Phương pháp phẫu thuật chỉ được thực hiện khi bị phì đại tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, niệu quản, u bàng quang...

Cách hữu hiệu nhất để người già đối phó với bệnh tăng huyết áp là thay đổi lối sống: giảm ăn muối, kiêng rượu, thuốc lá và chất kích thích, vận động vừa phải... Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc cổ truyền để hạ áp.

 

 Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biểu hiện chính là tăng áp lực động mạch, có thể gây ra biến chứng ở nhiều cơ quan như tim mạch, não, thận và mắt. Có hai loại tăng huyết áp. Loại nguyên phát chiếm khoảng 90%, gặp hầu hết ở lứa tuổi trung niên và tuổi già do những thay đổi cơ chế gây co hoặc giãn mạch. Tăng huyết áp thứ phát thường gặp ở người trẻ và trẻ em do các bệnh ở thận, nội tiết... Ở người cao tuổi, hẹp tắc động mạch thận là nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp thứ phát.
 Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:
- Tuổi tác: Ở lứa tuổi 60 trở lên, tỷ lệ tăng huyết áp là 1/3.
- Yếu tố xã hội: Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn do nhịp sống căng thẳng, khẩn trương.
- Béo phì: Trong lượng cơ thể vượt quá mức cho phép (chỉ số BMI ở nam hơn 25, nữ hơn 30).
- Nghiện rượu và thuốc lá.
- Ăn mặn: Lượng muối quá 5 g/ngày.
- Rối loạn lipid máu và tiểu đường.

Để điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn giảm cân nếu thừa cân, ăn ít muối, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu và các chất kích thích; năng vận động thể lực như đi bộ, bơi, tập dưỡng sinh, thái cực quyền... Nên sử dụng nước uống có tác dụng hạ huyết áp, an thần, lợi tiểu như hoa hòe, chè sen vông, chè thanh nhiệt, nước ngô luộc... Chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi phải hợp lý, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ. Hạn chế dùng thuốc ngủ khi không cần thiết.
Ngoài ra, người bị tăng huyết áp cũng có thể điều trị theo một số bài thuốc y học cổ truyền sau:

- Thiên ma, câu đằng, đỗ trọng, tang ký sinh, bạch thược, chi tử, ngưu tất mỗi thứ 12 g, hoàng cầm 8 g, thạch quyết minh, mẫu lệ mỗi thứ 20 g. Ngày một thang, sắc uống làm 3 lần. Dùng cho người tăng huyết áp thể can dương thịnh (đau đầu, chóng mặt, mặt đỏ, bứt rứt, ngủ ít, hay mê, miệng đắng, tiểu vàng, đại tiện táo).

- Thục địa, hạ khô thảo mỗi thứ 16 g; hoài sơn, sơn thù, bạch linh, đan bì, trạch tả, kỷ tử, bạch mao căn, cúc hoa mỗi thứ 12 g, thạch quyết minh 20 g, câu đằng 10 g. Ngày một thang, sắc uống làm 3 lần. Dùng cho người tăng huyết áp thể can thận âm hư (hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, tức ngực, tay chân tê dại, ngủ kém).

- Bán hạ chế, thiên ma, trần bì, thạch xương bồ mỗi thứ 8 g; bạch linh, bạch truật, câu đằng mỗi thứ 12 g, cam thảo 4 g. Ngày một thang, sắc uống làm 3 lần. Dùng cho người tăng huyết áp kèm béo phì hoặc cholesterol máu cao.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc không thể duy trì được giấc ngủ qua đêm, hay nói đơn giản hơn là không có được giấc ngủ đầy đủ. Cảm giác không có được giấc ngủ thoải mái rất phổ biến, gặp ở 20-50% dân số tại các quốc gia khác nhau.

1. Mất ngủ có phải là một vấn đề nghiêm trọng?


Có tới 20% người Australia phàn nàn với các bác sĩ gia đình là họ bị khó ngủ. Ngày nay, chứng mất ngủ đã được thừa nhận là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020, số người trên 60 tuổi sẽ tăng thêm 75% so với hiện nay, như vậy rõ ràng đây là vấn đề rất nghiêm trọng, đòi hỏi ngành y tế phải có chiến lược đánh giá và kiểm soát chứng mất ngủ ở người cao tuổi một cách hiệu quả. Tuy nhiên nếu đi sâu tìm hiểu, chúng ta có thể thấy mất ngủ ở người cao tuổi không hẳn là vấn đề y tế mà còn là vấn đề xã hội, nhất là ở những nước phát triển.
2. Các nguyên nhân gây mất ngủ
Có rất nhiều yếu tố có thể gây mất ngủ ở người cao tuổi. Các yếu tố này bao gồm giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng của cơ thể khi cơ thể bị lão hóa... Kèm theo, những bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi như sa sút trí tuệ, bệnh lý mạch máu não, suy tim, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm... đều làm giảm chất lượng giấc ngủ. Nhìn chung, có 4 nhóm nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người cao tuổi:
a. Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Tuổi cao thường đi kèm với tăng nguy cơ mắc các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát, phổ biến nhất là hiện tượng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì), hoặc các hiện tượng chân tay cử động một cách tự động về đêm làm người cao tuổi bị thức giấc.
b. Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Ðau là nguyên nhân nổi bật gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nguyên nhân gây đau phổ biến nhất ở những người cao tuổi là các bệnh cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương..., có đặc điểm là đau tăng lên về nửa đêm gần sáng, làm cho bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Các bệnh lý khác bao gồm bệnh thiếu máu cơ tim gây đau ngực, hiện tượng hay tiểu đêm (ví dụ do u xơ tiền liệt tuyến, do bệnh đái tháo đường), hoặc khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen phế quản)...
c. Các bệnh lý tâm thần kinh: Theo nhiều nghiên cứu, bệnh trầm cảm dường như là yếu tố lớn nhất có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Các bệnh nhân trầm cảm thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm và có hiện tượng ngủ ngày, một số bệnh nhân lại có lúc bị kích động nên rất khó ngủ. Ước tính có tới 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Trong một nghiên cứu rất lớn ở Mỹ, người ta thấy có đến 14% những người mất ngủ có biểu hiện bị trầm cảm so với chỉ 1% những người có giấc ngủ bình thường. Ngoài ra, các rối loạn tâm thần khác có khả năng gây mất ngủ là lo âu, sa sút trí tuệ... Có nhiều lý do khiến người cao tuổi thường lo lắng quá mức như sợ mất uy tín, mất sự tín nhiệm của gia đình, cộng đồng (khi nghỉ hưu), lo lắng về những tai nạn của anh chị em, bạn bè hoặc các vấn đề tiền nong, tài chính...
d. Do thuốc: Những thuốc hay gây mất ngủ ở người cao tuổi gồm các loại corticoid, nội tiết tố tuyến giáp (đều gây kích thích), các thuốc điều trị bệnh thần kinh và ngay cả một số thuốc dùng để điều trị bệnh trầm cảm. Ngoài ra còn có các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa... Một số chất tuy không hẳn là thuốc nhưng mọi người lại hay dùng và rất dễ gây mất ngủ như rượu, caffeine (có trong chè, cà phê), nicotine (có trong thuốc lá). Cần chú ý là có một số thuốc mà nhiều người vẫn coi là thuốc ngủ và được dùng để điều trị mất ngủ như Benzodiazepine (Seduxen)... lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ khiến họ ngủ nhiều hơn vào ban ngày, hậu quả là người bệnh càng ít ngủ hơn vào ban đêm.
3. Làm thế nào để có giấc ngủ tốt?
Các biện pháp không dùng thuốc được khuyến khích áp dụng cho tất cả những người bị mất ngủ, nhất là những trường hợp bị mất ngủ do các rối loạn tâm lý kéo dài. Mục đích là xóa bỏ hoặc làm giảm các yếu tố góp phần gây mất ngủ, bao gồm từ việc hướng dẫn về giấc ngủ, thực hiện lời khuyên về "vệ sinh giấc ngủ" cho tới tập các kỹ năng thư giãn... Thuật ngữ "vệ sinh giấc ngủ" không tốt ám chỉ những thói quen, hoạt động hàng ngày không phù hợp để tạo nên một giấc ngủ tốt. Một số lời khuyên giúp cải thiện vệ sinh giấc ngủ là:
- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ...
- Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ.
- Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.
- Khi vào phòng ngủ, không nên đọc sách hoặc xem ti-vi.
- Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ.
- Nên tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối.
- Không nên ăn hoặc uống nước, dùng các thuốc có chứa chất kích thích.
- Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho giấc ngủ.
- Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều.
- Không nên ngủ ngày nhiều.
- Trước khi đi ngủ nên tắm nước ấm vì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và có thể giúp bắt đầu giấc ngủ dễ dàng hơn.
- Phòng ngủ chỉ nên dùng để ngủ, không nên dùng cho các công việc khác.
- Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ. Vào mỗi buổi tối nên dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng.
- Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.
- Phải học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Tránh tối đa hiện tượng môi trường phòng ngủ không thoải mái, ví dụ như vợ chồng cãi nhau, gọi điện thoại trao đổi công việc, thuyết phục khách hàng...
- Nếu bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy tạo môi trường có đủ ánh sáng và sự kích thích trong giờ làm việc để tránh cảm giác buồn ngủ.
4. Khi nào phải dùng thuốc để điều trị chứng mất ngủ?
Một người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong hai tình huống sau đây:
a. Ðể điều trị các bệnh là nguyên nhân gây mất ngủ: Ví dụ những người bị mất ngủ do đau xương khớp được cho dùng các thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc các thuốc giảm đau. Ðiều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân có lại được giấc ngủ bình thường. Cần phát hiện sớm và điều trị tích cực bệnh trầm cảm vì nó rất hay xảy ra ở những người bị các bệnh mạn tính. Chú ý những người cao tuổi là đối tượng phải dùng nhiều loại thuốc nhất (tự dùng hoặc theo chỉ định của bác sĩ), trong số đó nhiều loại có thể gây mất ngủ, ví dụ do có chứa caffeine. Nguyên tắc chung của điều trị các bệnh gây mất ngủ là phải làm giảm tối đa các triệu chứng nhưng lại hạn chế dùng thuốc đến mức tối thiểu.
b. Các thuốc gây ngủ, dùng cho những bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân.
Trong thực tế, việc dùng thuốc điều trị chứng mất ngủ quá phổ biến, có khi không cần thiết. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, tác dụng của các thuốc điều trị mất ngủ không hiệu quả bằng các biện pháp không dùng thuốc như đã trình bày ở phần trên. Nếu kết hợp cả hai biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, trong đó thuốc đem lại tác dụng nhanh chóng tức thì, còn các biện pháp không dùng thuốc sẽ đem lại tác dụng lâu dài và bền vững.
Có khá nhiều loại thuốc dùng để điều trị mất ngủ. Các thuốc thường dùng là nhóm Benzodiazepine (Seduxen, Valium), bao gồm các loại có tác dụng ngắn hoặc dài. Thuốc loại này có tác dụng phụ là hay gây buồn ngủ ban ngày, người cao tuổi dùng thuốc dễ bị ngã nên làm tăng nguy cơ bị gãy cổ xương đùi. Các thuốc gây ngủ không phải Benzodiazepine, ví dụ như Zolpidem (Stilnox), có tác dụng tốt với các bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài và an toàn hơn cho người cao tuổi. Các thuốc kháng histamine như Diphenhydramine (hay có trong một số thuốc chống dị ứng hoặc các thuốc điều trị cảm cúm) cũng đôi khi được dùng để gây ngủ, nhưng đây không phải là chỉ định đúng. Thuốc có một số tác dụng như gây lẫn lộn, kích động, tụt huyết áp tư thế, loạn nhịp tim, bí tiểu. Ða số các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng (ví dụ Laroxyl) đều có tác dụng an thần và thường được dùng liều thấp như một loại thuốc ngủ, đặc biệt ở những bệnh nhân có trầm cảm kèm theo.
Tóm lại, giống như phần lớn các bệnh ở người cao tuổi, mất ngủ là một rối loạn thường gặp do rất nhiều nguyên nhân. Ðể tìm lại được giấc ngủ ngon, người bệnh và các thầy thuốc cần chú ý tìm hiểu và điều trị các nguyên nhân trực tiếp gây mất ngủ (nếu có thể được), trong đó các biện pháp nhằm tạo cho người cao tuổi một môi trường sống cũng như môi trường dễ chịu và phù hợp cho giấc ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng.
 

Khi về già mắt tự nhiên mờ dần, trước mắt như có một lớp sương mù che phủ, không đau mà cũng chẳng nhức. Hay bỗng nhiên bị nhức dữ dội, nhìn thấy các vòng màu sau đó mắt mờ hẳn. Hoặc khi nhìn hình ảnh bị méo mó, khi chăm chú nhìn vật gì thì vật đó lại bị mờ trong khi vòng chung quanh vẫn thấy, hoặc 1 hiện tượng khác nữa là khoảng không gian nhìn trước mắt cứ bị thu hẹp dần giống như nhìn qua cái ống. Buổi chiều lúc sẩm tối, mắt lòa hẳn chẳng nhận ra ai.

 

Đây là một số các dấu hiệu chính bệnh của mắt ở những người già. Có thể là các cụ đã bị cườm, bị tăng áp mắt, bị suy thoái hoàng điểm già hoặc suy thoái võng mạc sắc tố.
I. BỆNH CƯỜM
Là do thủy tinh thể bị đục, ở nước ta thấy khoảng 50% người lớn tuổi do sự chuyển hóa năng lượng kém khi về già, do dinh dưỡng hay do hỗn loạn tuần hoàn.
1. Làm sao biết là bị cườm?
Khi người bệnh nhìn xa thấy mờ, nhưng nhìn gần vẫn còn thấy. Lúc cườm chín thì nhìn gần cũng thấy mờ, chỉ nhìn thấy bóng bàn tay ở trước mắt. Bệnh không đau nhức, đặc biệt vẫn nhạy cảm với ánh sáng, có nghĩa là biết được nơi nào sáng nhiều, sáng ít hoặc khi ra nắng thì mắt lòa hẳn không nhận biết gì, nhưng ở trong nhà hay buổi tối vẫn thấy. Đây là nguyên nhân gây mù lòa nhiều nhất. (H1)
2. Làm sao chữa?
Thật ra bệnh không có thuốc chữa, lúc bị nặng chữa trị tốt nhất là phải mổ. Các loại thuốc nhỏ mắt thật ra chỉ có thể ngăn chặn được phần nào. Khi mổ xong mắt có thể nhìn rõ lại được như hồi còn trẻ nếu thần kinh mắt còn tốt.
II. BỆNH CƯỜM NƯỚC HAY LÀ BỆNH TẮNG ÁP MẰT
Khi về già, các tế bào ở trong mắt (ở vùng bè) bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không co kéo hoặc bị bít nên thủy dịch ở trong mắt ứ đọng, không thoát ra ngoài mắt được làm tăng áp suất trong mắt và làm hủy hoại thần kinh mắt, gây mù lòa.
1. Làm sao biết?
Khi bị thể cấp tính, mắt bị nhức dữ dội, đỏ, nhìn mờ, thấy các vòng màu, đôi khi nhức đầu, ói mửa. Khác với thể kinh niên, mắt không bị đau nhức dữ dội mà chỉ thấy mờ dần, khoảng nhìn trước mắt bị thu hẹp, đến khám BS chuyên khoa đo sẽ thấy áp suất trong mắt tăng cao. Đây là nguyên nhân gây mù lòa thứ nhì sau cườm. Bệnh này cần phải điều trị sớm ngay từ lúc mới bị vì khi mắt đã mờ thì không điều trị sáng lên được mà chỉ duy trì được tình trạng mắt hiện tại mà thôi. (H2)
2. Làm sao chữa?
BS sẽ cho uống thuốc, nhỏ thuốc hay truyền dịch để hạ nhãn áp và sau đó tùy trường hợp có thể chỉ cần chữa thuốc hoặc cần phải mổ.
III. SUY THOÁI HOÀNG ĐIỂM GIÀ
Là do các tế bào ở vùng trung tâm võng mạc bị suy thoái do khi về già ngày càng yếu và hủy hoại dần.
1. Làm sao biết?
Khi nhìn chăm chú vào một vật gì thì không thấy rõ, hình ảnh bị méo mó trong khi đó vùng chung quanh vẫn thấy, hoặc khi nhìn vào một tấm bảng có kẻ những ô vuông sẽ thấy các ô vuông bị méo hình. Bệnh cũng không đau nhức, tiến triển dần dần, ngày càng mờ thêm. (H3 a và b)
2. Làm sao chữa?
Tùy theo dạng bệnh, người ta có thể dùng laser để chữa cho bệnh không phát triển, hoặc dùng các loại kính đặc biệt hay các máy điện tử chiếu trên màn hình giúp cho người bệnh vẫn có thể đọc hay viết được mặc dù không có thuốc chữa. Tuy nhiên cũng có thể đề phòng được phần nào bệnh phát triển.
1. Chế độ ăn uống phải cân đối, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thức ăn ít mỡ động vật và cholesterol.
2. Đeo kính có tính chất ngăn tia UV khi ra nắng, nhất là nơi nắng nhiều (nên đến các tiệm kính có chuyên viên về khúc xạ có uy tín).
3. Tập thể dục.
4. Không hút thuốc.
5. Tránh stress.
IV. SUY THOÁI VÕNG MẠC SẰC TỐ GIÀ
Do tế bào ở võng mạc bị suy thoái, chủ yếu là tế bào gậy làm sắc tố phân tán ra khắp võng mạc, gây tắc và xơ cứng các mạch máu ở võng mạc, làm teo thị thần kinh.
1. Làm sao biết?
Lúc chập tối hay tối nhìn mờ (quáng gà), không phân biệt được màu sắc, khoảng nhìn trước mắt bị thu hẹp giống như khi nhìn qua một ống tròn, khi bệnh nặng thần kinh mắt bị teo gây mù vĩnh viễn. (H4)
2. Làm sao chữa?
Không có phép chữa trị đặc hiệu. Tuy nhiên, cũng có thể dùng những loại kính đặc biệt hay áp dụng chế độ dinh dưỡng như ở suy thoái hoàng điểm già để cơ thể ngăn chặn bệnh tiến triển thành suy thoái hoàng điểm già.
Hiện nay, người ta đang nghiên cứu về điều trị di truyền để ngăn chặn bệnh tiến triển hay cấy ghép võng mạc tái tạo lại thần kinh thị giác đã chết.
Design by Hao Tran -